Những vụ bong bóng kinh tế chấn động lịch sử
Từ cơn cuồng loạn “Hoa tulip Hà Lan” hồi thế kỷ 17 tới cuộc Đại khủng hoảng thị trường Phố Wall năm 1929 chính là những bài học kinh tế xương máu mà lịch sử không thể nào quên lãng.
Bong bóng kinh tế xảy ra khi hiện tượng đầu cơ tràn lan trên thị trường làm giá cả hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến mức không tưởng. Sự nhảy vọt tài chính bất ngờ này là cơ hội để người đầu cơ kiếm bẫm trong một khoảng thời gian ngắn, do vậy các tay chơi càng ham hố đầu cơ mạo hiểm hơn nữa.
Song theo quy luật, bong bóng mong manh này chắc chắn sẽ vỡ tung và hậu quả của nó đủ kinh khủng để cuốn sạch tài sản của giới đầu tư cũng như nhấn chìm nền kinh tế thế giới.
Hội chứng cuồng hoa tulip
Hoa tulip luôn được nhắc tới như một biểu tượng của tình yêu. Thế nhưng, vào thế kỷ 17 tại đất nước Hà Lan, loài hoa này lại hiện diện cho “sự tàn vong” của những nhà đầu tư quá tham vọng.
Hà Lan lâm vào cảnh “ba chìm bảy nổi” không lâu sau khi hoa tulip trở thành cơn sốt ở thị trường châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ 16. Lúc đó, tulip tượng trưng cho địa vị và quyền lực, chỉ dành riêng cho giới quý tộc và những kẻ lắm tiền yêu hoa.
Khi lượng cầu vượt quá lượng cung, các nhà buôn đã khởi đầu canh bạc của mình để mua bằng được giống hoa hiếm này. Thợ nề, mục sư hay luật sư… đều nằm trong số đám đông đổ mạnh dòng vốn vào thị trường củ hoa.
Những khu chợ bán hoa mọc lên như nấm, trong đó củ hoa được giao dịch theo cách thức giống với thị trường chứng khoán Phố Wall ngày nay. Trong cơn đầu cơ tích trữ cuồng loạn, một củ hoa tulip bỗng trở thành vật quy đổi ngang bằng với mọi thứ, từ một cỗ xe kéo, một đôi ngựa, hàng chục tấn lúa mạch tới hàng trăm kg pho mát.
Năm 1637, giá hoa tulip lên đến đỉnh điểm. Giá của Switsers, một loại củ hoa tulip phổ biến, tăng hơn gấp 10 lần từ mức 125 florin/pound ở thời điểm ngày 31/12/1636 lên đến lên 1.500 florin vào ngày 3/2/1637.
Sức mạnh của “cổ phiếu” củ hoa tulip không hề suy giảm cho tới tháng 2/1637 khi thị trường “hốt bạc” này bỗng nhiên đổ sập xuống do các tay chơi lớn quyết định bán tháo. Giá củ hoa rơi thẳng đứng chỉ còn 1% giá trị đã khiến các nhà buôn hoảng loạn chạy đua để xả sạch kho dự trữ.
Chính phủ Hà Lan đã lập ra một hội đồng chịu trách nhiệm dọn sạch đống đổ nát mà “cơn cuồng loạn” tulip gây ra, tuy nhiên nền kinh tế nước này vẫn chìm trong khủng hoảng tới nhiều năm sau đó.
Bong bóng South Sea
“Bong bóng” là thuật ngữ chính xác để miêu tả về vụ bùng nổ tài chính của Công ty cổ phần South Sea của Anh hồi thế kỷ 18. Công ty này hoạt động theo hình thức đối tác công tư, được thành lập năm 1711 với mục đích giảm bớt gánh nặng nợ chiến tranh khoảng 50 triệu bảng Anh của quốc gia, tương đương với 100% GDP lúc đó.
South Sea là công ty thương mại Anh duy nhất được hoạt động tại vùng biển Nam Mỹ song chỉ thu được số lợi nhuận ít ỏi do phía Tây Ban Nha cũng chiếm giữ một thị trường lớn tại khu vực này. Mặc dù không thành công trong kinh doanh nhưng Southu Sea lại thuyết phục được chính phủ Anh chấp thuận việc chuyển đổi một số phần món nợ quốc gia thành cổ phần của công ty.
Tới năm 1720, tin đồn rộ lên rằng công ty này được “nâng đỡ” và sắp nhận được hợp đồng chuyển hóa nốt phần nợ quốc gia khổng lồ còn lại. Chớp lấy thời cơ, South Sea liền phát hành một số cổ phiếu ra thị trường đồng thời cho phép người mua thanh toán làm nhiều đợt. Bởi vậy người dân từ mọi tầng lớp xã hội đã hùa nhau cùng tham gia kiếm lời.
Từ tháng 1 đến tháng 6/1720, giá trị mỗi đầu cổ phiếu của South Sea đã nhảy bước ngoạn mục từ 128 bảng lên gần 1.000 bảng. Nhưng chỉ một tháng sau, quả bong bóng bị thổi phồng quá sức bỗng bục vỡ khi chính những lãnh đạo công ty cũng nhận thấy sự yếu kém và giá trị không thực của lá cổ phiếu.
Giá cổ phiếu rớt xuống sàn kéo theo một trận bán tháo điên loạn. Tới thời điểm cuối năm, hàng ngàn người mất trắng tài sản vì South Sea. Kết quả điều tra của chính phủ Anh sau đó đã phát hiện một số chính trị gia và lãnh đạo của công ty có hành vi tham nhũng, nhận hối lộ. Khi mọi việc vỡ lở thì các nhà đầu tư chỉ còn trong tay những tờ giấy vô giá trị.
Quả bom nhà đất Florida
Bang Florida của Mỹ nổi tiếng là vùng đất của sự sôi động. Năm 1920, dân số ở khu vực này vào khoảng 968.000 người nhưng chỉ 5 năm sau đó, con số này đã tăng lên trên 1.263.000 người. Điều gì đã dẫn đến sự gia tăng này?
Vào thời điểm gọi là “Tiếng gầm của thập niên 20”, nền kinh tế Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đang trên đà phát triển hưng thịnh. Người công nhân lành nghề được trả lương hậu hĩnh, đời sống ổn định nên họ bắt đầu nghĩ đến việc mua nhà để sinh sống.
Rất đông người quyết định đến vùng “thiên đường nhiệt đới” này để tìm mua nhà giá rẻ. Thị trường nhà đất tại đây đã diễn ra rất sôi nổi, khoảng giữa những năm 1920, giá nhà thường vụt tăng gấp đôi chỉ sau vài tháng.
Cơn sốt mua nhà giá thấp bán giá cao đã khiến nhiều người đầu cơ tiếp tục mạnh tay rót vốn mặc dù họ thậm chí chưa bao giờ đặt chân tới Florida. Không ít trường hợp kẻ đầu tư không có đủ tiền mua nhà, mới chỉ đặt cọc một phần tiền đã kịp thời sang tay cho người khác để kiếm lời.
Tình trạng mua đi bán lại có phần mù quáng đã tạo điều kiện cho những kẻ lừa đảo kiếm chác bằng các miếng đất ảo hoặc có vị trí xấu. Giá nhà bị thổi phồng kéo theo nạn lạm phát đã khiến cuộc sống ở Florida trở nên khó thở.
Báo chí Mỹ bắt đầu viết về thực trạng người dân có xu hướng rời bỏ vùng đất này bên cạnh một thực tế là tuyến đường sắt chở vật liệu xây dựng tới đây đã quá tải và ngừng hoạt động. Điều này đã khiến các khách mua trở nên thận trọng hơn. Một loạt các vụ thiên tai sau đó đã tước mất danh hiệu “vùng đất thiên đường” của Florida, hàng ngàn héc ta đất đắt đỏ không có người mua, các nhà đầu cơ bất động sản bỗng rơi vào cảnh thua lỗ, phá sản.
Sự sụp đổ của Phố Wall
Trong thời kỳ vàng son thập niên 1920, chứng khoán Mỹ bùng nổ như chưa từng diễn ra trước đây. Vô số người dân thường Mỹ dùng những khoản vay dài hạn đầu tư vào chứng khoán với giấc mộng giàu có và họ đã được đền bù bằng lợi nhuận tăng lên gấp bốn lần trong khoảng thời gian từ 1920-1929.
Người đầu tư chứng khoán tự tin thực hiện các giao dịch ký quỹ, bằng cách mượn tiền của nhà môi giới, trong khi các ngân hàng bắt đầu đầu cơ tiền của khách hàng mà không tuân thủ quy định.
Tới cuối năm 1929, giá chứng khoán tăng với tốc độ không tưởng. Các bộ phận khác của nền kinh tế không theo kịp tốc độ leo thang của thị trường chứng khoán nên đã làm dấy lên những đồn đại về khả năng xảy ra một sự đổ vỡ. Thấy vậy, rất nhiều nhà kinh tế uy tín hàng đầu nước Mỹ đã trấn an người đầu tư bằng lời cam kết rằng “thị trường có xu hướng tăng giá”.
Sự lạc quan cuối cùng cũng biến mất vào ngày 24/10/1929, được biết tới như “Ngày thứ Năm đen tối”. Các chỉ số chứng khoán ngày hôm đó đã “cắm đầu lao thẳng”. Các nhà đầu tư đã thực hiện 13 triệu giao dịch bán tháo hoặc chuyển đổi trong cơn hoảng loạn khiến bảng điểm ở các sàn chứng khoán Phố Wall không thể đăng tải kịp các hoạt động giao dịch.
Sự đổ vỡ kinh hoàng tiếp tục xảy ra vào “Ngày thứ Ba đen tối” khi thị trường ghi nhận đà tụt dốc nhanh hơn trước. Hàng tỷ USD đã bốc hơi khỏi nền kinh tế, khởi đầu một quá trình tài chính hỗn loạn với việc 4.000 ngân hàng đổ vỡ vào năm 1933.
Sự rối ren này đã dẫn tới cuộc Đại suy thoái chấn động lịch sử, gây hậu quả nặng nề cho nước Mỹ và lan rộng ra châu Âu trong suốt một thập kỷ. Nhà nghiên cứu Boris Borisov ước tính số nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ là hơn 7 triệu người.
Bong bóng Dotcom
Dotcom là từ chỉ các công ty sử dụng internet làm nền tảng chính trong hoạt động kinh doanh. Lý do có tên dotcom xuất phát từ địa chỉ mạng URL mà khách hàng sử dụng để truy cập vào các website, ví dụ như www.amazon.com.
Mô hình kinh doanh của công ty dotcom đòi hỏi phải sử dụng internet để hoạt động; internet là thành phần chính của công ty dotcom. Phần lớn sản phẩm của các công ty này là các dịch vụ được cung cấp thông qua internet, nhưng cũng có thể đi kèm với sản phẩm hiện vật. Một số công ty dotcom không cung cấp bất kì sản phẩm hiện vật nào.
Các công ty dotcom mang đến làn sóng mới trong nền kinh tế thế giới cuối những năm 1990. Giá trị của công ty này tăng nhanh hơn bất kì ngành công nghiệp nào khác cùng thời. Mặc dù trên thực tế, hầu hết các công ty internet có rất ít tài sản vật chất, rất nhiều trong số chúng đã được định giá rất cao trên thị trường chứng khoán lúc đầu. Bị hấp dẫn bởi những dự đoán về ngành công nghệ, các nhà đầu tư đã rót một số lượng lớn vốn vào các công ty dotcom mà không có lịch sử lợi nhuận chính xác.
Rất nhiều công ty dotcom chỉ tập trung vào tăng trưởng và mức độ nhận diện thương hiệu với mục tiêu đạt được giá trị cao trên thị trường chứng khoán, bất chấp việc trên thực tế các công ty này bán được rất ít sản phẩm. Nasdaq đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử vào tháng 3/2000.
Bong bóng dotcom vỡ vào năm 2001 khi nhiều công ty internet bắt đầu công bố việc thiếu hụt lợi nhuận. Một số nhà đầu tư bắt đầu nhanh chóng chuyển tiền đầu tư của họ sang các công cụ tài chính khác, dẫn đến tình trạng bán tháo và sụt giảm giá cổ phiếu. Một lượng lớn các khoản đầu tư đã bị mất, dẫn đến một cuộc suy thoái nhẹ ở Mỹ và các quốc gia khác.
Bitcoin - "mẹ của mọi loại bong bóng"?
Sự tăng giá nhanh và đột ngột của đồng tiền kỹ thuật số này đã tạo ra hai luồng ý kiến. Trong khi giới đầu cơ cho rằng diễn biến đáng kinh ngạc đó là hợp lý, một số người ở Phố Wall lại cảnh báo điều này sẽ mang lại kết quả không mấy tốt đẹp.
Trong bối cảnh các loại tài sản khác mang lại mức lợi suất thấp như hiện nay, Bitcoin trở thành một trong những lựa chọn khá hấp dẫn. Song, các nhà đầu tư vừa mừng vừa lo bởi nỗi sợ hãi “bong bóng” vỡ như hồi năm 2017 vẫn đang canh cánh trong lòng.
Hiện đang có rất nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến tiền số. Trong khi những người có niềm tin mãnh liệt vào loại tài sản này đánh giá tiền số đã "trưởng thành" và cung cấp cho nhà đầu tư "lá chắn" phòng vệ trước đồng USD yếu và những rủi ro về lạm phát, nhiều người lại lo lắng rằng đà tăng của tiền số là không bền vững, được thúc đẩy bởi các gói kích thích tài khóa và tiền tệ lớn chưa từng thấy.
Dù Bitcoin ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường song không phải ai cũng lạc quan về đồng tiền số này bởi đã từng có thời “bong bóng” Bitcoin nổ tung khiến các nhà đầu tư ồ ạt bán tháo.
Theo Michael Hartnett, chiến lược gia đầu tư chính tại công ty đầu tư chứng khoán thuộc ngân hàng Bank of America (BofA) là Bank of America Securities, diễn biến giá gần đây của bitcoin có thể là hiện thân của một cơn sốt đầu cơ mà ở đó đồng tiền này đang giống như “mẹ của mọi bong bóng”.
Chiến lược gia Hartnett chỉ ra trong một báo cáo gần đây rằng xu hướng gia tăng mạnh mẽ của bitcoin trong hai năm qua – mức tăng khoảng 1.000% kể từ đầu năm 2019 - là lớn hơn nhiều so với mức tăng của các tài sản khác trong vài thập kỷ qua.
- Cùng chuyên mục
Hà Nội tích cực xây dựng thành phố thông minh
TP. Hà Nội đã đề ra phương châm hành động "1 mục tiêu - 3 nguyên tắc - 6 phấn đấu" để quyết tâm phấn đấu xây dựng phát triển Thủ đô Hà trở thành đô thị thông minh, hiện đại...
Công nghệ - 14/11/2024 15:27
AI có thể vượt qua con người trong 10 năm tới
Theo chuyên gia, AI đã tiến hoá đến bước suy luận và có thể phân tích thị giác con người. Điều này có thể khiến AI vượt qua con người chỉ trong khoảng 10 năm tới, với bước phát triển như hiện tại.
Công nghệ - 12/11/2024 14:44
Tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC-HOSTEP: Bước tiến mới cho công nghệ tế bào gốc tại Việt Nam
"Lễ khởi công tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC- HOSTEP đánh dấu một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển công nghệ sinh học tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và trong lĩnh vực công nghệ sinh học - công nghệ y sinh của Việt Nam".
Công nghệ - 08/11/2024 11:56
Viettel hợp tác với công ty phân tích dữ liệu và AI tạo sinh hàng đầu của UAE
Lễ ký kết giữa Viettel và Presight diễn ra tại TP Dubai trong khuôn khổ buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với doanh nghiệp hai nước.
Công nghệ - 30/10/2024 17:30
Đại học Kinh tế TP.HCM tích hợp công nghệ AI vào biểu diễn nghệ thuật
Đại học Kinh tế TP.HCM tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào buổi trình diễn nghệ thuật Tangible Performance mới đây, thể hiện sự giao thoa giữa nghệ thuật - công nghệ hướng tới phát triển bền vững, mang đến cái nhìn mới của sự biểu hiện sáng tạo và tác động của nó đến thế hệ tương lai
Công nghệ - 24/10/2024 13:44
Biết cách khai thác sức mạnh của AI sẽ vượt trội về năng suất
Theo Giám đốc Sản phẩm và Công nghệ của Navigos Group, những người biết cách khai thác sức mạnh của AI sẽ vượt trội về năng suất so với những người vẫn theo đuổi phương pháp làm việc truyền thống.
Công nghệ - 11/10/2024 13:46
AI Marketing lần đầu xuất hiện tại cuộc thi marketing
Giải thưởng SMARTIES do MMA Global tổ chức đã vinh danh hàng trăm chiến dịch marketing xuất sắc nhất mỗi năm, có sức tác động trực tiếp và đóng góp quan trọng vào sự phát triển, định hình tương lai ngành tiếp thị. Năm nay, lần đầu tiên xuất hiện hạng mục AI Marketing.
Công nghệ - 03/10/2024 13:16
PVOIL ra mắt ứng dụng cho phép mua xăng trước trả tiền sau
PVOIL ra mắt ứng dụng mua xăng dầu dành cho khách hàng cá nhân với tên gọi PVOIL 4U, có tính năng mua trước trả tiền sau nhắm tới đối tượng khách hàng thường xuyên là các tài xế lái xe.
Công nghệ - 30/09/2024 21:13
Cách các doanh nghiệp tận dụng livestream để tăng doanh số
Bông Bạch Tuyết, L'ORéal, Grabfood... là những thương hiệu điển hình cho việc tận dụng lợi thế thương mại điện tử, livestream để tăng doanh số.
Công nghệ - 27/09/2024 14:38
HueWaco tham gia tuần lễ nước Quốc tế tại Đài Loan
HueWACO đã đến thăm và làm việc với Cục nước Đài Bắc (TWD), đại diện hai đơn vị đã cùng thảo luận, trao đổi và chia sẻ về các vấn đề trong lĩnh vực cấp nước.
Công nghệ - 16/09/2024 14:35
FPT mở văn phòng tại Thụy Điển, thúc đẩy tăng trưởng thị trường Bắc Âu
Văn phòng mới của FPT tại Thụy Điển nằm trong Công viên Khoa học Lindholmen, một trong những trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu của Thụy Điển quy tụ hệ sinh thái sôi động gồm hơn 375 doanh nghiệp hàng đầu.
Công nghệ - 09/09/2024 10:59
Những cú 'sẩy chân' của các hãng xe công nghệ tại Việt Nam
Lần lượt các hãng xe công nghệ như Uber, GoViet, Baemin rồi mới đây là Gojek phải nói lời chia tay với thị trường Việt Nam sau vài năm thử sức.
Công nghệ - 05/09/2024 11:43
FPT 'bắt tay' FCC Partners lập Quỹ Đầu tư Công nghiệp Bán dẫn Việt Nam
FPT và FCC Partners kỳ vọng Quỹ Đầu tư Phát triển Công nghiệp Bán dẫn Việt Nam sẽ góp phần tăng trưởng ngành bán dẫn tại Việt Nam thông qua phát triển nguồn nhân lực, thu hút đầu tư nước ngoài ngành vi mạch bán dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Công nghệ - 08/08/2024 16:43
20% vốn Nhật Bản chảy vào lĩnh vực công nghệ thông tin Việt Nam
"Hàng năm có một số lượng đầu tư trực tiếp nhất định từ Nhật Bản vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Tính đến năm 2023 có 59 khoản đầu tư, tương đương 20%", ông Noriya Tarutani, Phó Giám đốc Ban Đổi mới sáng tạo của JETRO cho biết tại Vietnam IT Day 2024.
Công nghệ - 07/08/2024 11:51
Phần mềm miễn phí giúp phát hiện lừa đảo qua mạng
Người dùng có thể tải miễn phí ứng dụng chống lừa đảo nTrust từ Google Play với hệ điều hành Android và App Store với hệ điều hành iOS.
Công nghệ - 30/07/2024 17:24
'Hà Nội sẵn sàng nhập cuộc đua bán dẫn bằng hàng loạt chính sách ưu đãi'
Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam Võ Xuân Hoài cho rằng, Hà Nội đã sẵn sàng nhập cuộc đua bán dẫn thông qua hàng loạt chính sách ưu đãi, thu hút nhà đầu tư được ban hành.
Sự kiện - 30/07/2024 06:18
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 4 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 15 h ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago