Quốc hội chốt chỉ tiêu 2019: GDP và CPI đều "thận trọng"

NGUYÊN VŨ
22:28 08/11/2018

Mức tăng GDP 6,6-6,8%, CPI khoảng 4% cho 2019 đều được giải trình là bảo đảm thận trọng.

img2304-1541640285736591982820-crop-1541640297032211228989

Kết quả biểu quyết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 2019.

Sáng 8/11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

Hài hoà tăng trưởng và kiềm chế lạm phát

Theo nghị quyết, mục tiêu tổng quát của năm sau vẫn đặt lên hàng đầu yêu cầu tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Về các chỉ tiêu chủ yếu, Quốc hội chốt tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6-6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7-8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP...

Báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo nghị quyết trước khi các vị đại biểu bấm nút, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết có ý kiến đề nghị quyết định chỉ tiêu GDP tăng 6,8-7%, ý kiến khác đề nghị nên giữ như năm 2018 từ 6,5-6,7%.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, chỉ tiêu tăng GDP năm 2019 đã được tính toán trên cơ sở GDP ước thực hiện của năm 2018 đạt và vượt mức 6,7%. Qua dự báo và các cân đối lớn của nền kinh tế cũng như tham khảo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội mức tăng GDP 6,6-6,8% cho năm 2019 là bảo đảm tính thận trọng, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, tiếp tục tạo nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô và giải quyết các vấn đề xã hội, ông Thanh nói.

Liên quan đến CPI, báo cáo giải trình cho biết, một số ý kiến đề nghị quyết định chỉ tiêu CPI dưới 4%, có ý kiến đề nghị dưới 4,1%, không ghi "khoảng 4%".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, theo nhiều dự báo, sức ép lạm phát ngày càng lớn. Giá dầu thô đang trong xu hướng tăng, tỷ giá, lãi suất và rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng, ảnh hưởng của xung đột thương mại của một số nước. Trong khi đó lộ trình tính đúng, tính đủ theo cơ chế thị trường đối với giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế, tăng lương tiếp tục được thực hiện.

Do vậy, chỉ tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 4% là phù hợp, bảo đảm thận trọng trong kiểm soát lạm phát nhưng cũng không thắt chặt chính sách tiền tệ quá mức, góp phần thực hiện đồng thời mục tiêu giữ ổn định kinh tế vĩ mô và kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, cần lưu ý Chính phủ mục tiêu Quốc hội đã giao tại nghị quyết số 142/2016/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 là phấn đấu kiểm soát lạm phát 3% vào năm 2020.

Đổi mới thể chế là đột phá quan trọng

Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của năm 2019, Quốc hội yêu cầu tập trung tăng cường năng lực, chủ động, phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để chủ động có đối sách phù hợp và kịp thời. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Nghị quyết cũng yêu cầu điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và yêu cầu quản lý; điều chỉnh giá dịch vụ công cần theo lộ trình phù hợp, tránh gây ra những tác động bất lợi đến chỉ số giá tiêu dùng.

Kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa, thiết bị nhập khẩu bằng các hàng rào kỹ thuật phù hợp; phấn đấu cân bằng thương mại bền vững. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thế giới.

Với nghị quyết này, Quốc hội nhấn mạnh kiên định mục tiêu đổi mới thể chế là đột phá quan trọng, tập trung rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, nhất là những ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao. Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin.

Đẩy nhanh triển khai dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các dự án giao thông, công nghiệp trọng điểm, có sức lan tỏa cao, tạo nền tảng phát triển giai đoạn tiếp theo. Quan tâm phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển, nghị quyết nêu rõ.

Với du lịch, yêu cụ thể được nêu tại nghị quyết là mở rộng áp dụng thị thực điện tử và đơn phương miễn thị thực cho một số địa bàn trọng điểm. Có chính sách thu hút hiệu quả khách du lịch quốc tế; quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch, lưu trú, hoạt động lữ hành có yếu tố nước ngoài.

Thúc đẩy mạnh mẽ phát triển doanh nghiệp, hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ưu tiên sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp trong nước, nghị quyết nêu.

Tập trung xử lý các dự án thua lỗ

Trong nhóm giải pháp tiếp tục cơ cấu lại thu chi ngân sách, Quốc hội yêu cầu tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, xử lý nợ đọng thuế và triển khai hóa đơn điện tử. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước dành nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kiểm soát các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Đẩy mạnh thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động và nâng cao chất lượng đầu tư, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phát huy vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tập trung giải pháp để xử lý các dự án thua lỗ.

Nhiệm vụ cần tập trung cho năm sau còn là tiếp tục xây dựng thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản minh bạch và lành mạnh. Sớm hình thành các trung tâm tài chính tại các khu đô thị lớn.

Quốc hội còn yêu cầu tiếp tục triển khai và giám sát chặt chẽ việc thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, tăng cường giám sát xử lý sở hữu chéo, đầu tư chéo giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp để ngăn chặn tình trạng các cổ đông lớn hoặc nhóm cổ đông lớn của các ngân hàng thương mại thao túng, chi phối hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng phục vụ lợi ích cho các cổ đông lớn, nhóm cổ đông lớn.

(Theo VnEconomy)

  • Cùng chuyên mục
Đề xuất điều chỉnh tăng vốn đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hơn 3.700 tỷ đồng

Đề xuất điều chỉnh tăng vốn đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hơn 3.700 tỷ đồng

Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng tổng mức đầu tư dự án tăng thêm 3.714 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được Quốc hội quyết định là khá lớn, đề nghị tiếp tục rà soát.

Sự kiện - 19/05/2025 16:50

Ra mắt sách song ngữ 'Bác Hồ ở Thái Lan'

Ra mắt sách song ngữ 'Bác Hồ ở Thái Lan'

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen Thái Lan vừa lễ ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Thái mang tên "Bác Hồ ở Thái Lan".

Sự kiện - 19/05/2025 13:52

Chính phủ đề xuất 9 chính sách đặc thù, đặc biệt làm dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Chính phủ đề xuất 9 chính sách đặc thù, đặc biệt làm dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Để đảm bảo tiến độ, hiệu quả cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đánh giá việc cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là cần thiết.

Sự kiện - 19/05/2025 11:46

Danh sách bí thư, chủ tịch 52 tỉnh, thành dự kiến sáp nhập

Danh sách bí thư, chủ tịch 52 tỉnh, thành dự kiến sáp nhập

Tới đây, Ban Tổ chức Trung ương sẽ thẩm định và tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định nhân sự bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Thủ tướng sẽ chỉ định nhân sự chủ tịch, phó chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.

Sự kiện - 19/05/2025 11:28

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ bắc qua sông Hồng

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ bắc qua sông Hồng

Cầu Tứ Liên dài khoảng 5,15km, điểm đầu kết nối với đường Nghi Tàm, điểm cuối kết nối với đường Trường Sa, tổng mức đầu tư khoảng 19.830 tỷ đồng

Sự kiện - 19/05/2025 10:43

Đại kỳ Tổ quốc 2.025 m² tung bay trên bầu trời Nghệ An

Đại kỳ Tổ quốc 2.025 m² tung bay trên bầu trời Nghệ An

Sáng ngày 19/5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP. Vinh, Nghệ An), tỉnh Nghệ An đã tổ chức Lễ chào cờ, chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Sự kiện - 19/05/2025 09:41

Hải quan Hoa Kỳ cảnh báo hành vi chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh thuế

Hải quan Hoa Kỳ cảnh báo hành vi chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh thuế

Hoạt động chuyển tải bất hợp pháp sẽ gây thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp Hoa Kỳ và doanh nghiệp Việt Nam, làm cho các doanh nghiệp mất lợi thế do mất đi môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng.

Sự kiện - 19/05/2025 06:50

Đà Nẵng chuẩn bị chỗ ở cho công chức Quảng Nam sau sáp nhập

Đà Nẵng chuẩn bị chỗ ở cho công chức Quảng Nam sau sáp nhập

TP Đà Nẵng lên phương án sử dụng công sở, ký túc xá trống và xây thêm nhà ở xã hội để đón công chức Quảng Nam ra làm việc sau sáp nhập.

Sự kiện - 18/05/2025 14:36

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh bốn Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị ban hành trong thời gian gần đây là "Bộ tứ trụ cột" để giúp chúng ta cất cánh.

Sự kiện - 18/05/2025 14:35

Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước

Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thương trường là "chiến trường" do đó, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các doanh nhân - "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế và phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu trên phạm vi cả nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sự kiện - 18/05/2025 13:34

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các 'đại bàng công nghệ'

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các 'đại bàng công nghệ'

Thông qua Diễn đàn Hợp tác Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025, Việt Nam khẳng định vai trò mắt xích chiến lược trong chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo toàn cầu, là điểm đến hấp dẫn cho các “đại bàng công nghệ” của Áo và châu Âu.

Sự kiện - 18/05/2025 08:43

Nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam

Nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ vừa trình Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, trong đó sửa đổi, hoàn thiện, bổ sung nhiều quy định liên quan nhập quốc tịch Việt Nam và trở lại quốc tịch Việt Nam.

Sự kiện - 17/05/2025 10:47

[Cafe Cuối tuần] Bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư: Ai hưởng lợi?

[Cafe Cuối tuần] Bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư: Ai hưởng lợi?

Trong dòng chảy cải cách thể chế ở Việt Nam hiện nay, một trong những nội dung đang tạo nên những tranh luận trái chiều nhất chính là việc có nên bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với một số loại dự án.

Sự kiện - 17/05/2025 08:35

VAFIE hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

VAFIE hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) vừa có buổi làm việc với đoàn công tác đến từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hướng đến mở rộng hợp tác xuất khẩu và đầu tư sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Sự kiện - 17/05/2025 08:25

'Cần tháo gỡ các điểm nghẽn cho kinh tế báo chí'

'Cần tháo gỡ các điểm nghẽn cho kinh tế báo chí'

" Luật Báo chí (sửa đổi) lần này cần tháo gỡ các điểm nghẽn, đặc biệt là ở kinh tế báo chí", Tổng biên tập Báo Tiền phong.

Sự kiện - 16/05/2025 16:21

'Việc tạm giam doanh nhân kéo dài khiến doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn'

'Việc tạm giam doanh nhân kéo dài khiến doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn'

"Việc tạm giữ, tạm giam kéo dài đối với doanh nhân nhiều khi chỉ giải quyết được một vụ án nhỏ nhưng lại khiến cả một doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn, mất sức cạnh tranh", đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng nhận định.

Sự kiện - 16/05/2025 12:44