Những tác động từ kế hoạch áp thuế đối ứng của Chính phủ Mỹ

NGÂN DIỆP
07:58 22/02/2025

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có kế hoạch áp thuế nhập khẩu đối ứng với toàn thế giới, đặt tất cả các đối tác thương mại vào tầm ngắm. Kế hoạch này sẽ có tác động thế nào đến thương mại toàn cầu?

Những tác động từ kế hoạch áp thuế đối ứng của Chính phủ Mỹ.

Tổng thống Donald Trump và kế hoạch áp thuế đối ứng

Ngày 13/2/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một bản ghi nhớ, ra lệnh cho các quan chức bắt đầu tính toán thuế quan “có đi có lại”, hay thuế đối ứng nhằm vào các đối tác thương mại của Mỹ, qua đó mở rộng phạm vi của cuộc chiến thương mại của mình, và làm gia tăng sự bất ổn cho các doanh nghiệp quốc tế.

Về cơ bản, lập luận về thuế quan có đi có lại rất đơn giản: Mỹ sẽ áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác, bằng chính mức thuế quan mà các quốc gia đó áp lên hàng hóa từ các công ty Mỹ. Ông Trump từ lâu đã ủng hộ nguyên tắc này, coi đó là cách để đảm bảo sự công bằng cho doanh nghiệp Mỹ, khắc phục thực tế là nhiều đối tác thương mại của Mỹ vẫn duy trì mức thuế quan cao hơn với hàng hóa của Mỹ.

Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ đáp trả bằng thuế quan đối với các nước có chính sách phi thuế quan, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và những biện pháp khác, vì coi đây là những hành vi thương mại không công bằng. Thuế quan đối ứng còn nhắm tới các khoản trợ cấp và chính sách tỷ giá cản trở dòng chảy của hàng hóa Mỹ ra nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết, những nghiên cứu về biện pháp thuế quan mới này dự kiến sẽ hoàn tất vào ngày 1/4/2025. Mỹ sẽ xem xét trước các nền kinh tế có thặng dư thương mại lớn nhất và áp dụng thuế nhập khẩu cao nhất với Mỹ.

Hệ thống thương mại toàn cầu đối mặt nhiều rủi ro

Nếu được triển khai, kế hoạch này dự kiến sẽ khiến các doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức. Bởi trên thực tế, việc tính toán mức thuế quan riêng lẻ đối với hàng ngàn sản phẩm được nhập từ hơn 150 quốc gia đặt ra một vấn đề rất phức tạp đối với chính các công ty Mỹ, từ các nhà sản xuất phụ thuộc vào các bộ phận nhập khẩu cho đến các nhà bán lẻ mua hàng hóa của họ từ nước ngoài.

Điều này cũng được dự báo sẽ đẩy nhanh quá trình suy yếu của hệ thống thương mại thế giới, vốn đã gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây, do tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, cũng như những trở ngại khi đi qua kênh đào Suez và Panama, khiến chi phí vận chuyển tăng vọt.

Trong suốt ba thập niên qua, hệ thống thương mại toàn cầu đã tập trung vào các khối đa phương, và dựa trên các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong đó, các thành viên WTO đã đặt ra mức thuế quan cho mọi loại hàng hóa, mở rộng mức thuế cơ bản giống nhau cho tất cả thành viên, đồng thời đàm phán các hiệp định với các quốc gia khác hoặc khối thương mại khu vực để nới lỏng thuế quan.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump từ lâu đã mô tả Mỹ là nạn nhân của cấu trúc này, viện dẫn mức thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, Mexico và Đức. Khi công bố kế hoạch thuế đối ứng, ông đã tuyên bố rằng mình có thẩm quyền đàm phán lại các điều khoản thương mại theo ý muốn của mình, và không tôn trọng các thỏa thuận hiện có.

Bằng những động thái này, ông Trump đang hướng tới mục tiêu thúc đẩy một kỷ nguyên mới trong đó các hiệp định thương mại đa phương nhường chỗ cho các cuộc đàm phán giữa các quốc gia trong bối cảnh tinh thần dân tộc chủ nghĩa gia tăng. Quá trình chuyển đổi này đe dọa sẽ làm gia tăng sức ép lên chuỗi cung ứng toàn cầu.

Những tác động tiêu cực lên kinh tế Mỹ

Có vẻ như không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Trump đưa ra thông báo của mình vào ngày Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, đến thăm Nhà Trắng. Mỹ đang thâm hụt thương mại đáng kể với Ấn Độ, với mức chênh lệch giữa giá trị hàng hóa nhập khẩu và giá trị hàng hóa xuất khẩu trong năm 2024 là 45 tỷ đô la.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, những mặt hàng nhập khẩu này bao gồm nhựa và các sản phẩm hóa chất, chịu mức thuế dưới 6% khi được vận chuyển đến Mỹ. Khi các loại hàng hóa tương tự của Mỹ được xuất khẩu sang Ấn Độ, chúng phải đối mặt với mức thuế từ 10-30%.

Nếu chính quyền ông Trump nâng mức thuế của Mỹ lên mức ngang bằng với Ấn Độ, điều đó sẽ buộc các nhà máy của Mỹ phải trả nhiều tiền hơn cho hóa chất và nhựa nhập khẩu. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với một loạt sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp như giày dép từ Việt Nam, máy móc và nông nghiệp từ Brazil, hàng dệt may và cao su từ Indonesia.

Một hiệp hội thương mại hàng đầu trong ngành điện tử, IPC, đã cảnh báo rằng chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế Mỹ. Chủ tịch hiệp hội, John W. Mitchell, cho biết: “Mức thuế mới sẽ làm tăng chi phí sản xuất, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thúc đẩy dịch chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài, làm suy yếu thêm nền tảng công nghiệp điện tử của Mỹ”.

Theo các chuyên gia, các nhà nhập khẩu phải trả thuế sẽ chuyển chi phí này lên các nhà bán lẻ, rồi đến lượt các nhà bán lẻ lại tăng giá đối với người tiêu dùng, đúng vào thời điểm lo ngại về lạm phát ngày càng sâu sắc. Điều này không chỉ đi ngược lại những cam kết của ông Trump về việc kiềm chế đà tăng của giá hàng hóa, mà còn khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn hơn nữa việc cắt giảm lãi suất.

Những ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng

Kể từ nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump, khi ông áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc - một chính sách mà Tổng thống Joe Biden sau đó tiếp tục mở rộng - các công ty bán hàng vào thị trường Mỹ đã chuyển một số hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Giá cả tăng cao của việc vận chuyển hàng hóa bằng tàu container đã thúc đẩy các công ty thu hẹp khoảng cách giữa các nhà máy của họ và khách hàng tại Mỹ.

Walmart, một đế chế bán lẻ thống trị bởi việc theo đuổi giá thấp, đã chuyển đơn hàng từ các nhà máy Trung Quốc sang Ấn Độ và Mexico. Columbia Sportswear đã trinh sát các địa điểm nhà máy ở Trung Mỹ. MedSource Labs, một nhà sản xuất thiết bị y tế, đã chuyển đơn hàng từ các nhà máy ở Trung Quốc sang một nhà máy mới ở Colombia.

Tuy nhiên giờ đây, đến lượt các chiến lược đó đối mặt với rủi ro khi ông Trump đe dọa áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada và Colombia, trước khi nhanh chóng trì hoãn hoặc gạt bỏ các kế hoạch như vậy. Ông đã áp dụng mức thuế 25% trên diện rộng đối với thép và nhôm, sau khi áp thuế quan bổ sung 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Những sự chuyển hướng liên tục của nhà lãnh đạo Mỹ đang là vấn đề gây nhức nhối trong phòng họp của các công ty. Nhiều doanh nghiệp đã tính đến phương án thành lập nhà máy tại Mỹ - cách đáng tin cậy hơn cả để không còn phải đối mặt với nguy cơ bị áp thuế. Đây cũng là một trong những mục đích mà ông Trump hướng tới.

Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, ngay cả các doanh nghiệp có nhà máy tại Mỹ cũng phụ thuộc vào các bộ phận và nguyên liệu thô từ khắp nơi trên thế giới. Hơn một phần tư lượng hàng nhập khẩu của Mỹ là các bộ phận, linh kiện và nguyên liệu thô. Việc làm cho những mặt hàng này đắt hơn sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các công ty trong nước, gây nguy hiểm cho việc làm của người Mỹ.

Tuần trước, Ford Motor đã cảnh báo rằng thuế quan đối với Mexico và Canada sẽ gây ra sự tàn phá đối với chuỗi cung ứng của công ty. “Mức thuế 25% đối với toàn bộ hàng nhập khẩu của Mexico và Canada sẽ tạo ra một lỗ hổng chưa từng thấy trong ngành công nghiệp của Mỹ”, Giám đốc điều hành của Ford, ông Jim Farley, cho biết.

Giới kinh doanh lo ngại về các yếu tố không chắc chắn

Một số chuyên gia nhận định những thông điệp cứng rắn của Tổng thống Trump là một chiến thuật đàm phán tiềm năng nhằm buộc các đối tác thương mại phải hạ thuế quan của họ, hoặc đưa ra những nhượng bộ về mặt thương mại. Trên thực tế, Ấn Độ đã đưa ra những cam kết về việc giảm thuế và mua thêm hàng hóa Mỹ, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã liên lạc với chính quyền ông Trump, sau khi kế hoạch áp thuế đối ứng được công bố.

“Những gì đang diễn ra có thể sẽ dẫn đến những kết quả rất tệ”, bà Christine McDaniel, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Mercatus thuộc Đại học George Mason ở Virginia, cho biết. Nhưng nếu ông Trump có thể khiến các quốc gia khác mở cửa thị trường của họ, điều này sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại của Mỹ.

Tuy nhiên, quá trình đàm phán được dự báo sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, và có thể dẫn tới căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và các đối tác. Sự hỗn loạn này sẽ khiến các công ty hoạt động tại Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc dự đoán xem các sự kiện sẽ diễn ra như thế nào khi tính toán chi phí nhập khẩu phụ tùng, hàng hóa thành phẩm.

Hiện tại, giới kinh doanh vẫn đang thận trọng chờ đợi xem tuyên bố nào của ông Trump chỉ là một nước cờ đàm phán và tuyên bố nào báo hiệu những thay đổi thực sự. “Chúng tôi coi ý định của Tổng thống Trump là nghiêm túc, nhưng không nhất thiết phải theo nghĩa đen”, luật sư thương mại Ted Murphy cho biết. “Ông ấy mới chỉ nói một cách chung chung, nhưng chúng tôi phải chờ đợi những gì thực sự diễn ra”.

(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

  • Cùng chuyên mục
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Phát triển nhanh nhưng vẫn phải đảm bảo tăng trưởng bền vững

Thị trường chứng khoán Việt Nam: Phát triển nhanh nhưng vẫn phải đảm bảo tăng trưởng bền vững

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, năm 2025 là năm thị trường chứng khoán Việt Nam vừa phải phát triển nhanh, thiết lập nền tảng cho giai đoạn 2026 – 2030, nhưng vẫn phải đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Tài chính - 21/02/2025 15:32

Bà Mai Thanh nhận 832 triệu đồng cho tháng đầu trở lại làm CEO REE

Bà Mai Thanh nhận 832 triệu đồng cho tháng đầu trở lại làm CEO REE

Năm 2024 là năm biến động với REE khi “ghế nóng” CEO qua 2 lần đổi chủ, bà Mai Thanh phải từ nhiệm Chủ tịch HĐQT để trở lại nhận trọng trách chính cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Tài chính - 21/02/2025 11:54

Điểm danh cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng cao

Điểm danh cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng cao

Các cổ phiếu thuộc ngành cảng biển – logistics, dầu khí, thực phẩm, ngân hàng vừa được thêm vào danh mục khuyến nghị đầu tư của các công ty chứng khoán với triển vọng kinh doanh tích cực.

Tài chính - 21/02/2025 10:25

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mới, Sanest Khánh Hòa đặt mục tiêu thu 1.310 tỷ đồng

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mới, Sanest Khánh Hòa đặt mục tiêu thu 1.310 tỷ đồng

Theo kế hoạch kinh doanh năm 2025, CTCP Nước giải khát Sanest Khánh Hòa đặt mục tiêu doanh thu 1.310 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 65,6 tỷ đồng.

Tài chính - 21/02/2025 07:50

Cổ phiếu Novaland ‘tím lịm’ trước tin vui từ dự án Lakeview City

Cổ phiếu Novaland ‘tím lịm’ trước tin vui từ dự án Lakeview City

Dự án Lakeview City được tháo gỡ khó khăn trong việc xác định thời điểm tính tiền thuê đất, tiền sử dụng đất. Novaland có cơ hội được hoàn nhập tiền trích lập dự phòng liên quan đến dự án.

Tài chính - 20/02/2025 16:41

Bất động sản An Gia có 'né' quy định tách bạch Chủ tịch và CEO?

Bất động sản An Gia có 'né' quy định tách bạch Chủ tịch và CEO?

Bà Nguyễn Mai Giang sẽ tạm thời đảm nhiệm các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của CEO Bất động sản An Gia. Bà Mai Giang là chị ruột của ông Nguyễn Bá Sáng - Chủ tịch HĐQT.

Tài chính - 20/02/2025 10:52

IDICO: Liên tục được cấp phép đầu tư dự án, tiền mặt dồi dào

IDICO: Liên tục được cấp phép đầu tư dự án, tiền mặt dồi dào

IDICO liên tiếp nhận được 3 quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án với tổng quỹ đất hơn 800 ha. Tổng công ty nâng số dự án khu công nghiệp quản lý lên 13, quỹ đất tăng lên 4.236 ha.

Tài chính - 20/02/2025 06:46

Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ đạt mức 3.100 USD/ounce trong năm nay

Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ đạt mức 3.100 USD/ounce trong năm nay

Goldman Sachs đã nâng mục tiêu của giá vàng lên 3.100 USD/ounce vào cuối năm nay khi được hỗ trợ bởi việc ngân hàng trung ương mua vào và dòng tiền đổ vào các quỹ ETF đầu tư vàng.

Tài chính - 19/02/2025 12:42

Cắt hơn 90% nhân sự, chuyện gì xảy ra với VietCredit?

Cắt hơn 90% nhân sự, chuyện gì xảy ra với VietCredit?

VietCredit đẩy mạnh chuyển đổi số, cho vay trực tuyến trên các nền tảng. Tín dụng năm qua tăng trưởng đến 36% nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể.

Tài chính - 19/02/2025 11:16

Được ‘cởi trói’ pháp lý, cổ phiếu khu công nghiệp sáng cửa?

Được ‘cởi trói’ pháp lý, cổ phiếu khu công nghiệp sáng cửa?

Triển vọng doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp sáng khi được “cởi trói” pháp lý dự án và nhiều chính sách thu hút FDI của Chính phủ. Tuy nhiên, sự tích cực vẫn chưa phản ánh vào giá cổ phiếu.

Tài chính - 19/02/2025 07:53

Dấu ấn Hoàng Ngân ở Phân Lân Văn Điển

Dấu ấn Hoàng Ngân ở Phân Lân Văn Điển

Dù là cổ đông thiểu số, song vai trò và sự hiện diện của nhóm cổ đông Hoàng Ngân đang gia tăng nhanh chóng tại Phân lân Văn Điển thời gian qua.

Tài chính - 18/02/2025 14:09

Nhà đầu tư thích ứng với thương chiến

Nhà đầu tư thích ứng với thương chiến

Động thái của Mỹ và các bên có thể khiến chiến tranh thương mại lan rộng là một trong những yếu tố buộc giới doanh nghiệp, nhà đầu tư phải chuẩn bị sẵn tinh thần làm quen với những yếu tố bất định.

Tài chính - 18/02/2025 10:50

Đường đi 6.000 tỷ đồng trái phiếu của IPA

Đường đi 6.000 tỷ đồng trái phiếu của IPA

Giai đoạn 2020-2024, IPA đã thu về 6.048 tỷ đồng từ 18 đợt phát hành riêng lẻ, phần lớn trong số này được điều chuyển sang Trustlink và để trả nợ cho các lô trái phiếu trước đó.

Tài chính - 17/02/2025 15:31

Nhiều cổ phiếu tăng nhờ kết quả kinh doanh tích cực

Nhiều cổ phiếu tăng nhờ kết quả kinh doanh tích cực

Sự phân hóa cổ phiếu đang rõ nét khi kết quả kinh doanh tích cực năm 2024 đẩy giá một số cổ phiếu tăng vượt kỳ vọng; nhưng nhiều mã khác có mức tăng thấp, mang lại cơ hội đầu tư cho năm 2025.

Tài chính - 16/02/2025 08:48

Những kế hoạch vượt tầm của Đô thị Kinh Bắc

Những kế hoạch vượt tầm của Đô thị Kinh Bắc

Năm 2025, Đô thị Kinh Bắc đề ra mục tiêu lãi 3.200 tỷ đồng, gấp 7 lần thực hiện năm trước. Song, doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch kinh doanh 5 năm liền.

Tài chính - 16/02/2025 08:47

Cổ phiếu NVB tăng hết biên độ, thanh khoản cao nhất 4 năm

Cổ phiếu NVB tăng hết biên độ, thanh khoản cao nhất 4 năm

Cổ phiếu NVB tăng điểm trong bối cảnh ngân hàng đã hoàn thành vượt mức tất cả mục tiêu kinh doanh đặt ra tại ĐHĐCĐ thường niên (AGM) năm 2024.

Tài chính - 15/02/2025 07:00