Quốc hội không đồng ý cắt điện, nước để xử lý vi phạm hành chính

Nhàđầutư
Biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước để cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không được đưa vào luật vì có hơn 80% đại biểu không tán thành.
PHƯƠNG LINH
13, Tháng 11, 2020 | 17:12

Nhàđầutư
Biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước để cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không được đưa vào luật vì có hơn 80% đại biểu không tán thành.

Chiều 13/11 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính với 446/453 (92,53%) đại biểu bấm nút tán thành. Luật sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022.

Một trong những vấn đề gây tranh cãi suốt các phiên thảo luận là có bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” như đề xuất của Chính phủ hay không.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề cập đến nội dung cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Ông Tùng cho biết một số ý kiến tán thành phương án không bổ sung biện pháp “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” khi cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Một số ý kiến khác ủng hộ việc bổ sung biện pháp này.

bieu_1uyet

Hơn 80% đại biểu không đồng ý bổ sung giải pháp cắt điện, nước để cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính. Ảnh: Quốc hội

Tuy nhiên, việc bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 86 của Luật XLVPHC), hiện còn nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu Quốc hội.

“Ý kiến thứ nhất đề nghị tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, không bổ sung biện pháp “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước…Ý kiến thứ hai cho rằng việc bổ sung biện pháp cưỡng chế này là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nhằm buộc cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấm dứt hành vi vi phạm” - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết.

Vì thế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội về nội dung này.

Kết quả có 207/399 đại biểu tham gia cho ý kiến đề nghị không bổ sung biện pháp cưỡng chế này; 190 người có ý kiến ngược lại. Do số lượng đại biểu ủng hộ từng phương án chênh lệch nhau không lớn, đồng thời chưa vượt quá 50% tổng số đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình cả 2 phương án để Quốc hội xem xét, quyết định.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành phương án 1, theo đó tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội có ý kiến trả lời phiếu, không bổ sung biện pháp cưỡng chế “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước”, vì qua tổng kết thi hành Luật cho thấy về cơ bản không có khó khăn, vướng mắc do thiếu biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Kết quả bấm nút riêng quy định này trước khi thông qua toàn bộ dự thảo luật có 390/452 (80,91%) đại biểu đồng ý phương án 1, không bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước".

Theo báo cáo bổ sung của Bộ Tư pháp, số quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định cưỡng chế là rất ít, chiếm chưa đến 0,1% tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính (cụ thể, năm 2017 chiếm khoảng 0,05%; năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 chiếm khoảng 0,08%).

Về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết có ý kiến đề nghị phân định rõ hơn việc xử phạt về từng lần vi phạm trong trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần. Có ý kiến đề nghị quy định theo hướng vi phạm hành chính nhiều lần bị áp dụng tình tiết tăng nặng.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vi phạm hành chính rất đa dạng, do đó việc quy định “cứng” vi phạm hành chính nhiều lần trong mọi trường hợp bị xử phạt về từng lần vi phạm hoặc chỉ bị xử phạt một lần và áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính nhiều lần” là không phù hợp.

Do đó, luật lần này được chỉnh lý theo hướng trường hợp “vi phạm hành chính nhiều lần” sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; chỉ xử phạt một lần và áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính nhiều lần” khi có quy định cụ thể của Chính phủ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ