Sản xuất Trung Quốc đi lên nhưng tiêu thụ đi xuống

Sản lượng sản xuất tháng qua đã tăng trưởng lần đầu khi đại dịch diễn ra nhưng sức mua vẫn lao dốc.
PHIÊN (Then CNN)
17, Tháng 05, 2020 | 08:22

Sản lượng sản xuất tháng qua đã tăng trưởng lần đầu khi đại dịch diễn ra nhưng sức mua vẫn lao dốc.

Trung Quốc đã dần cố gắng trở lại bình thường sau khi phần lớn nền kinh tế ngừng hoạt động nhiều tuần đầu năm nay. Sản lượng công nghiệp nước này tăng 3,9% trong tháng 4/2020 so với một năm trước, theo dữ liệu công bố hôm thứ 15/5 của Cục Thống kê Quốc gia (NBS). Mức tăng này cao hơn mức 1,5% theo kết quả thăm dò chuyên gia của Refinitiv thực hiện trước đó.

Tháng qua cũng là lần đầu kể từ tháng 12 mà sản lượng sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng dương. Theo ông Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế cao cấp về Trung Quốc của Capital Economics, mức tăng trưởng này đạt được có thể nhờ vào áp lực chính trị mà Bắc Kinh tạo ra với các nhà máy. Ông dự đoán sản lượng của nhà máy sẽ tiếp tục tăng, vì các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc đã báo hiệu rằng sẽ có nhiều biện pháp kích thích kinh tế hơn.

trung-khanh

Công nhân làm việc trong nhà máy Changan Ford ở Trùng Khánh vào tháng 2/2020. Ảnh: Zuma Press

Nhưng không chỉ có tin tốt lành, nhu cầu trong nước của nền kinh tế thứ hai thế giới vẫn yếu. Doanh số bán lẻ tại Trung Quốc giảm 7,5% trong tháng 4 so với một năm trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp chính thức ở khu vực thành thị là 6%, tăng từ 5,9% trong tháng 3 và chỉ kém mức kỷ lục 6,2% của tháng 2.

Ông Evans-Pritchard nói rằng tỷ lệ thất nghiệp thực sự trên cả nước là "gấp đôi". Bởi lẽ tỷ lệ thất nghiệp thành thị không bao gồm người dân ở nông thôn hoặc một số lượng lớn trong 290 triệu lao động nhập cư làm việc tại Trung Quốc.

"Chúng ta cần đánh giá đầy đủ các rủi ro và thách thức" của đại dịch, Liu Aihua, phát ngôn viên của NBS, nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ sáu (15/5). Bà nói rằng khi virus tàn phá phần còn lại của thế giới, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.

Nền kinh tế Trung Quốc đã giảm 6,8% trong quý đầu năm 2020 so với cùng kỳ 2019, với sản lượng bị mất khoảng 693 tỷ nhân dân tệ (98 tỷ USD). Trong khi IMF vẫn kỳ vọng GDP Trung Quốc sẽ tăng 1,2% trong năm nay thì các nhà phân tích cảnh báo rằng sự phục hồi sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Sự phục hồi của Trung Quốc "tiếp tục nhưng vẫn không đồng đều", Evans-Pritchard nói các lĩnh vực thúc đẩy bởi người tiêu dùng vẫn gặp khó khăn. Ví dụ, sự sụt giảm trong doanh số bán lẻ, phản ánh "sự căng thẳng liên tục về tài chính hộ gia đình", ông nói.

Bắc Kinh có thể công bố thêm thông tin kinh tế vào cuối tuần tới, khi nước này họp quốc hội sau hai tháng trì hoãn. Chính phủ vẫn chưa công bố mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm nay.

Các nhà phân tích dự đoán các biện pháp nhằm giữ ổn định việc làm sẽ là ưu tiên chính trong cuộc họp đó. "Cho đến nay, rất nhiều trợ cấp tiền lương tại các địa phương để nhà máy duy trì thuê người ổn định. Nhưng rõ ràng là điều này sẽ không đủ", Iris Pang, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc đại lục tại ING nói.

Theo VnExpress

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ