Sáp nhập HDBank - PG Bank: Lộ trình có lỡ hẹn?

Theo lộ trình, tháng 8/2018 sẽ hoàn tất thương vụ sáp nhập giữa 2 ngân hàng HDBank – PG Bank, PG Bank sẽ bị rút giấy phép thành lập và hoạt động và HDBank tiếp nhận toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp của PG Bank.
LAN ANH
25, Tháng 07, 2018 | 16:51

Theo lộ trình, tháng 8/2018 sẽ hoàn tất thương vụ sáp nhập giữa 2 ngân hàng HDBank – PG Bank, PG Bank sẽ bị rút giấy phép thành lập và hoạt động và HDBank tiếp nhận toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp của PG Bank.

photo1532481889288-15324818892881327566344

 

Chưa thấy quyết định sáp nhập từ NHNN?

Theo lộ trình sáp nhập PG Bank vào HDBank tại Đề án tóm tắt sáp nhập giữa 2 ngân hàng này, vào thời điểm tháng 6/2018 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ ra quyết định chấp thuận sáp nhập.

Sau khi có chấp thuận từ phía cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tháng 7/2018 HDBank sẽ chốt danh sách cổ đông để thực hiện phân phối cổ phiếu mà cổ đông hiện hữu của HDBank được nhận từ giao dịch sáp nhập.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy quyết định chấp thuận sáp nhập 2 ngân hàng này của Ngân hàng Nhà nước như lộ trình trong Đề án sáp nhập.

Trong tháng 7/2018, cả 2 ngân hàng là HDBank và PG Bank đều phải thực hiện chốt danh sách cổ đông để thực hiện phân phối cổ phiếu và hoán đổi cổ phiếu. Hiện chưa có thông tin nào về vấn đề này cho cổ đông từ cả 2 ngân hàng.

Trước giờ sáp nhập, cơ cấu cổ đông của HDBank – PG Bank thế nào?

Với PG Bank hiện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là cổ đông lớn của ngân hàng này với tỷ lệ sở hữu 40% vốn điều lệ và Petrolimex sẽ phải thoái vốn toàn bộ tại PG Bank vì đầu tư ngoài ngành.

Cổ đông lớn nhất của HDBank là CTCP Sovico đang nắm 13,34% vốn điều lệ của HDBank.

Lợi ích của việc sáp nhập sẽ giúp HDBank khai thác các lời khai sẵn có giữa Petrolimex và PG Bank sẽ tạo những sản phẩm dịch vụ chuyên biệt phục vụ cho các khách hàng thuộc Petrolimex, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào tín dụng.

Hiện tại, Petrolimex cung cấp 50% thị phần xăng dầu nội địa, với quy mô hoạt động bao gồm 6.100 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và cửa hàng đại lý dưới thương hiệu Petrolimex trên toàn quốc.

Tuy nhiên, khó khăn khi sáp nhập 2 ngân hàng sẽ là sự khác biệt về văn hóa doanh nghiệp và phải giải quyết vấn đề này khéo léo. Bên cạnh đó là tích hợp hệ thống kế toán và công nghệ thông tin và ứng phó với các phản ứng tiêu cực từ thị trường.

Cơ cấu cổ đông lớn của 2 ngân hàng đều giảm tỷ lệ trong ngân hàng sau sáp nhập.

Cụ thể, vốn điều lệ của ngân hàng sau sáp nhập là 12.810 tỷ đồng, trong đó, vốn điều lệ của HDBank là 9.810 tỷ đồng và vốn điều lệ của PG Bank là 3.000 tỷ đồng.

Theo đó, việc chuyển đổi vốn cổ phần từ PG Bank sang HDBank được thực hiện theo tỷ lệ 01 cổ phần PG Bank sẽ được hoán đổi ngang bằng 0,621 cổ phần HDBank, số cổ phần sau hoán đổi này trở thành 186,3 triệu cổ phần HDBank.

Do đó, 01 cổ phần HDBank được nhận thêm 0,116 cổ phần HDBank với tổng số cổ phần là 113,7 triệu cổ phần HDBank. HDBank sẽ mua lại 113,7 triệu cổ phần này làm cổ phiếu quỹ với giá tối đa là 13.000 đồng/cổ phần.

Cơ cấu cổ đông của HDBank sau sáp nhập dự kiến: CTCP Sovico điểu chỉnh tỷ lệ sở hữu từ 13,3% còn 10,22%. Cổ đông khác được điều chỉnh từ 86,66% còn 66,36%.

Cổ đông cũ của PG Bank sẽ chiếm tỷ lệ 14,05%, trong đó, Petrolimex là 5,62%, ngân hàng TMCP Hàng Hải (MaritimeBank) là 1,4% và các cổ đông khác là 7,03%.

Ngân hàng sau sáp nhập sẽ có các công ty con và công ty liên doanh, liên kết: HD AMC (công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác tài sản HDBank) và HD Saison (công ty TNHH HD Saison).

photo-1-1532481837487993242616

 

Ngân hàng sau sáp nhập sẽ xây dựng mô hình tổ chức dựa trên nền tảng mô hình tổ chức hiện tại của HDBank và sẽ mở rộng mạng lưới hoạt động thêm 55 điểm giao dịch trong 03 năm đầu sau sáp nhập để nâng tổng số điểm giao dịch lên 400 điểm.

 Theo công bố trong Đề án sáp nhập, thời gian chuyển đổi cổ phần sẽ thực hiện trong tháng 7/2018 sau khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng.

Kết quả kinh doanh 2 ngân hàng trước sáp nhập

PG Bank vừa công bố kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2018 với lợi nhuận trước thuế tăng 71% so với cùng kỳ và đạt 99 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các chỉ tiêu về tổng tài sản lại giảm 1,5% so với hồi đầu năm xuống 28.859 tỷ đồng. Huy động tiền gửi giảm 2,1%, đạt 22.398 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay khách hàng cũng giảm 3,1%, đạt 20.531 tỷ đồng, nhưng thu nhập lãi thuần lại tăng 24,5% và đạt 434 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng gần gấp đôi, đạt 19 tỷ đồng; lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng hơn 3 lần đạt 28 tỷ đồng…

Nợ xấu tại ngày 30/6/2018 ở PG Bank là 780 tỷ đồng, tăng 12,9% so với đầu năm, đưa tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng lên 3,75% so với 3,23% hồi đầu năm.

Về phía HDBank, với việc sẽ sáp nhập PG Bank thời gian tới, HDBank sẽ nâng chỉ tiêu lợi nhuận năm 2018 lên hơn 4.712 tỷ đồng, thay vì mức 3.933 tỷ đồng kế hoạch như trước đó. Kết thúc quý I/2018, HDBank đạt hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và ước tính đạt con số lợi nhuận mỗi quý tiếp sẽ đạt trên con số này.

(Theo Bizlive)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ