Quảng Ninh: Kỳ vọng lớn từ 3 đột phá chiến lược

Nhàđầutư
Năm 2017 sắp đi qua với những thành tựu lớn trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội của cả nước. Là một tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, Quảng Ninh tiếp tục có những đóng góp lớn cho nền kinh tế, dù năm qua có không ít khó khăn.
THẢO MAI
20, Tháng 12, 2017 | 16:39

Nhàđầutư
Năm 2017 sắp đi qua với những thành tựu lớn trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội của cả nước. Là một tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, Quảng Ninh tiếp tục có những đóng góp lớn cho nền kinh tế, dù năm qua có không ít khó khăn.

san-bay-van-don

Phối cảnh Cảng hàng không Vân Đồn 

"Ghi điểm" trong bối cảnh không dễ dàng

Năm 2017 dù có những thuận lợi nhất định nhưng Quảng Ninh cũng đối diện với không ít khó khăn. Dễ thấy là khai khoáng- một lĩnh vực mà Quảng Ninh có thế mạnh nhất và có nhiều đóng góp trong nhiều năm qua nhưng nay đã suy giảm đáng kể: Sản xuất, tiêu thụ than giảm, tồn kho lớn, xuất khẩu khó khăn...

Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp cũng gặp những khó khăn lớn do tác động của nhiều yếu tố bất lợi từ bên ngoài. Thị trường xuất khẩu có nhiều rào sản, nhập khẩu gia tăng mạnh do các chính sách giảm thuế theo các hiệp định đã cam kết... cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Mặc dù vậy, trong năm 2017, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh cũng vẫn đạt những bước tiến rất tích cực. Trong đó, đáng nói nhất là  tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 10,2%, vượt kế hoạch và tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của cả nước, trong đó: Khu vực nông, lâm, thủy sản đóng góp 0,2 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 3,9 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 4,4 điểm phần trăm và thuế sản phẩm đóng góp 1,7 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Quy mô kinh tế  của tỉnh trong năm 2017 ước đạt 122.576 tỷ đồng, tăng 10,8%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.528 USD/người/năm, tăng 11,8% (năm 2016: 4.050 USD). Năng suất lao động bình quân đạt 172,6 triệu đồng/người/năm, tăng 11,9% (năm 2016:154,2 triệu đồng/người).

Đáng chú ý, giá trị tăng thêm của 3 khu vực kinh tế của tỉnh tăng 9,6% cùng kỳ, trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 3,4%; Công nghiệp - xây dựng tăng 7,5%; Dịch vụ tăng 14,5%; thuế sản phẩm tăng 14,8%. Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành) có sự chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ: KV I: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 6,7%; KV II: Công nghiệp - Xây dựng 52,1%; KV III: Dịch vụ 41,2% (năm 2016 Tổng cục Thống kê công bố: KV I: 7,0%, KV II: 53,5%, KV III: 39,5%).

Năm 2017, mặc dù công nghiệp khai khoáng gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, lượng than tồn kho lớn, sản lượng khai thác than giảm nên chỉ số phát triển của ngành khai khoáng tăng trưởng âm, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp - xây dựng (thấp hơn 3,5 điểm phần trăm so cùng kỳ), song lĩnh vực xây dựng và đặc biệt khu vực dịch vụ phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng cao đã góp phần bù đắp sự giảm sút của công nghiệp khai khoáng, bảo đảm duy trì tăng trưởng kinh tế (GRDP) cao và ổn định.  

Năm 2017, sản xuất công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh cũng ghi nhận những tiến bộ mới với tổng giá trị sản xuất ước đạt 39.650 tỷ đồng, tăng 6,4% cùng kỳ. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,46% cùng kỳ, trong đó: Ngành chế biến chế tạo tăng 4,95%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng 11,3%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 9,6%; riêng chỉ số sản xuất công nghiệp khai khoáng giảm 1,0% cùng kỳ. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ.

Theo báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội năm 2017 của tỉnh Quảng Ninh vừa được trình bày tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, lĩnh vực xây dựng có chỉ số phát triển ấn tượng nhất với giá trị tăng thêm ước đạt 5.673 tỷ đồng, tăng 17,3% cùng kỳ. Giá trị bất động sản, nhất là giá đất tăng nhanh tạo thị trường bất động sản sôi động tại các địa phương trong tỉnh, nhất là thành phố Hạ Long, hình thành nhanh các khu du lịch, thương mại, đô thị hiện đại.

Một thành tựu đáng ghi nhận cho những nỗ lực phát triển kinh tế của Quảng Ninh năm 2017  là khu vực dịch vụ đạt mức tăng trưởng rất cao với giá trị tăng thêm ước đạt 27.610 tỷ đồng, tăng 14,5% cùng kỳ. Thu ngân sách từ dịch vụ ước đạt 4.498 tỷ đồng, chiếm 16,3% tổng thu nội địa (năm 2016: 3.535 tỷ đồng, chiếm 14,19%), tăng 27% cùng kỳ.  Đáng chú ý, lĩnh vực du lịch tiếp tục có đóng góp lớn với tổng số khách du lịch ước đạt 9 triệu 872 nghìn lượt, tăng 18% cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt trên 4,28 triệu lượt, tăng 23%.

Tổng doanh thu lĩnh vực du lịch ước đạt 17.885 tỷ đồng, tăng 30% cùng kỳ; thu ngân sách từ dịch vụ du lịch ước đạt 2.103 tỷ đồng, chiếm 7,62% tổng thu ngân sách nội địa (năm 2016 chiếm 6,5%), tăng 30% cùng kỳ.

Nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh

Những kết quả phát triển kinh tế-xã hội trên được ghi nhận do những nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, nhất là những cố gắng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cấp sở, ngành, địa phương.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, năm 2017, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung triển khai Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP ngày 06/2/2017 của Chính phủ với những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mạnh mẽ, thiết thực, đến nay đã có 6/19 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra của Chính phủ; xây dựng, tổ chức triển khai Kế hoạch khảo sát chỉ số đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) bằng nhiều hình thức thiết thực như: Cafe doanh nhân, trang fanpage DDCI Quảng Ninh… thu hút sự tham gia ngày càng tích cực của các cơ quan, đơn vị và sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp.

 
Lãnh đạo Tỉnh đã tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc trên 2.000 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để kịp thời tháo gỡ khó khăn; các sở, ngành, địa phương đã nhanh chóng trả lời, giải quyết dứt điểm gần 400 kiến nghị của doanh nghiệp, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Năm 2017, tỉnh Quảng Ninh cũng đã phấn đấu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tiếp tục đứng trong nhóm dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước. Niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được tăng lên; nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm, tìm hiểu cơ hội, mở rộng hợp tác đầu tư phát triển các dự án trên địa bàn tỉnh.

Một trong những cố gắng lớn trong chỉ đạo, điều hành của tỉnh Quảng Ninh được cộng động doanh nghiệp ghi nhận là năm 2017, tỉnh Quảng Ninh đã làm triển khai được nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2017, Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

"Các sở, ngành, địa phương đã chủ động, triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Lãnh đạo Tỉnh đã tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc trên 2.000 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để kịp thời tháo gỡ khó khăn; các sở, ngành, địa phương đã nhanh chóng trả lời, giải quyết dứt điểm gần 400 kiến nghị của doanh nghiệp, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp", lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết.

Nhờ đó, trong năm 2017, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới của tỉnh Quảng Ninh gia tăng mạnh mẽ: Trong năm có tới 2.240 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 32% cùng kỳ, với tổng số vốn đăng ký 12.866 tỷ đồng (tăng 9,3%). Số doanh nghiệp những năm trước gặp khó khăn, ngừng hoạt động nay hoạt động trở lại là 500 doanh nghiệp, tăng 43,6%, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn tỉnh là 14.900 doanh nghiệp, tổng số vốn đăng ký là 147.990 tỷ đồng.

Kỳ vọng lớn từ ba đột phá chiến lược

Để duy trì mạch phát triển kinh tế ấn tượng, liên tục trong những năm qua, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng, triển khai nhất quán ba đột phá chiến lược về kinh tế và chính với các chiến lược phát triển này đã và sẽ tiếp tục giúp Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới.

Về cơ sở hạ tầng, theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu kinh tế, chỉnh trang đô thị đã và đang được đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng như: Đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, Cẩm Hải - Vân Đồn, Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến, cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18A đoạn Hạ Long - Mông Dương, Cảng hàng không Vân Đồn, Dự án đường nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với Khu công nghiệp - Nam Tiền Phong; Nút giao thông Loong Toòng…

san-bay-van-don2

Trong giai đoạn một, sân bay Vân Đồn có một đường cất hạ cánh dài nhất Việt Nam hiện nay, với 3,6 km, chiều rộng 45 m. Ảnh: Zing.vn

Tỉnh cũng đang tập trung chuẩn bị thủ tục đầu tư một số công trình, dự án trọng điểm như: Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, đường trục chính từ Cảng hàng không đến khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, Cảng khách Hòn Gai, Cung văn hóa thanh thiếu nhi, Trạm kiểm soát liên ngành cầu Bắc Luân II, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm báo chí tỉnh, dự án trưng bày quy hoạch (GĐ2) - Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh... nhằm góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. 

Về xây dựng thể chế và cải cách hành chính, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chú trọng xây dựng thể chế, cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ Tỉnh đến cơ sở.  

Đáng chú ý, theo lãnh đạo UBND tỉnh, tỉnh vẫn đang tập trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện Đề án thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, lấy ý kiến của cử tri, ý kiến của HĐND cấp xã, cấp huyện Vân Đồn, trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn và đã báo cáo Hội đồng thẩm định Trung ương. Đồng thời tích cực, chủ động tham gia cùng Bộ, ngành TƯ xây dựng dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, ngày 10/10/2017 Chính phủ đã có Tờ trình 411/TTr-CP trình Quốc hội xem xét dự án Luật.

Cùng với 2 chiến lược đột phá trên, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cũng được tỉnh Quảng Ninh triển khai xuyên suốt trong các năm qua và tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, tập trung vào Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào những lĩnh vực chuyên môn sâu, lĩnh vực tỉnh đang quan tâm (cập nhật kiến thức, cán bộ nguồn, y tế, môi trường, du lịch, ngoại ngữ ...).

Đáng ghi nhận, năm 2017, các ngành, các cấp của tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức mở 187 lớp đào tạo, bồi dưỡng (trong đó 15 lớp đào tạo ngoài nước) cho 12.188 cán bộ, công chức, viên chức, với tổng kinh phí trên 53 tỷ đồng. Công tác thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, liên kết đào tạo trình độ đại học giữa Trường Đại học Hạ Long với một số trường Đại học trong nước tiếp tục được đẩy mạnh. Tập trung xây dựng chính sách, nhiệm vụ, giải pháp thu hút lao động vào KCN Hải Hà.

              

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ