Phương án mở rộng sân bay Điện Biên: Quan ngại lớn về hiệu quả tài chính
Việc chưa nhận được tín hiệu thuận từ cổ đông chi phối có thể khiến đề xuất đầu tư mở rộng Cảng hàng không Điện Biên của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP (ACV) lâm vào bế tắc.

Cảng hàng không Điện Biên có công suất 300.000 lượt hành khách/năm, song vẫn chưa khai thác hết công suất này. (Ảnh: Đầu tư)
Quan điểm cứng rắn từ CMSC
Những ý kiến đánh giá khá tiêu cực, nhưng rất nhất quán của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) trong vai trò cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước (chiếm 95,4% vốn điều lệ của ACV) về hiệu quả tài chính của Dự án Mở rộng Cảng hàng không Điện Biên có thể khiến tiến trình “nâng đời” sân bay này phải xem xét lại.
Trong Công văn số 1680/UBQLV-CNHT do bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó chủ tịch CMSC ký gửi tới Văn phòng Chính phủ vào cuối tuần trước, CMSC tiếp tục bảo lưu những đánh giá khá tiêu cực đã được thể hiện trong những lần góp ý trước về triển vọng mang lại lợi nhuận từ dự án này.
“Tại thời điểm hiện nay, quyết định đầu tư mới ngay Cảng hàng không Điện Biên hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025 là không phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn của ACV”, Công văn số 1680 nêu rõ.
Có khá nhiều cấn cá từ phía CMSC đối với cả 2 phương án đầu tư Dự án Mở rộng Cảng hàng không Điện Biên mà Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 8189/BGTVT-KHĐT ngày 19/8/2020. Đây cũng chính là các phương án đầu tư mà Bộ GTVT và ACV đã chỉnh sửa trên cơ sở ý kiến góp ý của CMSC, sau đó trình lại Chính phủ.
Cụ thể, thay vì đầu tư một nhà ga hành khách mới, quy mô 2 triệu lượt hành khách/năm như đề xuất trước đó, ACV cho biết sẽ tận dụng nhà ga hành khách hiện hữu (công suất 300.000 lượt hành khách/năm) để cải tạo, mở rộng, đảm bảo khai thác khoảng 500.000 lượt hành khách/năm. Cách làm tương tự cũng được ACV áp dụng cho Nhà điều hành Cảng với mục tiêu kéo giảm chi phí đầu tư. Sân đỗ máy bay cũng được tiết giảm đáng kể quy mô với 1 vị trí đỗ tàu bay ATR72 và 2 vị trí đỗ tàu bay A320/A321.
Với quy mô đã được co gọn, tổng mức đầu tư mới của Dự án Mở rộng Cảng hàng không Điện Biên còn 1.539 tỷ đồng, trong đó, chi phí đầu tư khu bay là 999,4 tỷ đồng, chi phí khu hàng không dân dụng là 256 tỷ đồng; còn lại là dự phòng phí.
Về phương án đầu tư, Bộ GTVT và ACV thống nhất kiến nghị cấp có thẩm quyền triển khai đầu tư Dự án theo 2 hướng. Phương án 1, ACV đầu tư toàn bộ hệ thống khu bay và khu hàng không dân dụng bằng vốn của doanh nghiệp trên diện tích đất sạch do UBND tỉnh Điện Biên giải phóng mặt bằng và bàn giao cho Cảng vụ Hàng không để triển khai thủ tục cho ACV thuê đất. Phương án 2, ACV chỉ đầu tư khu hàng không dân dụng, còn các hạng mục khu bay và giải phóng mặt bằng toàn bộ Cảng hàng không Điện Biên do UBND tỉnh Điện Biên đảm nhận.
Tuy nhiên, ngoài việc chưa làm rõ được bản chất, sự khác nhau giữa 2 phương án, mối quan hệ trong việc bỏ vốn đầu tư của ACV và quyền sở hữu, khai thác, thu hồi vốn đầu tư của doanh nghiệp, CMSC tiếp tục bày tỏ quan ngại lớn về hiệu quả tài chính của Dự án.
CMSC cho rằng, với tỷ lệ hoàn vốn nội bộ 3,07%; giá trị hiện tại thuần âm 1.250 tỷ đồng; thời gian hoàn vốn lớn hơn 50 năm, Dự án không phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, đặc biệt về việc đầu tư bảo đảm bảo toàn và phát triển vốn.
Đánh giá toàn diện hiệu quả đầu tư
Trong phương án được hiệu chỉnh và gửi tới Bộ GTVT vào cuối tháng 8/2020, ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT ACV cho rằng, việc đưa Cảng hàng không Điện Biên vào đánh giá riêng hiệu quả tài chính, hiệu quả đầu tư là không phù hợp, vì đặc thù ngành hàng không là điểm nối điểm theo vùng, nên hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào các điểm đến/đi và mang lại lợi ích cho nhau. Trong trường hợp thực hiện đầu tư sân bay Điện Biên, ACV vẫn có thể cân đối trên toàn mạng lưới cảng hàng không, đảm bảo hiệu quả tài chính.
Trên thực tế, trong số 21 cảng hàng không do ACV quản lý, khai thác, chỉ có 7 cảng có lãi. Đơn vị chủ cảng phải bù đắp, san sẻ lợi nhuận cho 14 cảng khác trong cùng hệ thống, tuy chưa đạt điểm hoàn vốn, nhưng lại có ý nghĩa về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Quan điểm này sau đó cũng được Bộ GTVT thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ: “Nếu giữ quan điểm chỉ đầu tư các cảng hàng không đem lại hiệu quả tài chính, thì một số cảng hàng không vùng sâu, vùng xa, vùng có vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng sẽ không được đầu tư phát triển, thậm chí đóng cửa vì hoạt động không hiệu quả”.
Trong Công văn số 1680, CMCS cho rằng, việc đánh giá, xem xét cần trên quan điểm tổng thể, toàn diện. Cụ thể, 14 cảng hàng không do ACV kinh doanh chưa có lãi, nhưng nhiều cảng có tiềm năng lợi nhuận trong thời gian tới. Trong khi đó, Cảng hàng không Điện Biên, theo báo cáo của ACV và Bộ GTVT, là không có khả năng hoàn vốn trong 50 năm tới và cũng không phải là cảng hàng không trung chuyển hay cảng hàng không có tiềm năng du lịch. Sân bay này đến nay chưa khai thác hết công suất, nhưng cũng không phải đóng cửa như ý kiến của Bộ GTVT.
“Việc đầu tư Dự án vì mục tiêu an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế địa phương có thể xem xét, nhưng phải đặt trong tổng thể khả năng cân đối nguồn lực của ACV và thứ tự ưu tiên đầu tư giữa các cảng hàng không để đảm bảo lợi ích cao nhất cho Nhà nước và doanh nghiệp”, lãnh đạo CMSC nêu quan điểm và nhấn mạnh, không nên yêu cầu doanh nghiệp đầu tư các dự án không thu được lợi nhuận vào thời điểm cần tập trung nguồn lực cho các dự án trọng điểm.
Không giống quan điểm của CMSC, Bộ Tài chính lại có góc nhìn nhận tích cực hơn. Trong Công văn số 11571/BTC- ĐT ngày 21/9/2020 gửi Văn phòng Chính phủ cho ý kiến về đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên, Bộ Tài chính cho rằng, hiệu quả tài chính của ACV là hiệu quả hoạt động toàn mạng cảng, mỗi cảng có vai trò khác nhau phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, nên Nhà nước đã giao ACV quản lý, khai thác, đầu tư phát triển hệ thống 21 cảng hàng không để ACV cân đối lợi nhuận và phải đảm bảo hoạt động cả hệ thống 21 cảng có hiệu quả.
Theo Bộ Tài chính, việc đánh giá hiệu quả của Dự án Mở rộng Cảng hàng không Điện Biên, ngoài đánh giá hiệu quả tài chính, cần được nghiên cứu đánh giá tổng thể bao gồm cả hiệu quả kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Tổng mức đầu tư của Dự án (1.539 tỷ đồng) không lớn so với năng lực tài chính của ACV, nên khả năng cân đối vốn để thực hiện là khả thi.
Tuy nhiên, do ACV đang được giao thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng các cảng hàng không, nên Bộ Tài chính đề nghị Bộ GTVT, CMSC chỉ đạo ACV rà soát kế hoạch sản xuất - kinh doanh, kế hoạch đầu tư 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, có kế hoạch phân kỳ cụ thể đảm bảo nguồn vốn thực hiện và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư của Dự án, trong tổng thể quản lý khai thác 21 cảng hàng không.
Dự án Mở rộng Cảng hàng không Điện Biên có phải là gánh nặng của ACV?
CMSC cho biết, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án của ACV trong giai đoạn 2021 - 2025 là 136.503 tỷ đồng, trong đó, riêng nguồn lực dành cho Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 là 93.088 tỷ đồng. Mặc dù khoản tiền mặt tích lũy của ACV đến ngày 31/12/2019 đạt tới 31.184 tỷ đồng, nhưng theo CMSC, do tác động tiêu cực của Covid-19, nên nguồn tiền tích lũy trong 5 năm tới sẽ sụt giảm mạnh so với dự báo.
“Tại thời điểm hiện nay, quyết định đầu tư mới ngay Cảng hàng không Điện Biên hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025 là không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ACV”, lãnh đạo CMSC khẳng định.
(Theo Đầu tư)
- Cùng chuyên mục
Loạt nhà máy điện gió nghìn tỷ sắp được Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư
Bình Định vừa bổ sung 22 khu đất sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; trong đó, 8 khu đất sẽ được xây dựng nhà máy điện mặt trời, điện gió và điện địa nhiệt…
Đầu tư - 10/05/2025 15:54
Đà Nẵng nghiên cứu lấn biển, làm đường sắt đô thị nối Quảng Nam
Đà Nẵng lập hai tổ công tác nghiên cứu lấn biển tại vịnh Đà Nẵng và nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị nối Quảng Nam.
Đầu tư - 10/05/2025 15:53
Nhiều tập đoàn hàng đầu sẽ tham dự Diễn đàn Hợp tác công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025
Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 16/5 tới tại Vienna (Áo) với sự tham dự của các tập đoàn hàng đầu về công nghệ cao và đổi mới sáng tạo của Áo và Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Diễn đàn này được tổ chức tại châu Âu.
Đầu tư - 10/05/2025 12:41
Nghị quyết 68: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp địa ốc?
VARS cho rằng, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển đột phá của thị trường bất động sản trong chu kỳ mới. Trong đó, các chủ thể của thị trường sẽ được hưởng lợi đáng kể từ những thay đổi tích cực trong cách tiếp cận và thiết kế chính sách.
Đầu tư - 10/05/2025 12:40
Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nguồn dữ liệu sức khoẻ và có thể dẫn đầu thế giới nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) về chăm sóc sức khoẻ.
Công nghệ - 10/05/2025 12:38
Bắc Giang muốn AeonMall xây nhanh trung tâm thương mại 7,7ha
Dự án Trung tâm thương mại kết hợp kinh doanh văn phòng, hoạt động du lịch có tổng mức đầu tư tối thiểu hơn 3.900 tỷ đồng và có thời gian hoạt động 50 năm.
Đầu tư - 10/05/2025 11:07
APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?
Trong bối cảnh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng gần như "ngủ đông" mấy năm qua, thông tin Phú Quốc được chọn là địa điểm đăng cai APEC 2027 làm dấy hy vọng cho nhiều nhà đầu tư đã đang và sắp đầu tư ở thành phố này. Thậm chí, nhiều người còn hy vọng có sự bùng nổ giống như thị trường Đà Nẵng năm 2017 khi APEC cũng được diễn ra tại đây.
Đầu tư - 10/05/2025 07:36
Doanh nghiệp FDI vẫn quan ngại thủ tục hành chính thuế
Mặc dù niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong năm 2024 đã tăng lên đáng kể, song thủ tục hành chính vẫn là sự phiền hà lớn, trong đó quan ngại nhất vẫn là thủ tục hành chính thuế.
Đầu tư - 09/05/2025 17:37
Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT
Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.
Công nghệ - 09/05/2025 16:57
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
Đề án sáp nhập TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã chính thức trình Chính phủ, hứa hẹn kiến tạo một siêu đô thị mới tại vùng Đông Nam Bộ.
Đầu tư - 09/05/2025 15:42
Dự án xây biệt thự lấn sông Hàn đủ điều kiện bán
Dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng được thông báo về điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở hình thành trong tương lai.
Đầu tư - 09/05/2025 10:32
Huế thu hồi đất dự án sân golf 1.800 tỷ đồng
UBND TP. Huế vừa có thông báo thu hồi đất Dự án Khu quần thể sân golf Huế của CTCP Thiên An, tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy.
Đầu tư - 09/05/2025 08:54
Bình Định nghiên cứu lấy cát nhiễm mặn để san nền cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Thời gian qua, Bình Định xuất hiện tình trạng thiếu cát xây dựng, vì vậy, địa phương đánh giá việc nghiên cứu vật liệu mới và vật liệu thay thế để san nền phục vụ thi công các công trình là rất cấp thiết.
Đầu tư - 09/05/2025 08:53
RMIT: Thuế quan Mỹ là cú hích cho ngành công nghệ Việt Nam
Theo chuyên gia tại Đại học RMIT Việt Nam, các mức thuế mới của Mỹ có thể trở thành cú hích giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghệ quốc gia của Việt Nam.
Đầu tư - 09/05/2025 07:56
Nhà ở xã hội tại Huế: Nhu cầu vượt khả năng cung ứng của thị trường
Nhu cầu NOXH hiện nay ở Huế đang rất cao, bởi những ưu đãi về giá, đáp ứng được cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân trong các khu công nghiệp chưa có nhà ở.
Đầu tư - 09/05/2025 07:20
Quảng Nam muốn đưa nhà máy bia Heineken hoạt động trở lại
Tỉnh Quảng Nam muốn tiếp tục đưa Nhà máy bia Heineken Quảng Nam đi vào vận hành, hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có.
Đầu tư - 09/05/2025 07:19
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago