Quản lý Fintech: Cân bằng rủi ro và lợi ích

VÂN OANH
12:14 11/09/2019

Trong khi cơ quan quản lý đang muốn đưa ra những chính sách nhằm siết chặt hoạt động của Fintech (doanh nghiệp công nghệ tài chính) do lo ngại rủi ro cho xã hội, thì các chuyên gia lại cho rằng đây là lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội, nếu quản chặt sẽ khó phát triển.

3109b_quanlyfintech_copy

Ảnh minh họa

Thách thức đặt ra với cơ quan quản lý là cần làm sao hài hòa, cân bằng giữa rủi ro và lợi ích để phát triển được lĩnh vực này.

Hạn chế đầu tư nước ngoài sẽ kìm hãm sự phát triển

Hiện nay dự thảo nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt và dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn dịch vụ trung gian thanh toán đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai.

Bình luận về những dự thảo trên, ông Phùng Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI), nói: “Định hướng ban hành chính sách dường như vẫn theo hướng tăng cường quản lý, siết chặt kiểm soát với Fintech nhiều hơn là tạo điều kiện phát triển trước và quản lý sau theo cơ chế sandbox (cho phép thử nghiệm những chính sách mới)”.

Ông Tuấn cho rằng nếu Việt Nam muốn phát triển theo cách mạng công nghiệp 4.0 thì nên áp dụng những định hướng phát triển mở rộng, thoải mái hơn, giảm kiểm soát.

Nói về dự thảo quy định cho phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trung gian thanh toán ở mức 30 hay 49% như dự thảo nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP, ông Tuấn cho rằng nếu giới hạn đầu tư nước ngoài ở mức này sẽ rất khó có thể kêu gọi những nguồn vốn lớn hoặc là các nhà đầu tư, tổ chức chuyên nghiệp tham gia.

Lý giải vì sao đưa ra những dự thảo trên, ông Nghiêm Thanh Sơn, Vụ phó Vụ Thanh toán, NHNN, cho biết tính đến hết quí 1-2019 có 27 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ví điện tử nhưng 90% thị phần thuộc về 5 công ty có sở hữu vốn nước ngoài từ 30% đến trên 90%.

“Điều này đặt ra quan ngại lớn đối với cơ quan quản lý về nguy cơ thị trường vào tay doanh nghiệp nước ngoài. Vấn đề này liên quan đến an ninh quốc gia và an ninh tiền tệ. NHNN đưa ra tỷ lệ sở hữu vì đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và đã tham khảo quy định của các luật quốc tế”, ông Sơn nói.

Chưa hài lòng với nhận định trên, ông Phùng Anh Tuấn cho rằng hiện nay Fintech rất cần vốn đầu tư nước ngoài để phát triển (về công nghệ, thị trường, nhân lực). Do đó, việc hạn chế đầu tư nước ngoài sẽ kìm hãm sự phát triển của Fintech. Ông còn cho rằng các rào cản bảo hộ về tỷ lệ sở hữu như trên không còn nhiều ý nghĩa, do các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cách vượt qua như thông qua việc thành lập các tổ chức bình phong trong nước, hoặc thông qua người Việt Nam đứng tên hộ. Do đó, cần tính đến phương pháp quản lý khác.

“Chính phủ đã cho phép chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động nên không thể lấy hạn mức đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng hiện tại làm tiền lệ cho Fintech. Gần đây Việt Nam cam kết về mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng (hiệp định CPTPP, EVFTA). Do đó các cơ quan xây dựng chính sách cần lưu ý để tránh vi phạm cam kết quốc tế của Việt Nam, dẫn đến hệ lụy không mong muốn như các vụ kiện đầu tư (ISDS) tại nước ngoài thời gian gần đây”, ông Tuấn nói.

Nên quản thế nào

Theo một số khuyến nghị mà VAFI đưa ra, Fintech là lĩnh vực công nghệ mới nên cần có các cơ chế quản lý và kiểm soát rủi ro khác so với các cơ chế truyền thống của hệ thống tài chính - ngân hàng. Việc xây dựng chính sách nên ưu tiên lợi ích số đông, không lấy một vài trường hợp vi phạm để hạn chế nhu cầu của đa số người dùng vì mục đích chính đáng.

Ông Tuấn cho rằng về mặt chủ trương chính sách, hiện đang kêu gọi nhiều tổ chức, nhà đầu tư lớn tham gia vào thị trường để Fintech tại Việt Nam phát triển mạnh hơn. Do đó nếu chính sách chỉ duy trì ở mức bình bình, an toàn theo kiểu “dò đá qua sông” như từ trước đến nay vẫn làm thì không thể phát triển nhảy vọt; không thể đuổi kịp được các nước đã phát triển trước trong khu vực ASEAN.

Ông Võ Trí Thành, nguyên Viện phó Viện Quản lý kinh tế trung ương, cho rằng việc tìm điểm cân bằng hợp lý giữa rủi ro và lợi ích của những vấn đề mới hiện còn khá chậm và lúng túng. Câu chuyện bàn thảo giữa taxi truyền thống và Grab mãi vẫn chưa xong. Mà câu chuyện taxi còn đơn giản hơn Fintech nhiều, đứng về góc độ tác động, lợi ích và rủi ro kinh tế xã hội của tất cả các bên liên quan.

Theo ông Thành, vấn đề quan trọng với NHNN đó là việc giải trình. Bởi vì khi chưa biết được điểm cân bằng giữa rủi ro và lợi ích thì việc giải trình là rất quan trọng. Ví dụ, khi trình chính sách quản lý, NHNN sẽ phải giải trình mức độ rủi ro ra sao, cách gì để giảm rủi ro, giải trình về lợi ích của các bên liên quan (doanh nghiệp Fintech, ngân hàng, người tiêu dùng)... Đối với ngân hàng thì rủi ro là vốn, trong khi với Fintech vốn không phải là thứ quyết định. Điều này cần được cân nhắc kỹ bởi rủi ro đi kèm với lợi ích.

Ông Varun Mittal, Phó chủ tịch Hiệp hội Fintech Singapore, cho rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển Fintech, có cơ hội bắt kịp các quốc gia phát triển trong lĩnh vực này. Song, theo ông, nếu cơ quan quản lý giữ cách tiếp cận quá thận trọng, Fintech Việt Nam không thể phát huy hết tiềm năng như kỳ vọng.

“Nếu muốn tạo điều kiện cho Fintech Việt Nam trở thành doanh nghiệp khu vực thì phải giúp họ phát triển, mở rộng quy mô, tiếp cận vốn, có cơ chế quản lý linh hoạt”, ông Varun Mittal nói.

Ông Thành cũng nhận định thêm, Việt Nam đã có những chính sách khá thoáng trong việc mở cửa một số lĩnh vực tài chính, cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, do đó không nên quá lo ngại về việc không kiểm soát được lĩnh vực Fintech nếu đã có các cơ chế giám sát khác. Ông nói: “Không nên quá sợ Fintech. Mọi thứ đều có rủi ro và lợi ích. Nếu xác suất rủi ro xảy ra nhỏ nhưng tác động lan tỏa lớn thì phải có quy định riêng. Rủi ro không đơn thuần là yếu tố nước ngoài bao nhiêu phần trăm mà còn nhiều yếu tố liên quan khác”.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Cùng chuyên mục
Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.

Tài chính - 08/06/2025 09:00

Cuộc chơi mới của HAGL

Cuộc chơi mới của HAGL

Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.

Tài chính - 07/06/2025 06:45

Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản

Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản

Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.

Tài chính - 06/06/2025 21:45

Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.

Tài chính - 06/06/2025 12:24

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.

Tài chính - 06/06/2025 11:17

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.

Tài chính - 06/06/2025 10:40

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.

Tài chính - 05/06/2025 14:52

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI

Tài chính - 05/06/2025 13:55

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.

Tài chính - 05/06/2025 13:45

Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh

Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh

Khi giá cổ phiếu rớt về dưới 1,5 lần giá trị sổ sách, Gemadept sẽ thực hiện mua lại tối đa 21 triệu cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.

Tài chính - 05/06/2025 07:00

VPG làm ăn thế nào trước khi chủ tịch bị khởi tố?

VPG làm ăn thế nào trước khi chủ tịch bị khởi tố?

Dưới thời ông Nguyễn Văn Bình, bên cạnh lĩnh vực chế biến và kinh doanh khoáng sản, VPG còn là cái tên nổi bật trong mảng bất động sản với những bước đi ấn tượng, doanh thu thuần của công ty này có năm vượt 16.000 tỷ đồng.

Tài chính - 04/06/2025 12:28

 VN-Index có thể đạt 1.500 điểm

VN-Index có thể đạt 1.500 điểm

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Maybank Investment Bank cho rằng mức định giá của TTCK Việt Nam đang khá hấp dẫn và VN-Index có thể quay lại mức đỉnh lịch sử 1.500 điểm trong cuối năm nay.

Tài chính - 03/06/2025 16:52

GEG tăng mạnh, hàng chục triệu cổ phiếu thuộc TTC AgriS chờ bán ra

GEG tăng mạnh, hàng chục triệu cổ phiếu thuộc TTC AgriS chờ bán ra

TTC AgriS có kế hoạch thoái vốn khỏi Điện Gia Lai để tập trung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi. Doanh nghiệp sở hữu hơn 56 triệu cổ phiếu GEG với giá gốc 13.300 đồng/cp.

Tài chính - 03/06/2025 13:11

Thị trường chứng khoán cần một 'cú hích' như thế nào?

Thị trường chứng khoán cần một 'cú hích' như thế nào?

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu MBS đánh giá, dù còn nhiều thách thức từ bên ngoài nhưng ở trong nước, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng đang được triển khai quyết liệt, dòng tiền vào thị trường chứng khoán dồi dào cho thấy VN-Index sẽ có sức bật lên trong trung và dài hạn.

Tài chính - 03/06/2025 11:08

Gần 50% số tiền các ngân hàng cam kết cho dự án nhà ở xã hội đã được giải ngân

Gần 50% số tiền các ngân hàng cam kết cho dự án nhà ở xã hội đã được giải ngân

Trong tổng số khoảng 7.800 tỷ đồng các ngân hàng cam kết cho các dự án nhà ở xã hội được đưa vào danh mục, doanh số giải ngân đã đạt gần 50%, trong đó chủ yếu là các chủ đầu tư.

Tài chính - 03/06/2025 10:20

Nghiên cứu giao bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng

Nghiên cứu giao bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng

Chính phủ yêu cầu NHNN nghiên cứu giao bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng trong bối cảnh dư nợ tín dụng toàn hệ thống đến giữa tháng 4 đạt hơn 16,23 triệu tỷ đồng, tăng 3,95% so với cuối năm 2024.

Tài chính - 02/06/2025 20:55