Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị ‘Gặp gỡ Nhật Bản - Khu vực Bắc Trung Bộ 2019’

Nhàđầutư
Chiều 25/4, tại TP. Vinh (Nghệ An), UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản - Khu vực Bắc Trung bộ 2019”.
SỸ TÂN
26, Tháng 04, 2019 | 06:45

Nhàđầutư
Chiều 25/4, tại TP. Vinh (Nghệ An), UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản - Khu vực Bắc Trung bộ 2019”.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Vương Đình Huệ -Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương; đại diện lãnh đạo 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế); các Cơ quan đại diện Nhật Bản tại Việt Nam; các tỉnh Nhật Bản kết nghĩa với Nghệ An; các tổ chức quốc tế; các tập đoàn, công ty, hiệp hội doanh nghiệp; các nhà đầu tư Nhật Bản trong nước và đến từ Nhật Bản.

uri_mh1556189521396

Toàn cảnh Hội nghị "gặp gỡ Nhật Bản - Khu vực Bắc Trung bộ"

Hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản - Khu vực Bắc Trung Bộ 2019” nằm trong chuỗi các sự kiện “Gặp gỡ Nhật Bản” do Bộ Ngoại giao tổ chức hàng năm với quy mô liên kết vùng nhằm kết nối các đối tác Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực với các địa phương Việt Nam. 

Cần có tư duy phát triển kinh tế vùng

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định đây là cơ hội kết nối, chia sẻ thông tin, trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác, đầu tư, thương mại trên các lĩnh vực cùng quan tâm giữa chính quyền và doanh nghiệp các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ với các đối tác và doanh nghiệp Nhật Bản, góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết năm 2018, GDP của Việt Nam tăng 7,08%, cao nhất trong 10 năm gần đây. Ðáng chú ý là trong năm qua. Quy mô kinh tế Việt Nam (240,5 tỷ USD) hiện đứng thứ 44 trên thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ 34 theo sức mua tương đương. GDP bình quân đầu người đạt 2.587 USD (khoảng 7.680 USD theo sức mua tương đương). Việt Nam hiện có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

uri_mh1556189355460

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2018 đã đạt trên 482 tỷ USD, trong đó xuất khẩu gần 245 tỷ USD. Việt Nam là thành viên WTO, đang thực hiện cam kết của 12 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới như Hiệp định CPTPP. Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD) đánh giá Việt Nam nằm trong 12 quốc gia thành công nhất về thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay có gần 26.000 doanh nghiệp FDI đến từ 130 quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam với số vốn cam kết đầu tư trên 330 tỷ USD.

Cùng với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đặc biệt coi trọng phát triển các lĩnh vực xã hội, tạo điều kiện cho người dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội và thụ hưởng các thành quả phát triển.

Theo Phó Thủ tướng, khu vực Bắc Trung bộ nói chung và Nghệ An nói riêng nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt; hội tụ không ít lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đặt rất nhiều kỳ vọng vào tiềm năng và triển vọng phát triển kinh tế của khu vực Bắc Trung bộ. 

uri_mh1556189381352

Ngài Umeda Kunio - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Tuy nhiên, để khai thác một cách hiệu quả hơn nữa lợi thế của khu vực này trong quá trình hội nhập quốc tế, bên cạnh những nỗ lực của chính mình, các tỉnh mong muốn hợp tác và học hỏi với bạn bè và đối tác quốc tế, trong đó Nhật Bản là người bạn thân thiết và đối tác quan trọng.

“Tôi khẳng định Chính phủ Việt Nam và các địa phương khu vực Bắc Trung bộ luôn hoan nghênh, sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đối tác Nhật Bản mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác, đầu tư kinh doanh tại khu vực này”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh. 

Phó Thủ tướng kêu gọi các tỉnh Bắc Trung bộ tích cực, đổi mới, sáng tạo, làm việc nghiêm túc hơn nữa để tăng cường hợp tác với các đối tác Nhật Bản một cách thiết thực, hiệu quả; có chính sách đáp ứng tốt hơn nữa mong muốn của các đối tác Nhật Bản, đưa khu vực Bắc Trung bộ thực sự trở thành điểm đến hứa hẹn và hấp dẫn với du khách, doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương và đối tác Nhật Bản trao đổi cởi mở, nêu rõ mong muốn của mỗi bên, để cùng đề xuất thảo luận những giải pháp thiết thực nhất nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trong thời gian tới. 

Đặc biệt, các địa phương cần có tư duy phát triển kinh tế vùng trên cơ sở kết nối vùng theo cả trục Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây để tạo động lực cho phát triển chung, vì lợi ích chung của cả nước, khu vực; phát huy được lợi thế có tính cạnh tranh của vùng và của từng tỉnh.

uri_mh1556189406849

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, ông Thái Thanh Quý khai mạc Hội nghị

Trước đó, phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý nhấn mạnh, các tỉnh Bắc Trung bộ mong muốn được lắng nghe những ý kiến, những chia sẻ kinh nghiệm từ Đại sứ quán, các tổ chức kinh tế - văn hóa, các doanh nghiệp, hiệp hội, các địa phương Nhật Bản tham dự hội nghị. 

Qua đó, các tỉnh vùng Bắc Trung bộ nói chung, Nghệ An nói riêng có điều kiện tiếp cận được các nguồn lực hợp tác cũng như quảng bá hình ảnh của mình trong mắt bạn bè Nhật Bản.

Nhiều định hướng hợp tác

Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio trao đổi giữa Việt Nam – Nhật Bản hiện đã có 64 thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa các địa phương. Trong đó, 6 tỉnh Bắc Trung bộ cũng đã ký kết 9 thỏa thuận hợp tác, riêng Nghệ An có 1 thỏa thuận được ký kết. Sự giao thoa về mặt kinh tế, văn hóa, thể thao đang được thúc đẩy mạnh mẽ giữa 2 nước. Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia hàng đầu đầu tư vào Việt Nam với 1.000 doanh nghiệp. Vài năm trở lại đây, Việt Nam ngày càng quan trọng với Nhật Bản. Nền kinh tế của Nhật Bản đang được duy trì bởi người trẻ Việt Nam với khoảng 300.000 người, tăng gấp 7 lần.

Trong khuôn khổ hội nghị, đã diễn ra 3 phiên thảo luận, bao gồm Hợp tác phát triển, Hợp tác địa phương, Văn hóa – Du lịch, Hợp tác lao động và Hợp tác kinh tế.

uri_mh1556189432004

Các đại biểu tham gia  thảo luận  

Theo đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề như định hướng thu hút, sử dụng ODA Nhật Bản tại Việt Nam và khu vực Bắc Trung Bộ, các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; mục tiêu và ý nghĩa của Dự án Kết nối hành lang kinh tế Đông Tây; hợp tác phát triển liên kết vùng khu vực Bắc Trung Bộ, các lĩnh vực như thu hút FDI, hợp tác nguồn nhân lực, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, du lịch, giáo dục đào tạo và lao động.

Đặc biệt, tại phiên 2, đại sứ quán Nhật Bản Okabe Daisuke đã phân tích rõ tình hình hợp tác cấp địa phương Nhật Bản – Việt Nam; Đại diện Japan Foundation đã đánh giá những bước phát triển trong quan hệ giao lưu văn hóa giữa các địa phương Việt Nam – Nhật Bản thời gian qua, giới thiệu các dự án hợp tác của Japan Foundation tại khu vực Bắc Trung Bộ.

Đại diện JNTO cũng đã nêu thực trạng và xu thế hợp tác du lịch Việt Nam- Nhật Bản. Đồng thời gợi ý cho các địa phương Bắc Trung Bộ trong việc thu hút khách du lịch Nhật Bản. Đại diện IM Japan cũng đã tham gia thảo luận về tình hình hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua. Điều chỉnh mới trong chính sách tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài của Chính phủ Nhật Bản; những điểm cần lưu ý đối với Việt Nam.

Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Phó Thủ tương Vương Đình Huệ cảm ơn Chính phủ và nhân dân Nhật Bản về những ủng hộ và giúp đỡ liên tục và ý nghĩa dành cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam nhiều năm qua. Phó Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định Chính phủ Việt Nam và các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ luôn hoan nghênh, sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đối tác Nhật Bản mở  rộng quan hệ giao lưu hợp tác, đầu tư kinh doanh tại khu vực này. 

Bên lề hội nghị sẽ diễn ra các cuộc gặp giữa Lãnh đạo các địa phương các tỉnh Khu vực Bắc Trung Bộ với Đại sứ Nhật Bản và đại diện các cơ quan/tổ chức quốc tế Nhật Bản (G2G), giữa Lãnh đạo các địa phương với các doanh nghiệp Nhật Bản (G2B) và giữa các doanh nghiệp hai nước (B2B). 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ