Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Còn hiện tượng không muốn phân cấp vì sợ mất quyền lực

Nhàđầutư
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng, còn hiện tượng không muốn phân cấp, vẫn muốn "ôm", nếu không phải vì lợi ích, thì đâu đó cũng sợ mất đi quyền lực của mình.
QUANG TUYỀN
07, Tháng 11, 2023 | 18:08

Nhàđầutư
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng, còn hiện tượng không muốn phân cấp, vẫn muốn "ôm", nếu không phải vì lợi ích, thì đâu đó cũng sợ mất đi quyền lực của mình.

Chiều 7/11, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm lĩnh vực tư pháp, nội chính. Sau khi lắng nghe phần chất vấn của các đại biểu và phần trả lời của những các Bộ trưởng, trưởng ngành, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã giải trình, làm rõ thêm những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Nhận khuyết điểm và cố gắng từng bước khắc phục

Về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang bày tỏ hoàn toàn đồng tình với giải trình, trả lời chất vấn của Bộ trưởng Tư pháp trước đó. Tuy nhiên, qua ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng nhận thấy, có hai từ được nhắc đến nhiều nhất là “chậm” và “chưa”.

"Trách nhiệm này thuộc về Chính phủ và các Bộ trưởng phụ trách các Bộ, ngành được giao là cơ quan chủ trì soạn thảo, chứ không chỉ riêng Bộ Tư pháp. Các đại biểu đã đưa ra con số có đến hơn 60% văn bản hướng dẫn dưới luật được ban hành sau ngày luật có hiệu lực. Chúng tôi xin nhận khuyết điểm và cố gắng từng bước khắc phục trong thời gian tới", Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn nói.

071120230309-z4857281331355_fdeb1bcc3943eb8cea454545727fb41d

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giải trình, làm rõ thêm những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Ảnh: Quochoi.vn

Việc chậm về thời gian và số lượng văn bản hướng dẫn thi hành, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hay, việc ban hành nghị định, thông tư cần có tính chuẩn mực, kiểm soát được tình hình và tạo điều kiện thông thoáng để vận hành. Hiện nay, việc đánh giá tác động sau khi chính sách ra đời cũng tốn kém nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành phải dồn nhiều công sức cho việc sửa nghị định, thông tư đang có hiệu lực mà có bất cập. Xét về thứ tự ưu tiên, thì những gì đang vướng được ưu tiên nhiều hơn, cho nên, đâu đó còn lơ là hơn cho việc đáp ứng các yêu cầu của luật mới. Tuy nhiên, về chủ quan đánh giá thời gian qua Chính phủ có tiến bộ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, hàng tháng tổ chức hội nghị chuyên đề về pháp luật.

Về giải pháp thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết, sẽ tập trung nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp; tăng cường nguồn lực, năng lực cho người làm công tác pháp chế. Đồng thời, trong bối cảnh xây dựng hệ thống pháp luật trên cơ sở Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì hiện cũng có những quy định cần tiếp tục sửa đổi.

Không muốn phân cấp vì sợ mất quyền lực

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng nêu rõ, phân cấp là vấn đề rất quan trọng, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các bộ, ngành cũng đang đẩy mạnh thực hiện phân cấp, bởi chính các địa phương mới biết thế nào là tốt nhất cho mình. Hơn nữa, giải quyết được vấn đề phân cấp sẽ tránh được câu chuyện phải cải cách thủ tục hành chính rất lớn.

"Một Bí thư ở tỉnh miền núi phía Bắc đã nắm tay tôi và cảm ơn vì đã giải quyết việc chuyển mục đích sử dụng rừng để làm công trình giao thông. Đồng chí cũng cho biết, phải đến 24 lần thì thủ tục hành chính mới được giải quyết", Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, phân cấp cũng đang gặp vướng mắc, nhất là ở các quy định chuyên ngành, nếu không đồng bộ lại xung đột pháp lý, không ai dám làm. Hơn nữa, ở nơi này, nơi khác, cơ quan này, đơn vị khác cũng còn hiện tượng không muốn phân cấp, vẫn muốn "ôm", nếu không phải vì lợi ích, thì đâu đó cũng sợ mất đi quyền lực của mình.

Qh

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quochoi.vn

Bên cạnh đó, khi phân cấp thì năng lực của chính quyền địa phương có đủ sức thực hiện được hay không cũng là vấn đề được cân nhắc. Do đó, trong thời gian tới đẩy mạnh phân cấp nhưng sẽ chọn thứ tự ưu tiên, kết hợp kiểm tra giám sát tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính và chuyển đổi số.

Về hành lang pháp lý khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Phó Thủ tướng biểu dương Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan với nhiệm vụ này.

Tháng 9 vừa qua, Chính phủ ban hành được Nghị định 73 về vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề "bảo vệ" còn vướng với các quy định hiện hành. Về giải pháp cho biết đây là vấn đề khó, Phó Thủ tướng mong các đại biểu chia sẻ và đề xuất sửa đổi một số điều trong một số luật.

Về nhận định "tổ chức, thực hiện vẫn là khâu yếu", Phó Thủ tướng cho rằng, để khắc phục điều này đòi hỏi cấp trên phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chấn chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ