PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ: Cần hỗ trợ tài chính để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ cho rằng Nhà nước nên chuẩn bị cho việc hỗ trợ tài chính, giúp bù đắp một số chi phí, hoặc ưu đãi trong vấn đề thủ tục hành chính, nhằm khuyến khích các mô hình kinh tế tuần hoàn tốt và thúc đẩy kết nối các doanh nghiệp với nhau.

PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường. Ảnh Trọng Hiếu.
Để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của nền kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và giảm thiểu tối đa chất thải ra môi trường do chính các hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế tạo ra. Nếu như kinh tế tuyến tính chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và thải bỏ sau tiêu dùng dẫn đến tạo ra một lượng phế thải khổng lồ thì kinh tế tuần hoàn (KTTH) chú trọng việc quản lý, tái tạo tài nguyên theo các vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường bên lề Hội thảo "Chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn".
Theo ông, khi thực hiện KTTH cần lưu ý gì?
PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ: Kinh tế tuần hoàn đang trở thành một xu hướng diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, khi thực hiện, chúng ta cần lưu ý rằng KTTH không chỉ là quản lý chất thải, mà nên được xem xét đầy đủ theo cả 5 giai đoạn gồm: Thiết kế, sản xuất, tiêu dùng, quản lý chất thải và cuối cùng là biến chất thải trở lại thành tài nguyên.
Cụ thể, về thiết kế, mục tiêu bao gồm việc tạo ra các sản phẩm xanh, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng. Khâu thiết kế trong KTTH không chỉ bao gồm thiết kế sản phẩm, mà còn tính tới cả việc thiết kế chất thải của nó. Với sản xuất, giai đoạn này gồm sản xuất sạch hơn, giảm phát thải và thực hiện cả tuần hoàn các nguyên vật liệu ngay trong khâu sản xuất. Còn tiêu dùng sẽ gồm có việc cung cấp dịch vụ tốt hơn, tăng cường trách nhiệm của người tiêu dùng đối với môi trường sinh thái. Cuối cùng, quản lý chất thải gồm có phân loại, thu gom tại cuối vòng đời, tái chế tạo chất thải. Từ chất thải trở lại thành tài nguyên gồm có tái chế chất thải, tái sử dụng tài nguyên.
Cách tiếp cận hệ thống với 5 khâu này chính là điểm khác biệt căn bản của KTTH hiện nay và các quan điểm KTTH trước đây. Tổ chức Phát triển công nghiệp của LHQ (UNIDO) cũng đã khái quát 5 khâu này cùng với 4 mục tiêu chính của KTTH: Giảm dấu chân môi trường, gia tăng thu nhập, giảm phụ thuộc vào tài nguyên, giảm thiểu chất thải.
Lộ trình áp dụng các mô hình KTTH để vừa có thể phát triển kinh tế và vừa bảo vệ môi trường là gì, thưa ông?
PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ: Thực tiễn cho thấy, KTTH đã xuất hiện ở nhiều ngành kinh tế. Sau khi tham vấn các chuyên gia, các hiệp hội nghề nghiệp, tôi có đề xuất lộ trình tổng thể để thực hiện KTTH theo cách tiếp cận hệ thống của một nền kinh tế như sau.
Trong đó, đến năm 2025, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo khung pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; Xây dựng chương trình hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến 2035; lồng ghép các mục tiêu kinh tế tuần hoàn trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, các chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan;…
Đến năm 2030, cần thúc đẩy khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nguyên nhiên liệu, nguyên vật liệu tái tạo đáp ứng sản xuất; Tăng cường thiết kế sinh thái, thiết kế bền vững, thiết kế để tái chế, tái sử dụng, kéo dài tuổi thọ sản phẩm;…
Còn đến năm 2033 cần tăng cường áp dụng các quá trình sản xuất sử dụng nguyên liệu tái chế; thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp cộng sinh vàăng cường khai thác và vận hành chuỗi cung ứng bền vững.
Vậy theo ông, tiêu chí để khuyến khích thực hiện KTTH là gì?
PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ: Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế cũng như định nghĩa về KTTH, tiêu chí của KTTH cần bao gồm: Mức độ giảm khai thác, sử dụng nhiên liệu hóa thạch; mức độ kéo dài vòng đời sản phẩm; mức độ giảm chất thải phát sinh; mức độ giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Còn cấp độ tiêu chí đánh giá thực hiện KTTH ở Việt Nam nên bao gồm: Tiêu chí đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp quốc gia, cấp tỉnh; tiêu chí đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn đối với khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung; tiêu chí đánh giá mô hình kinh tế tuần hoàn đối với dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sản phẩm.
Ông có đề xuất gì để để phát triển KTTH trong thời gian tới?
PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ: Nhà nước nên chuẩn bị cho việc hỗ trợ tài chính, giúp bù đắp một số chi phí, hoặc ưu đãi trong vấn đề thủ tục hành chính, nhằm khuyến khích các mô hình tuần hoàn tốt và thúc đẩy kết nối các doanh nghiệp với nhau.
Trong đó, có thể đưa ra các chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp tham gia hợp tác phát triển kinh tế tuần hoàn trong các KCN. Khuyến khích và hỗ trợ các công nghệ, thiết bị và sản phẩm có lợi cho việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng; Đơn giản hóa thủ tục cho vay đối với các dự án khuyến khích đầu tư.
Ngoài ra, việc khuyến khích và tạo điều kiện hình thành thị trường để phát triển KTTH còn bao gồm thúc đẩy nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm tái chế và các sản phẩm có chứa thành phần tái chế; Hài hòa các tiêu chuẩn, Tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi có hệ thống từ chuỗi cung ứng nguyên liệu tuyến tính sang tuần hoàn nhằm thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất bền vững.
Xin cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân
Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).
Sự kiện - 06/05/2025 13:13
Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Sự kiện - 06/05/2025 10:59
Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 06/05/2025 06:45
Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược
Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.
Sự kiện - 05/05/2025 16:24
Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế
Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.
Sự kiện - 05/05/2025 14:58
Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.
Sự kiện - 05/05/2025 11:49
- Đọc nhiều
-
1
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
2
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Ông Trump đề xuất cắt giảm 163 tỷ USD ngân sách Hoa Kỳ, cắt giảm chi tiêu trong nước
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago