Quy mô 5 Tổng công ty nghìn tỷ ngành Giao thông sắp thuộc về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước

Nhàđầutư
Những Tổng công ty của ngành giao thông sẽ được chuyển sang Ủy ban vốn Nhà nước quản lý gồm có Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam và Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
PHAN CHÍNH
05, Tháng 10, 2018 | 08:12

Nhàđầutư
Những Tổng công ty của ngành giao thông sẽ được chuyển sang Ủy ban vốn Nhà nước quản lý gồm có Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam và Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Theo quy định tại Nghị định số 131 ngày 29/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, có 7 tập đoàn và 12 tổng công ty được Chính phủ giao Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu. Dưới đây là chân dung 5 Tổng công ty trực thuộc Bộ GTVT quản lý sắp chuyển giao cho Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. 

duong - sat

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sắp được chuyển giao vềỦy ban Quản lý vốn Nhà nước

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, hoạt động phù hợp với Luật đường sắt, Luật doanh nghiệp, Luật quản lý, sử dụng vốn, các quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này.

Vốn điều lệ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là 3.250 tỷ đồng.

Nhà nước là chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng công ty đường sắt Việt Nam. Bộ GTVT được phân công thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam gồm: Kinh doanh kêt cấu hạ tầng đường sắt; quản lý bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt; cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia; kinh doanh phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị thực hiện việc bảo trì, xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt; kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa phương thức trong nước, liên vận quốc tế và dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải.

quan-ly-1639

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam một trong những doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT sẽ về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) được thành lập năm 1995, là một công ty quốc doanh do Cục Hàng hải và Bộ GTVT quản lý. Tính đến cuối 2011, tổng công ty có vốn điều lệ 8.087 tỷ đồng, số lao động gần 25.000 người, sở hữu đội tàu 149 chiếc với tổng trọng tải đạt 2,7 triệu tấn chiếm 45% tổng trọng tải của đội tàu biển quốc gia. Doanh nghiệp này có địa chỉ trụ sở chính ở Toà nhà Ocean Park, Số 1 Đào Duy Anh, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Mới đây, Bộ GTVT đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án cổ phần hóa công ty mẹ - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. 

Tại tờ trình gửi Thủ tướng, Bộ GTVT khẳng định thời điểm 31-12-2016, giá trị thực tế của Vinalines là trên 18.000 tỉ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp gần 12.000 tỉ đồng.

Vốn điều lệ của Vinalines gần 14.000 tỉ đồng, tương ứng hơn 1,3 tỉ cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng. Trong đó, Vinalines muốn bán 30% vốn điều lệ cho nhà đầu tư chiến lược.

photo1532153948245-15321539482461033801119

ACV là một trong những đơn vị nằm trong diện chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là công ty cổ phần hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, được chuyển đổi từ Công ty TNHH Một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối theo Quyết định số 1710/QĐ-TTg ngày 06/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.

ACV hiện đang quản lý, đầu tư, khai thác khai thác hệ thống 22 Cảng hàng không trong cả nước, bao gồm 09 Cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Vinh, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ và 13 Cảng hàng không nội địa: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa, Chu Lai, Đồng Hới, Nà Sản, Điện Biên và Thọ Xuân; góp vốn vào các công ty con và công ty liên doanh, liên kết.

ACV có vốn điều lệ 21.771.732.360.000 đồng (Hai mươi mốt nghìn bảy trăm bảy mươi mốt tỷ, bảy trăm ba mươi hai triệu, ba trăm sáu mươi nghìn đồng), tương ứng 2.177.173.236 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, trong đó, cổ phần Nhà nước nắm giữ 95,4%; các cổ đông khác nắm giữ 4,6%.

mot-loat-xe-bi-cam-cua-tren-cao-toc-ha-noi-lao-cai-0752

VEC sẽ thuộc quyền quản lý của  Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) được thành lập theo Quyết định số 3033/QĐ-BGTVT ngày 06/10/2004 của Bộ GTVT với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và tới ngày 12/4/2004, VEC chính thức ra mắt đi vào hoạt động.

Tại Quyết định phê duyệt mạng lưới đường cao tốc quốc gia đến năm 2020 và sau năm 2020 của Chính phủ, VEC được xác định là đơn vị nòng cốt, chủ lực trong việc xây dựng và phát triển đường cao tốc ở Việt Nam. Chính phủ có cơ chế áp dụng thí điểm cho các dự án của VEC, đây là một cơ chế đặc thù hết sức linh hoạt, không giống bất kỳ Ban QLDA nào của Bộ GTVT. VEC cũng được coi là tiên phong “khai phá” mô hình mới trong lĩnh vực xây dựng giao thông: vừa là chủ đầu tư, vừa trực tiếp triển khai thực hiện các dự án đường cao tốc.

Theo chủ trương điều chỉnh vốn điều lệ của VEC đến năm 2019 là 72.602 tỷ đồng, (bao gồm 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ đã được phê duyệt hiện nay và 71.602 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước đầu tư từ các dự án của doanh nghiệp này).

Hiện VEC đã và đang là chủ đầu tư của hàng loạt công trình, dự án cao tốc trên toàn quốc trong đó một số dự án đã đưa vào khai thác như cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; cao tốc Nội Bài – Lào Cai; cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Mới đây, VEC đã công bố kế hoạch chuyển nhượng 5 tuyến cao tốc nhằm thực hiện phương án cổ phần hóa theo chỉ đạo của Bộ GTVT.

Theo đó, trong thời gian tới VEC sẽ cho tiến hành thành lập một số công ty cổ phần nhằm chuyển nhượng toàn bộ 5 tuyến cao tốc gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình; Nội Bài - Lào Cai, Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Bến Lức - Long Thành.

5 dự án cao tốc nói trên có chiều dài khoảng 550 km, với tổng mức đầu tư lên tới 125.572 tỷ đồng, tương đương khoảng 6 tỷ USD, trong đó vốn ngân sách đầu tư trực tiếp 71.555 tỷ đồng, tương đương 57%, VEC tự huy động 54.000 tỷ đồng.

hang-khong-bb-baaad4Y1ld

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VietNam Airlines) thành lập ngày 27/5/1995 trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam làm nòng cốt.

Đây là một Công ty TNHH một thành viên hoạt động kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý.

VietNam Airlines có vốn điều lệ 11.198.648.400.000 đồng. Từ khi thành lập đến nay, Vietnam Airlines luôn giữ vị trí số một tại thị trường Việt Nam – nơi được đánh giá là một trong các thị trường hàng không phát triển nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới. Vị thế chi phối thị trường hàng không nội địa của Vietnam Airlines đã được xây dựng và giữ vững qua nhiều năm. Năm 2014, mặc dù có sự cạnh tranh quyết liệt của các hãng hàng không Việt Nam khác, thị phần Vietnam Airlines (chưa bao gồm Jetstar Pacific Airlines - JPA) vẫn ở vị trí dẫn đầu với tỷ lệ nắm giữ 49,2% thị phần vận chuyển hành khách, trong đó thị phần vận chuyển khách nội địa là 57,1%. Hiện nay, Vietnam Airlines là hãng hàng không truyền thống duy nhất tại Việt Nam với sản phẩm nội địa có sự khác biệt hóa (hạng Thương gia, chương trình Khách hàng thường xuyên - GLP). Vị trí số một Việt Nam của hãng còn thể hiện ở mạng bay nội địa rộng khắp mọi vùng miền của đất nước, tần suất khai thác dày đặc, lịch nối chuyến thuận tiện và mạng đường bay quốc tế mở rộng nhanh chóng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ