'Quên' hoặc 'bỏ qua' thông báo tập trung kinh tế bị phạt như thế nào?

LS. NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
23:33 07/03/2025

Nhiều trường hợp các bên tham gia M&A đã "quên" hoặc "bỏ qua" nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế (TTKT) dẫn đến việc bị xử phạt lên đến hàng tỷ đồng.

Những năm gần đây, hoạt động M&A - mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến với rất nhiều những thương vụ lớn, có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Theo đó, chắc hẳn rằng, những doanh nghiệp lớn, những nhà tư vấn cho các thương vụ M&A lớn, hầu hết đều đã quen thuộc với khái niệm tập trung kinh tế và nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế trong hoạt động M&A.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có rất nhiều thương vụ các bên tham gia đã "quên" hoặc "bỏ qua" nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế dẫn đến việc bị xử phạt hoặc có nguy cơ bị xử phạt lên đến hàng tỷ đồng.

Nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế phát sinh khi nào?

Theo quy định tại Luật Cạnh tranh 2018, TTKT là thuật ngữ để chỉ các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp hay hoạt động liên doanh giữa các doanh nghiệp trên thị trường.

Do tính chất và mục tiêu của các hoạt động này thường sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường tiềm lực, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, tăng thị phần và có khả năng gây hạn chế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác trên thị trường nên những hoạt động này được xếp vào đối tượng phải được quản lý, giám sát.

Nghĩa vụ thông báo TTKT sẽ phát sinh khi các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp, liên doanh diễn ra giữa các doanh nghiệp có một trong các tiêu chí sau:

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Tổng tài sản Tổng doanh thu Giá trị giao dịch Thị phần kết hợp
Tất cả các doanh nghiệp, trừ các doanh nghiệp là các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán Đạt 3.000 tỷ đồng trở lên Đạt 3.000 tỷ đồng trở lên Từ 1.000 tỷ đồng trở lên Từ 20% trở lên trên thị trường liên quan
Doanh nghiệp bảo hiểm Đạt 15.000 tỷ đồng trở lên Đạt 10.000 tỷ đồng trở lên Từ 3.000 tỷ đồng trở lên Từ 20% trở lên trên thị trường liên quan
Công ty chứng khoán Đạt 15.000 tỷ đồng trở lên Từ 3.000 tỷ đồng trở lên Từ 3.000 tỷ đồng trở lên Từ 20% trở lên trên thị trường liên quan
Doanh nghiệp tổ chức tín dụng Đạt 20% trở lên trên tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng trên thị trường Việt Nam Đạt 20% trở lên trên tổng doanh thu của hệ thống các tổ chức tín dụng trên thị trường Việt Nam Từ 20% trở lên trên tổng vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng Từ 20% trở lên trên thị trường liên quan

Các chế tài xử lý khi vi phạm nghĩa vụ thông báo TTKT

Theo quy định pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp có hành vi vi phạm nghĩa vụ thông báo TTKT có thể bị phạt tiền, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và/hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:

STT Hành vi vi phạm Mức xử phạt
1.      Hành vi không thông báo TTKT Phạt tiền từ 1% đến 5% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia TTKT mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo.
2.      Thực hiện TTKT khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ/ hoặc quyết định về việc TTKT được thực hiện (trong trường hợp phải thẩm định chính thức). Phạt tiền từ 0,5% đến 1% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia TTKT.
3.      Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện nêu trong quyết định về TTKT (trường hợp TTKT có điều kiện) hoặc vẫn thực hiện TTKT dù đã có quyết định về TTKT bị cấm. Phạt tiền từ 1% đến 3% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia TTKT.

Trường hợp các doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ thông báo TTKT và các giao dịch TTKT được thực hiện thuộc diện bị cấm, ngoài các chế tài phạt tiền, các doanh nghiệp có thể sẽ bị áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả như: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy, việc vi phạm nghĩa vụ thông báo TTKT hoặc thực hiện TTKT mà không hiểu rõ, hiểu kỹ để tuân thủ những điều kiện đặt ra bởi cơ quan thẩm quyền sẽ khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng rất lớn, không chỉ là thiệt hại về vật chất mà còn có thể khiến doanh nghiệp bị đình trệ hoặc thay đổi căn bản định hướng, chiến lược hoạt động, kinh doanh.

Các hiểu lầm thường gặp của doanh nghiệp dẫn đến vi phạm

Trên thực tế, trong quá trình thực hiện các giao dịch TTKT, không chỉ có trường hợp các doanh nghiệp không nắm bắt được quy định mà ngay cả các doanh nghiệp đã biết về quy định nhưng vẫn hiểu sai dẫn đến vi phạm nghĩa vụ thông báo TTKT và vẫn thuộc trường hợp phải bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Luật sư Nguyễn Thị Ngọc Anh tác giả bài viết. Ảnh: NVCC.

Qua kinh nghiệm thực tiễn hỗ trợ rất nhiều các tập đoàn, doanh nghiệp lớn thực hiện thủ tục thông báo TTKT, ATA sẽ liệt kê một số trường hợp phổ biến như sau:

Trường hợp hiểu lầm số 1: Tái cơ cấu nội bộ giữa các công ty trong cùng hệ thống không phải thông báo TTKT

Các doanh nghiệp cho rằng họ chỉ thực hiện tái cơ cấu nội bộ giữa các công ty trong hệ thống tập đoàn, không làm tăng tổng tài sản, doanh thu hay thị phần của các công ty trên thị trường nên không cần phải thực hiện thủ tục thông báo TTKT.

Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ, pháp luật cạnh tranh không loại trừ các giao dịch TTKT trong cùng hệ thống khỏi đối tượng phải thông báo TTKT và tiêu chí làm tăng tổng tài sản, doanh thu hay thị phần không phải là điều kiện bắt buộc để một giao dịch TTKT được xác định thuộc trường hợp phải thực hiện thông báo TTKT hay không.

Vì vậy, hoạt động được coi là tái cơ cấu nội bộ này bản chất vẫn là hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất giữa hai hay nhiều doanh nghiệp với nhau và nếu đạt một trong các ngưỡng/tiêu chí theo quy định của pháp luật cạnh tranh (được nêu tại mục 1 ở trên) thì vẫn phải thực hiện thủ tục thông báo TTKT.

Trường hợp hiểu lầm số 2: Mua bán từ 50% trở xuống trên tổng số cổ phần, phần vốn góp của công ty mục tiêu thì không cần thông báo TTKT.

Luật Cạnh tranh quy định "Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.

Các doanh nghiệp cho rằng, một công ty phải mua để sở hữu đến hơn 50% cổ phần, vốn góp của công ty mục tiêu mới được coi là kiểm soát, chi phối công ty mục tiêu. Do vậy, cứ mua không vượt quá 50% tổng số cổ phần, phần vón góp thì chắc chắn không cần thông báo TTKT.

Quan niệm này là chưa thực sự chính xác. Bởi pháp luật cạnh tranh không xác định trường hợp mua lại doanh nghiệp phải thông báo TTKT trên tỷ lệ sở hữu cổ phần/phần vốn góp mà xác định theo khả năng "kiểm soát, chi phối doanh nghiệp" hoặc "kiểm soát, chi phối một ngành nghề của doanh nghiệp".

Do vậy, với những trường hợp giao dịch chỉ khiến doanh nghiệp mua sở hữu đến 50% cổ phần/phần vốn góp nhưng lại có quyền "kiểm soát, chi phối" công ty mục tiêu (được thể hiện ở các hình thức như quyền biểu quyết, quyền bầu cử, quyền điều hành… tại công ty mục tiêu) thì vẫn có thể thuộc trường hợp phải thông báo TTKT.

Trường hợp hiểu lầm số 3: Tổng tài sản của từng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động TTKT dưới 3.000 tỷ đồng sẽ không phải thực hiện thủ tục thông báo TTKT.

Theo quy định tại khoản 1a, Điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP (Nghị định 35) có quy định về trường hợp phải thực hiện thông báo TTKT như sau:

"Điều 13. Ngưỡng thông báo TTKT

1. Các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế, trừ các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này, theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh, phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;”

Dựa trên tiêu chí tổng tài sản của doanh nghiệp theo quy định này thì sẽ có hai trường hợp phải thực hiện thông báo TTKT:

Trường hợp 1 - Đối với các doanh nghiệp tham gia TTKT mà bản thân từng doanh nghiệp đó không có các công ty liên kết hay không nằm trong nhóm các doanh nghiệp liên kết (nhóm công ty mẹ/con/công ty liên kết): Tổng tài sản của từng doanh nghiệp tham gia TTKT đạt 3.000 tỷ đồng trở lên thì mới cần thông báo TTKT.

Trường hợp 2 - Đối với các doanh nghiệp tham gia TTKT mà bản thân các doanh nghiệp đó có mối quan hệ liên kết với doanh nghiệp khác hay là một thành viên của nhóm doanh nghiệp liên kết: Mặc dù tài sản của từng doanh nghiệp tham gia TTKT chưa đạt 3.000 tỷ đồng nhưng tổng tài sản của cả nhóm doanh nghiệp liên kết của từng thành viên đó đạt 3.000 tỷ đồng trở lên thì vẫn phải thông báo TTKT.

Ở trường hợp 2, tổng tài sản của các doanh nghiệp tham gia TTKT sẽ được xác định dựa trên báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm các doanh nghiệp liên kết.

Trường hợp hiểu lầm số 4: Các doanh nghiệp chưa phải thông báo TTKT nếu chỉ ký, thực hiện hợp đồng chứ chưa làm thủ tục đăng ký hoặc thay đổi đăng ký kinh doanh

Tại khoản 1 điều 33 Luật Cạnh tranh có quy định như sau:

"Điều 33. Thông báo tập trung kinh tế

1. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của Luật này trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.”

Theo quy định này thì khi doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo TTKT trước khi tiến hành giao dịch chính thức - cũng có nghĩa là giao dịch phải “chưa được hoàn thành”.

Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp, tại Khoản 2 Điều 52 và Khoản 6 Điều 127 xác định thời điểm hoàn thành giao dịch chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp như sau:

"Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp:

2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên".

"Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần:

6. Cá nhân, tổ chức nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 của luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông".

Do đó, với trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện thủ tục ghi nhận mới/ thay đổi cổ đông/ thành viên góp vốn trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng đã hoàn tất hoạt động chuyển nhượng, ghi nhận cổ đông trên sổ đăng ký cổ đông/ ghi nhận thành viên góp vốn trên Sổ đăng ký thành viên của mình thì vẫn bị coi là đã thực hiện/ hoàn thành giao dịch TTKT.

Lưu ý rằng, việc doanh nghiệp không thực hiện công tác ghi nhận cổ đông/thành viên góp vốn đúng quy định hoặc cổ đông không thông báo để doanh nghiệp thực hiện công tác ghi nhận cổ đông/thành viên góp vốn đúng quy định không phải là cơ sở để xác định rằng giao dịch chuyển nhượng chưa thực hiện/chưa hoàn tất.

Trường hợp hiểu lầm số 5: Chỉ khi thành lập doanh nghiệp liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài thì mới phải thực hiện thông báo TTKT.

Nguyên nhân dẫn đến sự hiểu lầm này là việc nhiều doanh nghiệp vẫn còn quan niệm liên doanh đồng nghĩa với doanh nghiệp liên doanh - từng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996.

Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm vì hiện nay, hình thức doanh nghiệp liên doanh đã không còn được ghi nhận trong Luật Đầu tư mới và khái niệm “liên doanh” trong pháp luật cạnh tranh là hoàn toàn khác. Cụ thể, khoản 5 Điều 29 Luật Cạnh tranh có quy định:

"5. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới".

Như vậy, chỉ cần là các pháp nhân được coi là doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để thành lập một doanh nghiệp mới thì việc thành lập doanh nghiệp mới đó đã được coi là hình thức "liên doanh giữa các doanh nghiệp" theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Với quy định hiện hành, Luật Cạnh tranh không loại trừ trường hợp doanh nghiệp mới có sự tham gia góp vốn/mua cổ phần của cả cá nhân cũng như không yêu cầu các doanh nghiệp phải nắm giữ toàn bộ hay chi phối đối với doanh nghiệp mới.

Có thể thấy, không giống như việc xử phạt vi phạm trong các lĩnh vực khác, giá trị phạt tiền đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ thông báo TTKT có thể rất cao, tuỳ thuộc vào giá trị doanh thu mà các doanh nghiệp đạt được trong năm liền kề trước đó. Với những doanh nghiệp có doanh thu trên thị trường liên quan cao đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, mức phạt có thể lên tới hàng tỷ đồng.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp có thể sẽ phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả dẫn đến thay đổi hoàn toàn chiến lược, kế hoạch hoạt động, từ đó dẫn tới hàng loạt những nguy cơ, ảnh hưởng khác kèm theo.

Chính vì vậy, để hạn chế những rủi ro trên, các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có tổng tài sản lớn (từ 3.000 tỷ trở lên) và/hoặc tham gia các giao dịch có giá trị lớn (với mức nghìn tỷ trở lên) cần phải hết sức cẩn trọng và nên tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn chuyên nghiệp trước khi chính thức triển khai.

  • Cùng chuyên mục
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt

Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt

Trung tâm xây dựng hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Thốt Nốt chưa được UBND TP. Cần Thơ cho thuê đất tại KCN Thốt Nốt (giai đoạn 3), chưa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp nhưng đã ký hợp đồng cho thuê lại đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê cho 2 doanh nghiệp, với diện tích 7,01 ha.

Pháp luật - 08/05/2025 06:59

Xem xét trách nhiệm người 'biến' 4,56 ha đất biệt thự nghỉ dưỡng thành đất ở biệt thự tại Cồn Ấu- Cần Thơ

Xem xét trách nhiệm người 'biến' 4,56 ha đất biệt thự nghỉ dưỡng thành đất ở biệt thự tại Cồn Ấu- Cần Thơ

UBND TP. Cần Thơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị du lịch sinh thái Cồn Ấu, với nội dung điều chỉnh 4,56 ha từ chức năng Bungalow - biệt thự nghỉ dưỡng sang chức năng đất ở biệt thự. Song, Thanh tra Chính phủ nêu rõ, việc điều chỉnh này làm thay đổi chức năng sử dụng đất, không đảm bảo căn cứ lập quy hoạch, vi phạm quy định Luật Quy hoạch đô thị 2009.

Pháp luật - 07/05/2025 13:22

Đà Nẵng hủy 27 cuộc thanh tra tại nhiều đơn vị trong năm 2025

Đà Nẵng hủy 27 cuộc thanh tra tại nhiều đơn vị trong năm 2025

TP. Đà Nẵng đã hủy 27 cuộc thanh tra tại các sở, ngành, địa phương do chủ trương về sắp xếp bộ máy, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, phường và tránh chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, giám sát...

Pháp luật - 07/05/2025 07:30

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Nhadatu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Pháp luật - 06/05/2025 10:28

Cựu Chủ tịch Quảng Ngãi Cao Khoa bị cáo buộc nhận hối lộ 6 tỷ đồng và 20.000 USD

Cựu Chủ tịch Quảng Ngãi Cao Khoa bị cáo buộc nhận hối lộ 6 tỷ đồng và 20.000 USD

Cáo trạng xác định, để được trúng thầu gói thầu số 12 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bờ Nam sông Trà Khúc (tỉnh Quảng Ngãi), Nguyễn Văn Hậu đã đưa cho cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa 6 tỷ đồng và 20.000 USD. Qua đó, Hậu hưởng lợi bất chính 93,7 tỷ đồng từ nguồn tiền chủ đầu tư thanh toán.

Pháp luật - 06/05/2025 06:49

Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Pháp luật - 05/05/2025 19:06

Trình Quốc hội sửa, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Trình Quốc hội sửa, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Pháp luật - 05/05/2025 12:57

Triệt phá băng nhóm tội phạm quốc tế chuyên tống tiền doanh nhân

Triệt phá băng nhóm tội phạm quốc tế chuyên tống tiền doanh nhân

Bằng thủ đoạn cắt ghép hình ảnh nhạy cảm, nhóm tội phạm đe doạ tống tiền cán bộ, doanh nhân. Ước tính số tiền bị băng nhóm tội phạm này chiếm đoạt lên đến 200 tỷ đồng.

Pháp luật - 04/05/2025 18:13

Bộ Công an cảnh báo, 'bóc trần' thủ đoạn thao túng tâm lý của tội phạm công nghệ

Bộ Công an cảnh báo, 'bóc trần' thủ đoạn thao túng tâm lý của tội phạm công nghệ

Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo người dân cần nâng cao cảnh giác khi giao tiếp với người lạ trên mạng xã hội, tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, làm theo hướng dẫn khi chưa xác định chính xác nhân thân, lai lịch của người đó.

Pháp luật - 03/05/2025 08:37

Bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ

Bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ

Bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ (AISVN) bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Gây rối trật tự công cộng".

Pháp luật - 02/05/2025 07:58

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5

Từ đầu tháng 5/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Chính phủ sửa đổi quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tổ chức tín dụng Việt Nam; Quy định mới về chế độ công tác phí, chi hội nghị; Chính sách mới đối với thí sinh thi đại học...

Pháp luật - 01/05/2025 06:00

741 phạm nhân kinh tế được đặc xá

741 phạm nhân kinh tế được đặc xá

Có 8.055 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 1 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, có đủ điều kiện được hưởng đặc xá năm 2025.

Pháp luật - 29/04/2025 16:45

Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhận án 6 năm tù

Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhận án 6 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) mức án 6 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Pháp luật - 29/04/2025 11:05

Buộc Công ty LDG phải trả hơn 500 tỷ cho khách hàng

Buộc Công ty LDG phải trả hơn 500 tỷ cho khách hàng

Trong vụ án xảy ra tại Khu dân cư Tân Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, bị cáo Nguyễn Khánh Hưng, nguyên Chủ tịch HĐQT LDG bị tuyên án 16 tháng tù; Nguyễn Quốc Vy Liêm, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối kinh doanh - tiếp thị LDG tuyên án 12 tháng tù về tội "Lừa dối khách hàng".

Pháp luật - 28/04/2025 15:13

Khởi tố 2 bị can mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng

Khởi tố 2 bị can mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng

Công an tỉnh Lâm Đồng vừa khởi tố hai bị can về hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng. Các đối tượng đã móc nối, bán khoảng 50 tài khoản cho người Trung Quốc, thu lợi bất chính hơn 79 triệu đồng.

Pháp luật - 28/04/2025 13:47

Không nên áp dụng án tử hình đối với các tội phạm về kinh tế

Không nên áp dụng án tử hình đối với các tội phạm về kinh tế

Bà Ung Thị Xuân Hương, Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho rằng, án tử hình chỉ nên áp dụng đối với một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc nhóm phạm tội an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người. Không nên áp dụng án tử hình đối với các tội phạm về kinh tế.

Pháp luật - 27/04/2025 08:36