Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương: Cắt điện, nước để cưỡng chế vi phạm hành chính thể hiện sự bất lực, thiếu nhân văn

Nhàđầutư
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhấn mạnh: "Việc bổ sung biện pháp dừng cung cấp điện, nước thể hiện sự bất lực của chính quyền và lực lượng chức năng khi đối tượng bị xử phạt hành chính chây ỳ không thi hành. Đây là giải pháp thiếu tính nhân văn". Đại biểu Cương phân tích đây là giải pháp thiếu tính nhân văn.
THỤC ANH
18, Tháng 06, 2020 | 14:27

Nhàđầutư
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhấn mạnh: "Việc bổ sung biện pháp dừng cung cấp điện, nước thể hiện sự bất lực của chính quyền và lực lượng chức năng khi đối tượng bị xử phạt hành chính chây ỳ không thi hành. Đây là giải pháp thiếu tính nhân văn". Đại biểu Cương phân tích đây là giải pháp thiếu tính nhân văn.

Sáng 18/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Dự thảo luật bổ sung biện pháp "ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước" vẫn có nhiều ý kiến khác nhau, làm nóng nghị trường.

Về nội dung này, tờ trình của Chính phủ cho hay có 2 loại ý kiến: Loại ý kiến thứ nhất đề nghị bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính "ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm". Loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định biện pháp này là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết khiều ý kiến trong cơ quan thẩm tra là ủng hộ loại ý kiến thứ hai, trong đó điện, nước được sử dụng làm công cụ, phương tiện vi phạm hành chính.

Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Trần Tất Thế (đoàn Hà Nam) cho rằng, dù áp dụng để cưỡng chế hay ngăn chặn đều chưa thuyết phục và tính khả thi không cao, trái với nguyên tắc tự thoả thuận, tự nhận trách nhiệm trong luật dân sự giữa bên cung cấp dịch vụ điện, nước và bên sử dụng.

cuong

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng biện pháp cắt điện nước thể hiện sự bất lực của chính quyền và lực lượng chức năng khi xử phạt hành chính. Ảnh: Quochoi.vn.

Theo đại biểu này, luật không nên hành chính hoá quan hệ dân sự này, nhất là khi điện, nước không phải là công cụ, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

"Thiếu nước có thể mua, thiếu điện có thể dùng máy phát. Tại sao không ngừng cung cấp các dịch vụ viễn thông khi nó đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sản xuất kinh doanh, thậm chí làm tê liệt hệ thống?", vị đại biểu băn khoăn và khẳng định khi cắt điện, nước có thể sẽ ảnh hưởng đến các chủ thể khác trong khu vực mà họ không có hành vi vi phạm. Từ đó, ông đề nghị bỏ biện pháp này trong luật.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) nhấn mạnh: "Việc bổ sung biện pháp dừng cung cấp điện, nước thể hiện sự bất lực của chính quyền và lực lượng chức năng khi đối tượng bị xử phạt hành chính chây ỳ không thi hành".

Đại biểu Cương phân tích đây là giải pháp thiếu tính nhân văn. Theo ông, những người không liên quan đến hành vi vi phạm lại thành nạn nhân của việc cắt điện, nước. "Chúng ta làm luật nhưng phải tính đến cái đó, trời nóng 39-40 độ mà cắt điện khi mình không liên quan thì không nên tí nào. Nếu có giữ lại quy định thì cũng chỉ áp dụng cho lĩnh vực xây dựng chứ không đề cập đến sản xuất, kinh doanh", đại biểu đoàn Ninh Thuận nói.

Cùng quan điểm với 2 đại biểu trên, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) đưa ra thống kê cho thấy luật hiện hành có đến 23 biện pháp cho phép Nhà nước áp dụng để cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Giám đốc Công an nhìn nhận có đến 23 biện pháp mà giờ còn ngừng cung cấp điện, nước thì cơ quan công quyền quá yếu kém, bất lực, pháp luật không nghiêm. Bộ máy rộng lớn, được đào tạo bài bản và có nhiều biện pháp mà giờ còn thêm biện pháp này không đúng. "Biện pháp này nếu được bổ sung sẽ rất dễ bị lạm dụng vì dễ làm nhất và để lại hậu quả rất lớn", Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu nhấn mạnh.

Có quan điểm trái chiều, đại biểu Lê Công Đỉnh (đoàn Long An) ủng hộ quy định cắt điện nước để xử lý vi phạm hành chính. Ông cho rằng đây là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, thực tế nhiều cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm mà chỉ sử dụng các biện pháp khác là chưa đủ.

Đại biểu đoàn Đồng Nai lập luận: "Lập biên bản cứ lập, làm cứ làm, khi lực lượng đến thì họ ngừng, khi lực lượng đi họ lại làm, chưa kể có người nghĩ phạt cho tồn tại. Không lực lượng nào có thể làm hiệu quả nếu không bổ sung biện pháp ngừng cung cấp điện, nước".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ