P2P lending: Người hùng hay kẻ tội đồ?

LÊ TRẦN
15:31 07/09/2020

Câu trả lời cho câu hỏi này hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của Chính phủ. P2P lending, bản thân giải pháp công nghệ tài chính này mang ý nghĩa tích cực. Nhưng nếu Nhà nước không đủ năng lực quản lý, kiểm soát và hỗ trợ, nó có thể lại biến tướng thành những kẻ tội đồ, thủ ác.

b9eb2_p2p_1539228468849859603297

P2P lending: Người hùng hay kẻ tội đồ? (Ảnh: Internet)

Cho vay ngang hàng (P2P lending) là nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính như tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

P2P lending là một trong các dịch vụ công nghệ tài chính (fintech) quan trọng, phát triển trên nền tảng ứng dụng, thành quả từ cuộc cách mạng công nghệ số. P2P lending sử dụng dữ liệu lớn (bigdata) và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích, đánh giá khách hàng vay, đưa ra các gói cho vay thích hợp để bên cho vay quyết định tài trợ khoản vay.

P2P lending được kỳ vọng hỗ trợ tăng cường khả năng tiếp cận khoản vay cho các đối tượng yếu thế trong xã hội (người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ, doanh nghiệp siêu nhỏ...), bù đắp khoảng trống tín dụng dưới chuẩn, nơi các tổ chức tín dụng hạn chế, không có nhu cầu hoặc không cung cấp dịch vụ và góp phần đẩy lùi nạn “tín dụng đen”.

Với ý nghĩa đó, P2P lending là một cấu phần đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển tài chính toàn diện (financial inclusion) của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam cũng vậy, Thủ tướng Chính phủ đã xác định: “Ứng dụng công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo là thành tố quan trọng thúc đẩy tài chính toàn diện” trong Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22-1-2020. Theo đó, một trong những nhiệm vụ đăt ra là “Nghiên cứu, ban hành cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (trong đó có P2P lending)”.

Thực tiễn gây “hoang mang” về P2P lending

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khi lấy ý kiến về dự thảo cơ chế thử nghiệm fintech, số lượng fintech tại Việt Nam đã tăng nhanh chóng từ 40 công ty năm 2016 lên 150 công ty năm 2019, trong đó có khoảng 40 công ty P2P lending. Vốn đầu tư vào lĩnh vực này cũng tăng đột biến lên 400 triệu đô la Mỹ.

Tuy nhiên, tăng trưởng nóng trong lĩnh vực này cùng với sự không theo kịp của hành lang pháp lý cho hoạt động fintech đã và đang tạo ra nhiều hệ luỵ. Hoạt động P2P lending thiếu kiểm soát đã bị lợi dụng, biến tướng thành “ứng dụng cho vay nặng lãi”, “tín dụng đen công nghệ”, có nơi tính ra với lãi suất cắt cổ 655%/năm (đặc biệt là những app cho vay do người Trung Quốc điều hành), đẩy nhiều người vay vào cảnh khốn cùng, nợ nần chồng chất và thậm chí, đã từng có những cái chết thương tâm từ sức ép trả nợ vay nặng lãi này.

Từ những hệ luỵ này, một bộ phận truyền thông đã khoác lên P2P lending, “cho vay qua app” một tấm áo khá tiêu cực. Góc nhìn tiêu cực này cũng lại kéo theo nhiều hệ luỵ, mà đối tượng bị tác động lớn nhất không phải là bên cho vay, nhà đầu tư ứng dụng công nghệ mà lại chính là người đi vay. Bởi nếu P2P lending (thực thụ) không phát triển, một bộ phận dân chúng sẽ tiếp tục là bên yếu thế và lại sẽ vẫn là khách hàng tiềm năng của nạn tín dụng đen.

Người hùng hay tội đồ?

Câu trả lời cho câu hỏi này hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của Chính phủ. P2P lending, bản thân nó mang ý nghĩa tích cực. Nhưng nếu Nhà nước không đủ năng lực quản lý, kiểm soát và hỗ trợ, nó có thể lại biến tướng thành những kẻ tội đồ, thủ ác.

Với sự bùng nổ không kiểm soát hiện nay, hàng loạt các app cho vay nước ngoài đang hoành hành gây nên nhiều hệ luỵ cho xã hội. Chính phủ cần khẩn trương hơn trong việc “dọn dẹp”, tạo lập môi trường cho lĩnh vực này. Một mặt, cần vào cuộc lật tẩy, xoá bỏ các ứng dụng cho vay nặng lãi trá hình; mặt khác cần sớm ban hành cơ chế thử nghiệm cho fintech nói chung và P2P lending nói riêng. Đồng thời, tạo lập thêm các hạ tầng hỗ trợ fintech như kết nối tổ chức tín dụng với fintech, cho phép fintech khai thác thông tin tín dụng kèm theo cơ chế cung cấp tin thông tin tín dụng trở lại về trung tâm thông tin tín dụng quốc gia...

Thay cho lời kết, việc các ứng dụng cho vay nặng lãi trá hình, đặc biệt do người nước ngoài vận hành bùng nổ, hoành hành trong thời gian qua là đáng lên án, cần sớm xử lý, dẹp bỏ. Nhưng Chính phủ không nên vì thế mà ngập ngừng trong việc ban hành cơ chế thử nghiệm fintech/P2P lending. Trái lại, Chính phủ cần khẩn trương hơn trong việc tạo lập cơ chế này. Chỉ khi chính sách theo kịp công nghệ, người dân mới thụ hưởng được thành quả của công nghệ.

Tóm lại, chúng ta thực sự cần một cái nhìn “khả ái”, khách quan, công tâm hơn về P2P lending. Bởi nếu không bảo vệ bên cho vay, bên đầu tư nền tảng ứng dụng, họ sẽ không vào cuộc; khi đó, người thiệt thòi nhất sẽ vẫn là bên đi vay, quảng đại quần chúng yếu thế với nhu cầu tài chính còn đang hiện hữu.

(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

  • Cùng chuyên mục
Cú hích từ những thương vụ 'bom tấn'

Cú hích từ những thương vụ 'bom tấn'

Những thương vụ chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), niêm yết mới hay chuyển sàn... được kỳ vọng trở thành lực đẩy quan trọng với thị trường chứng khoán.

Tài chính - 28/06/2025 11:58

Cổ phiếu Taseco Land được chấp thuận niêm yết trên HoSE

Cổ phiếu Taseco Land được chấp thuận niêm yết trên HoSE

Việc niêm yết cổ phiếu TAL lên sàn HoSE đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025.

Tài chính - 28/06/2025 08:53

Ba 'ông lớn' Bình Định rút két, chi hơn 360 tỷ chia cổ tức tiền mặt

Ba 'ông lớn' Bình Định rút két, chi hơn 360 tỷ chia cổ tức tiền mặt

Ba doanh nghiệp tại Bình Định là CTCP Cảng Quy Nhơn, CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định và CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh đã công bố kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tổng số tiền hơn 360 tỷ đồng.

Tài chính - 28/06/2025 07:07

Quốc hội yêu cầu sớm nâng hạng thị trường chứng khoán

Quốc hội yêu cầu sớm nâng hạng thị trường chứng khoán

Quốc hội yêu cầu phát triển mạnh các kênh huy động vốn từ thị trường vốn. Ngoài ra, trong năm 2025, cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để nâng hạng thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi.

Tài chính - 28/06/2025 06:45

Chủ tịch Phát Đạt hứa 'chiến đấu hết mình, để 
  cổ phiếu lên trên 30.000 đồng là vui nhất'

Chủ tịch Phát Đạt hứa 'chiến đấu hết mình, để cổ phiếu lên trên 30.000 đồng là vui nhất'

Chủ tịch Phát Đạt bày tỏ doanh nghiệp đang đứng trước cơ hội bước sang trang mới, phát triển vượt bậc nhờ quỹ đất đã chuẩn bị và quỹ đất mới đang phát triển.

Tài chính - 27/06/2025 15:59

Chứng khoán TPS: Có lãi trở lại từ tháng 6, huy động tối đa 6.500 tỷ

Chứng khoán TPS: Có lãi trở lại từ tháng 6, huy động tối đa 6.500 tỷ

Sau ĐHĐCĐ thường niên 2025, Chứng khoán TPS đã kiện toàn nhân sự, khẳng định chiến lược thời gian tới đầu tư bài bản, kiểm soát rủi ro tạo nền tảng dài hạn.

Tài chính - 27/06/2025 13:37

Quốc hội 'chốt' trao quyền cho Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay lãi suất 0%

Quốc hội 'chốt' trao quyền cho Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay lãi suất 0%

Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi vừa được thông qua là việc chuyển giao thẩm quyền cho vay đặc biệt từ Thủ tướng Chính phủ sang Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Tài chính - 27/06/2025 11:46

Loạt doanh nghiệp chốt ngày trả cổ tức

Loạt doanh nghiệp chốt ngày trả cổ tức

Thống kê cho thấy 1 tháng sắp tới có nhiều doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt. Trong đó, có công ty nước sạch chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ lên đến 60%.

Tài chính - 27/06/2025 09:42

F88 ‘chốt’ mục tiêu tham vọng cho năm đầu tiên lên sàn

F88 ‘chốt’ mục tiêu tham vọng cho năm đầu tiên lên sàn

F88 dự kiến cổ phiếu sẽ được giao dịch trên UPCoM từ quý III, là “phép thử” để tiến tới IPO, niêm yết chính thức trong tương lai.

Tài chính - 27/06/2025 08:00

TCBS trình cổ đông phương án IPO 231 triệu cổ phiếu

TCBS trình cổ đông phương án IPO 231 triệu cổ phiếu

TCBS dự kiến bán tối đa 231 triệu cổ phần trong đợt IPO, tương đương 11,1% vốn. Vốn điều lệ theo đó sẽ tăng từ 20.801 tỷ đồng lên 23.113 tỷ đồng, giá bán chưa được tiết lộ.

Tài chính - 27/06/2025 07:00

Trái phiếu xanh: Cần cú huých chính sách để bứt phá

Trái phiếu xanh: Cần cú huých chính sách để bứt phá

Ông Vũ Chí Dũng, Trưởng ban Pháp chế - Đối ngoại, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhấn mạnh, đây là lúc cần những cú huých chính sách và cơ chế vận hành thực chất để trái phiếu xanh không chỉ là thử nghiệm mang tính biểu tượng mà trở thành một trụ cột vững chắc trong chiến lược tài chính bền vững quốc gia.

Tài chính - 27/06/2025 07:00

TTC AgriS chốt chào bán 40 triệu cổ phiếu ESOP

TTC AgriS chốt chào bán 40 triệu cổ phiếu ESOP

TTC AgriS sẽ chào bán hơn 40 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp. Cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng 50% trong 1 năm và 50% còn lại trong 2 năm.

Tài chính - 27/06/2025 07:00

Eximbank chuyển trụ sở chính về Hà Nội

Eximbank chuyển trụ sở chính về Hà Nội

Trụ sở chính của Eximbank sẽ chuyển về số 27-29 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Tài chính - 26/06/2025 16:07

'Người' Viconship vào HĐQT HAH

'Người' Viconship vào HĐQT HAH

HĐQT HAH nhiệm kỳ 2023-2028 đã chào đón thêm 2 lãnh đạo mới là ông Nguyễn Xuân Dũng (hiện là Chủ tịch HĐQT Viconship) và ông Tạ Công Thông (hiện là Tổng giám đốc Viconship).

Tài chính - 26/06/2025 15:10

Giao dịch nội bộ sôi động tại cổ phiếu City Auto

Giao dịch nội bộ sôi động tại cổ phiếu City Auto

Nhóm cổ đông nội bộ liên tục đăng ký mua bán cổ phiếu City Auto thời gian qua. Gần đây nhất, vợ Chủ tịch HĐQT và cổ đông lớn Tân Thành Đô đăng ký mua đến 12,5 triệu cổ phiếu CTF.

Tài chính - 26/06/2025 12:43

Trái chiều dự báo biến động tỷ giá

Trái chiều dự báo biến động tỷ giá

Nửa cuối năm 2025 là một giai đoạn khó khăn với chính sách tiền tệ, điều hành tỷ giá trong bối cảnh các chỉ tiêu tăng trưởng được đặt ở mức cao nhưng bối cảnh trong nước và quốc tế lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tài chính - 26/06/2025 09:16