Sau Sri Lanka, những quốc gia nào đang có khả năng bị vỡ nợ?

Nhàđầutư
Các nhà kinh tế lo ngại Sri Lanka có thể chỉ là quốc gia đầu tiên trong làn sóng các quốc gia bị vỡ nợ trong thời gian tới. Hiện Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang đàm phán với Ai Cập, Tunisia và Pakistan để tìm cách 'giải cứu' các quốc gia này khỏi vỡ nợ.
HOÀNG AN
20, Tháng 05, 2022 | 06:57

Nhàđầutư
Các nhà kinh tế lo ngại Sri Lanka có thể chỉ là quốc gia đầu tiên trong làn sóng các quốc gia bị vỡ nợ trong thời gian tới. Hiện Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang đàm phán với Ai Cập, Tunisia và Pakistan để tìm cách 'giải cứu' các quốc gia này khỏi vỡ nợ.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Sri Lanka cho biết hôm thứ Năm rằng nước này đã rơi vào tình trạng 'vỡ nợ' sau khi đã qua thời gian ân hạn 30 ngày đối với các khoản thanh toán lãi suất cho các lô các trái phiếu chính phủ.

Srilanka EPA

Người dân Sri Lanka phẫn nộ biểu tình hôm thứ Năm, 19/5 tại thủ đô Colombo. Ảnh Chamila Karunarathne/EPA

Đây là vụ vỡ nợ đầu tiên của một quốc gia châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ này, theo cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s.

Tháng trước, Sri Lanka cho biết nước này sẽ ngừng trả các khoản nợ quốc tế để bảo toàn cho số dự trữ ngoại tệ đang ngày càng cạn kiệt, vốn là nguồn tiền chính cho việc nhập khẩu các nguyên liệu thô quan trọng từ nước ngoài.

Phát biểu hôm thứ Năm khi đến thời hạn trả nợ 78 triệu USD cho các chủ nợ quốc tế, Nandalal Weerasinghe, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Sri Lanka, cho biết: "Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: Cho đến khi tái cơ cấu nợ, chúng tôi không thể trả nợ". 

Sri Lanka đã ngưng trả khoản nợ 7 tỷ USD cho các khoản vay quốc tế đến hạn trong năm nay, trong tổng số nợ nước ngoài lên tới 51 tỷ USD. Bộ Tài chính của nước này cho biết hiện nước này còn có 25 triệu USD dự trữ ngoại hối có thể sử dụng được.

Các nhà kinh tế lo ngại Sri Lanka có thể là nước đầu tiên trong làn sóng vỡ nợ, khi các quốc gia thu nhập thấp và trung bình khác phải vật lộn với lạm phát tăng vọt và đối mặt với các cú sốc về nguồn cung.

IMF hiện đã mở các cuộc đàm phán giải cứu với Ai Cập và Tunisia, cả hai nước nhập khẩu lúa mì lớn từ Nga và Ukraine, và với Pakistan, quốc gia đã đang yêu cầu buộc phải cắt điện vì chi phí năng lượng nhập khẩu cao. Thổ Nhĩ Kỳ thì đang phải chống chọi với mức lạm phát lên tới 70% nhưng cho đến nay vẫn chưa đến mức phải cầu cứu đến các gói cứu trợ quốc tế.

Ông Weerasinghe nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm rằng số ngoại tệ cần thiết đã được dùng để thanh toán cho các chuyến hàng nhiên liệu và khí đốt nhập khẩu, phần lớn trong số này là khoản hỗ trợ 130 triệu USD do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ, cùng số ngoại tệ do những người Sri Lanka làm việc ở nước ngoài gửi về nước.

Ngân hàng Trung ương Sri Lanka cùng với chính phủ nước này đã bắt đầu thảo luận với IMF nhằm đưa ra một chương trình giải quyết các thách thức kinh tế của nước này. "Các thỏa thuận khẩn cấp đang được thực hiện để bắt đầu quá trình tái cơ cấu nợ nước ngoài", ngân hàng này cho biết.

Các cuộc đàm phán cũng đang được bắt đầu để Sri Lanka có được nguồn tài chính bắc cầu nhằm đảm bảo có đủ số ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và tăng cường các chương trình an toàn xã hội quốc gia.

Thủ tướng mới của Sri Lanka, Ranil Wickremesinghe, cho biết trong tuần này rằng cuộc khủng hoảng sẽ trở nên tồi tệ hơn trong vài tháng tới trước khi người ta có thể xử lý được các vấn đề chính yếu.

Cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất đang diễn ra kể từ khi Sri Lanka tuyên bố độc lập vào năm 1948 đã khiến ông Mahinda Rajapaksa phải từ chức Thủ tướng của nước này sau nhiều tháng người dân Sri Lanka đổ xuống đường biểu tình dẫn tới các cuộc đụng độ bạo lực, gây chết người trên các đường phố ở thủ đô.

Đại dịch Covid đã gây ra sự sụp đổ trong ngành du lịch Sri Lanka, nguồn thu chính của đảo quốc, dẫn đến thu nhập ngoại tệ giảm và các khoản nợ của nước này ngày càng gia tăng. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi giá hàng hóa toàn cầu tăng mạnh vì cuộc chiến ở Ukraine.

Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, người đã bổ nhiệm ông Wickremesinghe thay thế cho người anh trai mình làm Thủ tướng Sri Lanka, vẫn tiếp tục nắm giữ quyền lực và từ chối từ chức trước các yêu cầu của cử tri.

Lạm phát ở Sri Lanka dự kiến ​​sẽ tăng gần 40% trong thời gian tới, vốn đã lên tới mức gần 30% vào tháng 4, với việc giá lương thực tăng lên hơn 50% trong năm qua.

Đồng rupee Sri Lanka cũng đã giảm 45% giá trị so với đồng USD kể từ khi Ngân hàng Trung ương Sri Lanka ngừng việc bảo vệ đồng tiền này vào đầu tháng 3, thời điểm đồng USD tăng giá mạnh trên thị trường ngoại hối khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất trước áp lực lạm phát gia tăng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ