Ông tổ của giới doanh nhân: Danh tướng Trần Khánh Dư

NGUYỄN THÀNH PHONG
06:30 13/10/2019

Trần Khánh Dư (1240 - 1340), là một chính khách, một nhà quân sự, anh tướng lừng lẫy của Đại Việt dưới triều đại nhà Trần. Ông là người quê ở Chí Linh, Hải Dương, cha của ông là Thượng tướng Nhân Huệ hầu Trần Phó Duyệt.

tran-khanh-du

Bìa tiểu thuyết lịch sử “Trần Khánh Dư” của Lưu Sơn Minh.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất (1258), Trần Khánh Dư là một tướng trẻ dưới trướng của Trần Quốc Tuấn (1232 -1300). Do có công đánh úp giặc Nguyên, sau đó, ông được cử cầm quân đi dẹp loạn Bồn Man ở vùng rừng núi, đã thắng lớn, nên được Thượng hoàng Trần Thái Tông khen là người có trí lược, nhận ông là Thiên tử nghĩa nam (con nuôi), được vua Trần Thánh Tông ban cho tước hiệu Nhân Huệ vương và phong làm Phiêu Kỵ đại tướng quân. Tước hiệu và chức vụ này, triều nhà Trần chỉ phong cho hàng ngũ hoàng tử, nhưng vì Trần Khánh Dư đã lập đại công và được Thái thượng hoàng nhận làm con nuôi, nên mới được phong cho như thế.

Trần Khánh Dư tài hoa, cũng có chút đam mê tửu sắc, sống phóng túng và lãng mạn. Ông tiếp tục được tin tưởng, trọng dụng, còn được thăng tiếp đến Tử phục Thượng vị hầu, quyền chức Phán thủ. Quyền thế đang như thế thì ông mắc vào tội quyến rũ và ngoại tình với Thiên Thụy công chúa, là vợ Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Sự việc vỡ lở, vua Trần Thánh Tông, dù rất yêu quý và nể vì Trần Khánh Dư, nhưng sợ Hưng Đạo đại vương phật ý, nên đã xử tội ông phải bị đánh cho đến chết. Khi thi hành án, vua lại ngầm lệnh cho lính đánh chúc đầu gậy xuống qua người ông, vì thế, qua 100 gậy mà Trần Khánh Dư vẫn không chết. Theo luật, thế là trời tha, nên ông được miễn chết. Trần Khánh Dư chỉ bị phế truất binh quyền, tịch thu mọi gia sản. Ông lặng lẽ rời triều, lại về quê cũ Chí Linh, làm nghề đốt than, chở thuyền trên sông, buôn bán kiếm sống thảnh thơi qua ngày.

Năm 1282, quân Nguyên chuẩn bị tiến đánh Đại Việt lần thứ hai. Vua quan nhà Trần kéo về Bình Than mở hội nghị bàn cách chống giặc. Lúc thuyền vua đỗ ở bến Bình Than, một chiếc thuyền lớn chở than củi đi qua, trên thuyền thấp thoáng bóng người lái thuyền đội nón lá, mặc áo ngắn. Vua Trần Nhân Tông (con trai Trần Thánh Tông, lên ngôi năm 1279) nhìn thấy, bảo với quan tướng: "Người kia chẳng phải là Nhân Huệ vương sao?", rồi vua sai người chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Thuyền nhỏ đuổi theo đến cửa Đại Than thì gặp được thuyền lớn chở than, triệu ông lái thuyền quay về gặp vua. Ông lái thuyền trả lời: "Lão là người buôn bán, có việc gì mà vua phải triệu?" rồi cứ thế cho thuyền đi tiếp. Người đi triệu trở về tâu lại, vua bảo: "Đúng là Nhân Huệ vương đấy, người thường tất không dám nói thế". Vua lại sai nội thị chèo thuyền đi gọi tiếp để ông này triệu bằng được ông lái thuyền về gặp.

Khi ông lái thuyền chở than bước lên thuyền rồng, vua chạy đến ôm chầm lấy, nói: "Nam nhi mà đến nỗi này thì thực là cùng cực rồi". Vua lập tức xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn thì đi xách nước để dội lên người cho Trần Khánh Dư tắm. Sau đó, vua ban áo ngự cho Trần Khánh Dư mặc để ngồi cùng bàn việc chống giặc với các quan tướng. Tại hội nghị Bình Than, Trần Khánh Dư đã đưa ra nhiều kế sách. Ông được Trần Nhân Tông phục chức và phong làm Phó đô tướng quân, giao cho trấn giữ Vân Đồn.

Trần Khánh Dư tiếp tục có công lớn trong hai lần chống quân Nguyên tiếp theo, đặc biệt là đánh tan đạo binh thuyền chở lương thực, khí giới do Trương Văn Hổ chỉ huy tháng 12/1287 ở vùng biển Vân Đồn, làm xoay chuyển tình thế chiến cuộc, dẫn đến thắng lợi cuối cùng năm 1288, đánh tan giặc Nguyên Mông. Tháng 5/1312, ông theo vua Trần Anh Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành, bắt được chúa Chiêm Thành là Chế Chí đưa về nước.

Trần Khánh Dư không bao giờ coi việc buôn bán là hèn mọn. Ngay khi đã làm tướng, ông cũng vẫn kinh doanh và quan tâm đến sản xuất để kiếm lợi chứ không chỉ sống nhờ bổng lộc do chức tước. Khi thất thế thì vui vẻ lui về buôn bán, không có gì băn khoăn.

Trong thời gian làm Phó đô tướng quân trấn giữ Vân Đồn, thấy dân toàn mặc quần áo, sử dụng đồ dùng theo kiểu người Bắc, Trần Khánh Dư thấy không ổn. Nếu xảy ra chiến sự, khó phân biệt dân ta với người địch. Ông suy nghĩ rồi cho ban lệnh: “Để ngăn phòng giặc, người dân không được đội nón của phương Bắc, sợ khi vội vàng khó lòng phân biệt, nên cần đội nón ma lôi của người Việt, ai sai sẽ phạt”. Nhưng trước khi ban ra lệnh đó, ông đã cho người đi mua nón Việt về tích trữ, đến khi nghiêm lệnh ban ra, người dân trong trang Vân Đồn tranh nhau mua, giá cứ thế đắt lên mà không hạ xuống.

Trần Khánh Dư là một văn tài, ông đã được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đề nghị viết lời tựa cho cuốn “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” của mình.

Năm 83 tuổi, Trần Khánh Dư xin rời triều về trí sỹ. Một lần ông đến Tam Điệp và Trường Yên ở Ninh Bình, thấy đồng cỏ mênh mông, sông núi đẹp đẽ, liền cho người nhà đến khai khẩn, lập làng mới. Dần dần, người theo đến rất đông. Ông đặt tên là trại An Trung. Dân các vùng khác đến, lập thêm trại Động Khê và Tịch Nhi, thuộc hai xã Yên Nhân và Yên Đồng, huyện Ý Yên, Nam Định. Trong buổi đầu khai hoang lập làng, ông đã bỏ tiền ra giúp vốn cho dân, hướng dẫn dân trồng cói và làm nghề thủ công, dệt cói.

Trần Khánh Dư ở lại nơi khai phá này 10 năm. Sau đó, ông trở về ấp Dưỡng Hòa, vùng đất ông được phong, thuộc xã Dương Hòa, Lý Nhân, Hà Nam. Ông giao lại nơi khai khẩn cho hai gia tướng họ Bùi và họ Nguyễn coi sóc.

Năm 1340, Trần Khánh Dư mất, thọ tròn 100 tuổi. Nhân dân trong vùng lập đền thờ ông ở An Trung, ghi tạc công đức của ông với bức đại tự: "Ẩm hà tư nguyên" và đôi câu đối, ghi:

Nhân Huệ Vương mở mới bến sông, đồng ruộng tốt tươi nay vẫn đó

Họ Bùi Nguyễn theo nền nối chí, cửa nhà đông đúc trước còn đây.

Với những gì sử sách ghi lại, danh tướng Trần Khánh Dư là một nhân vật hấp dẫn nhiều mặt. Đó là một con người văn võ toàn tài, kiến văn sâu sắc, võ công hiển hách, có chí khí lớn, có công đức dầy, có một đời sống chìm nổi, dài rộng mà sâu sắc. Ông là một tấm gương mà giới doanh nhân ngày nay cần thấm nhuần mà vươn theo.

Giới thương nhân Việt bắt đầu được hình thành từ thời nhà Lý, nhưng chủ yếu họ là những chủ sản xuất kiêm thương nhân, buôn bán chính những sản phẩm mà mình hoặc nhóm bạn nghề của mình làm ra. Đến thời Trần thì mới hình thành những thương nhân chuyên nghiệp. Vì thế, nếu muốn tìm một nhân vật lịch sử để tôn vinh làm ông tổ của giới doanh nhân, thì không ai xứng đáng hơn, chính là danh tướng Trần Khánh Dư!

  • Cùng chuyên mục
Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Đề án là định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội theo giai đoạn; trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của Thủ đô vào năm 2025.

Sự kiện - 19/11/2024 17:48

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24