Quan hệ hợp tác kinh tế đầu tư Việt-Pháp
48 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (12/4/1973 - 12/4/2021), hiện nay, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam và Pháp đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp, đi vào chiều sâu, hợp tác toàn diện, phong phú, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Pháp Nicolas Warnery. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 4/1973. Từ cuối những năm 1980, Pháp đi đầu các nước phương Tây trong khai thông quan hệ và xóa nợ cho Việt Nam, giúp nước ta giải quyết nợ với các nước chủ nợ thành viên CLB Paris. Nhân chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2013, hai nước đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp.
Mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước được đánh dấu bởi các chuyến thăm cấp cao, mà nổi bật gần đây là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp François Hollande năm 2016 và chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 3/2018. Hai nước duy trì nhiều cơ chế hợp tác, nổi bật có Ðối thoại chiến lược an ninh quốc phòng và Ðối thoại cấp cao hằng năm về kinh tế.
Pháp hiện là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ tư của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp trong tháng 9/2021 đạt 187,9 triệu USD. Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt đạt 2,25 tỷ USD, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại các loại và linh kiện mặc dù giảm 36,7% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn là nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường pháp trong 9 tháng/2021, đạt 468,4 triệu USD, chiếm 20,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là hàng dệt may đạt 384,2 triệu USD, tăng 0,5%, chiếm 17% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp theo là mặt hàng giày dép các loại, đạt 347,9 triệu USD, tăng 9,3%, chiếm 15,4% tỷ trọng xuất khẩu.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2020: Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 96,9%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 11%; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác tăng 30,5%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 36%; hàng rau quả tăng 50,1%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 36,7%; sản phẩm từ cao su tăng 98,6%; hạt tiêu tăng 101,9%; sản phẩm gốm sứ tăng 25,1%.
Theo Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương), trong những năm gần đây, Pháp luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối Liên minh EU. Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu, Pháp hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam trong Liên minh EU (EU27), chỉ đứng sau Hà Lan, Đức, Áo và chiếm khoảng 10% tỷ trọng trên tổng xuất khẩu hàng hóa sang EU.
Một trong những nguyên nhân chính là nhờ tận dụng tốt "không gian thương mại" thuận lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), một trong những cam kết thương mại toàn diện và thực chất nhất từ trước đến nay.
Bên cạnh đó, Pháp nói riêng và EU nói chung rất coi trọng EVFTA, cửa ngỏ để khối này tăng cường hiện diện thương mại và nhiều tính toán khác tại châu Á - Thái Bình Dương. Ngược lại, đặc điểm nền kinh tế và nhân khẩu học Việt Nam có thể đóng vai trò là công xưởng sản xuất, cung ứng hàng hóa cho EU.
Về đầu tư trực tiếp, tính lũy kế đến hết tháng 5/2020, Pháp đang có 588 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 3,56 tỷ USD, đứng thứ hai trong số các nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam (sau Hà Lan).
Về hợp tác phát triển, Pháp là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam và nước ta đứng thứ hai trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á với tổng số vốn cam kết lên đến 18,4 tỷ USD.
Hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nước hình thành và phát triển từ đầu những năm 1980. Pháp luôn coi giáo dục - đào tạo là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của mình tại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy và phát triển tiếng Pháp, đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học, sau đại học trong nhiều lĩnh vực: quản lý kinh tế, ngân hàng, tài chính, luật, công nghệ mới... Số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Pháp tăng khoảng 40% trong vòng 10 năm qua và hiện có hơn 7.000 sinh viên.
Bên cạnh đó, hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ, an ninh - quốc phòng, hợp tác địa phương, y tế có nhiều dấu ấn. Ðều là thành viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, hai nước có nhiều hoạt động hợp tác trong khuôn khổ tổ chức Pháp ngữ.
Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp được hình thành sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đến Pháp trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, tổng số hiện nay là hơn 300.000 người, phần lớn đã có quốc tịch Pháp. Tri thức là thế mạnh của cộng đồng Người Việt Nam tại Pháp với khoảng 40.000 Việt kiều có trình độ đại học hoặc trên đại học. Hội Người Việt Nam tại Pháp có bề dày truyền thống, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước đây và xây dựng đất nước ngày nay.
Trong thời kỳ đại dịch, Chính phủ Pháp cũng đã hỗ trợ Việt Nam 672.000 liều vaccine COVID-19 thông qua chương trình COVAX. Việc Chính phủ Pháp quyết định tặng số vaccine trên cho Việt Nam thể hiện Pháp coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, đồng thời đáp lại những cử chỉ tốt đẹp của Chính phủ và người dân Việt Nam trong giai đoạn đầu khi dịch COVID-19 gây những hậu quả nghiêm trọng tại Pháp. Trong khu vực châu Á, Việt Nam là quốc gia thứ 2 sau Indonesia được phía Pháp hỗ trợ khẩn cấp vaccine đợt này.
Các hoạt động hỗ trợ vaccine này nằm trong cam kết của Pháp dành ít nhất 5% số lượng vaccine (khoảng 30 triệu liều) để giúp các nước đang phát triển bị tác động nặng nề do dịch COVID-19 thông qua cơ chế COVAXX từ nay đến cuối năm 2021.
Ngày 14/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Cộng hòa Pháp Jean Castex đã điện đàm, nhất trí về việc chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ cung cấp vaccine và phối hợp các biện pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Ngày 31/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp từ ngày 3/11 đến 5/11.
Ngay sau Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp - đối tác chiến lược của Việt Nam và cũng là thành viên quan trọng của EU. Đây là chuyến thăm song phương chính thức đầu tiên tới một quốc gia châu Âu mà Thủ tướng thực hiện kể từ khi nhậm chức, có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất.
- Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Hàng thẳng, lối thông, đồng lòng cùng tiến'
Ngày 18/7, Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII đã khai mạc tại trụ sở Trung ương Đảng tại Thủ đô Hà Nội. Tạp chí Nhà đầu tư trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 18/07/2025 11:05
Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' tháo gỡ gần 3.000 dự án vướng mắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương rà soát, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, phân công rõ người, rõ việc để giải quyết dứt điểm 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài. Các dự án thuộc nhóm các dự án sai phạm, vướng mắc về thủ tục và có dấu hiệu vi phạm.
Sự kiện - 18/07/2025 10:22
100% xe buýt đầu tư mới, thay thế trong năm 2025 tại Huế sẽ sử dụng điện, năng lượng xanh
Theo UBND TP. Huế, kể từ năm 2025, 100% xe buýt đầu tư mới, thay thế phải sử dụng điện, năng lượng xanh, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.
Sự kiện - 18/07/2025 09:36
Giải pháp nào để Quảng Ninh đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 14%?
Quảng Ninh đạt mức tăng trưởng GRDP 11,03% trong 6 tháng đầu năm 2025 – mức cao nhất kể từ năm 2020, nhưng để đạt mục tiêu 14% cả năm, cần có các giải pháp đột phá trong nửa cuối năm.
Sự kiện - 18/07/2025 06:45
Quảng Ninh có Phó Chủ tịch HĐND và 2 Phó Chủ tịch UBND mới
Ngày 17/7, tại Kỳ họp thứ 29, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã bầu các chức danh Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa XIV.
Sự kiện - 17/07/2025 13:10
Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để đổi sang xe điện
Hà Nội hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người dân có xe máy chạy xăng hoặc diesel (đăng ký trước thời điểm nghị quyết có hiệu lực) tại các vùng phát thải thấp, khi chuyển đổi sang phương tiện xanh (có giá trị từ 15 triệu đồng trở lên). Mức hỗ trợ 3 triệu đối với cá nhân, 4 triệu đối với hộ cận nghèo và 5 triệu đối với hộ nghèo.
Sự kiện - 17/07/2025 06:45
Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% không phải là 'mục tiêu bất khả thi'
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 8,3-8,5% trong năm nay không phải là "mục tiêu bất khả thi" và cũng "không thể không làm".
Sự kiện - 16/07/2025 14:01
[Gặp gỡ thứ Tư]'Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến là thực sự cần thiết'
Giá cả các hàng hóa thiết yếu thực tế trong đời sống hàng ngày của người dân đã tăng mạnh, vượt xa mức tăng chỉ số giá tiêu dùng được công bố. Do đó, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến khi sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân là thực sự cần thiết.
Sự kiện - 16/07/2025 11:03
Vừa sắp xếp lại giang sơn vừa đề ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng
Chiều 15/7, tại Nhà Quốc hội, Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết số 60) gắn với việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện, công tác nhân sự.
Sự kiện - 16/07/2025 08:52
Hải Phòng lập kỷ lục về thu hút đầu tư ngay sau sáp nhập với hơn 15,6 tỷ USD
Hơn 15,6 tỷ USD vốn cam kết đầu tư; hơn 1.000 đại biểu, trong đó có 250 lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đến từ 21 nền kinh tế APEC cùng hội tụ tại Hải Phòng.
Sự kiện - 15/07/2025 18:52
Bí thư Hà Nội: Phát triển kinh tế từ thực tiễn, tạo động lực mới
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu thành phố phát triển kinh tế từ thực tiễn, lợi thế, tiềm năng của từng địa phương để đi đúng hướng, bền vững, tạo động lực mới, thành quả mới.
Sự kiện - 15/07/2025 16:03
Marubeni muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
"Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) coi Việt Nam là thị trường rất quan trọng về chiến lược và đang có kế hoạch mở rộng hoạt động đầu tư chất lượng cao tại đây", ông Masayuki Omoto, Tổng giám đốc Tập đoàn Marubeni cho biết.
Sự kiện - 15/07/2025 09:59
Hà Nội có tân Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy
Ông Lê Trung Kiên, nguyên Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đông Anh được phân công, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội.
Sự kiện - 15/07/2025 08:53
Cấm xe máy xăng từ Vành đai 1: Phép thử với Hà Nội
Việc cấm xe máy chạy xăng tại Vành đai 1 từ 1/7/2026 là phép thử lớn với Hà Nội trong hành trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, để chính sách khả thi, thành phố cần đi kèm các chính sách đồng bộ.
Sự kiện - 15/07/2025 07:48
Ông Đỗ Văn Trường giữ chức Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP. Hà Nội
Chiều 14/7, Thường trực HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định và nghị quyết về công tác cán bộ của HĐND thành phố.
Sự kiện - 15/07/2025 06:45
Hà Nội khai mạc giải bóng rổ GMB League 2025
Sáng 14/7, "Giải Bóng rổ Học sinh - Sinh viên: Cúp Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam & MVP Academy" 2025 đã khai mạc tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.
Sự kiện - 14/07/2025 20:01
- Đọc nhiều
-
1
Cảnh cáo Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, trình Trung ương kỷ luật bà Nguyễn Thị Kim Tiến
-
2
Giá căn hộ TP.HCM tiếp tục tăng, nguồn cung thấp nhất trong 10 năm
-
3
VN-Index tiến gần đỉnh lịch sử
-
4
Vasep chỉ ra 3 thách thức với tôm Việt Nam
-
5
'Vượt bão' thuế quan, nhiều quỹ đầu tư báo hiệu suất tăng trưởng mạnh
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago