Những điểm nhấn kinh tế Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2020

TẠ NGỌC ANH
08:41 12/10/2020

Kinh tế Thủ đô Hà Nội được đánh giá liên tục tăng trưởng và đạt mức khá trong cả nhiệm kỳ 2016-2020, đóng góp quan trọng trong tăng trưởng cả nước

HN(11)

Bức tranh kinh tế Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2020 có nhiều khởi sắc. Ảnh: Internet.

Sáng 12/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 chính thức khai mạc trọng thể tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.

GDRP vượt 1 triệu tỷ đồng, kinh tế phát triển về mọi mặt

Theo báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội khóa XVI tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, bình quân giai đoạn 2016-2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,39%, đạt mục tiêu đề ra (từ 7,3-7,8%), cao hơn giai đoạn 2011-2015 (6,93%).

Năm 2020, quy mô GRDP ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, khoảng 45 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước.

Đáng chú‎, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng; khu vực nông nghiệp giảm còn 2,09%. Tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân 7,12%/năm. Hạ tầng thương mại nội địa được chú trọng phát triển.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 10,91%/năm; các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử phát triển mạnh, chiếm khoảng 7,0% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.

Du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có mức tăng doanh thu 12,1%/năm; năm 2019 đón hơn 7 triệu khách quốc tế - Hà Nội nằm trong top 10 điểm đến hàng đầu thế giới.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2020 ước đạt 48,47 tỷ USD, tăng 1,34 lần so với năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 9,0%/năm, cao hơn 1,7 lần giai đoạn 2011 - 2015. Hoạt động của các tổ chức tín dụng đạt kết quả tích cực, vốn huy động liên tục tăng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khu vực công nghiệp tăng bình quân 8,3%/năm, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 91%). Một số lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao đã có bước phát triển khá như: Điều khiển kỹ thuật số, tự động hóa, rô-bốt, nano, plasma, laser, công nghệ sinh học...

Hà Nội luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về doanh thu công nghiệp ICT (năm 2019 đạt gần 300 nghìn tỷ đồng), với 16.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn và có 2 trên tổng số 5 khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung của cả nước. Nhiều sản phẩm công nghệ cao, thiết bị thông minh được sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Hạ tầng khu, cụm công nghiệp tiếp tục được phát triển; đã có 17 khu công nghiệp, khu công nghệ cao; 70 cụm công nghiệp đang hoạt động ổn định, 43 cụm công nghiệp mới.

Ngành xây dựng tăng trưởng vượt trội với tốc độ trung bình 11,65%/năm, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (6,49%), tỷ trọng trong GRDP tăng từ 6,42% năm 2015 lên 7,78% năm 2020, góp phần quan trọng tạo diện mạo đô thị mới, hiện đại cho Thủ đô.

Thành ủy Hà Nội cũng đánh giá, kinh tế tri thức, kinh tế số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được chú trọng phát triển. Các yếu tố của kinh tế thị trường, các loại thị trường dần phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập, nhất là thị trường bất động sản, chứng khoán, lao động, khoa học, công nghệ…

Cũng theo đánh giá của Thành ủy Hà Nội, những năm qua, tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn. Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Thành phố được sắp xếp, đổi mới; hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng lên, giai đoạn 2016 - 2020 nộp ngân sách gấp 1,16 lần giai đoạn trước; góp phần giải quyết nhiều việc làm, thu nhập của người lao động năm 2020 tăng 1,2 lần so với năm 2015. Khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục giữ vai trò quan trọng, đóng góp 23% tổng thu nội địa trên địa bàn Thành phố.

Cùng với đó, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn; hỗ trợ tích cực doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Khu vực kinh tế tư nhân có bước phát triển, đóng góp trên 22% trong GRDP, tăng hơn 1,2 điểm % so với năm 2015, giải quyết khoảng 83% lao động xã hội.

Doanh nghiệp mới thành lập tăng cả về số lượng và vốn đăng ký. Lũy kế 5 năm có khoảng 130 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, gấp 1,6 lần giai đoạn trước; vốn đăng ký bình quân khoảng 14,2 tỷ đồng, gấp 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2015.

Kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) được củng cố, tổ chức lại - đã2.134 HTX, tăng 17,8% so với năm 2015; khoảng 65% mô hình hoạt động hiệu quả. Tổ hợp tác, kinh tế hộ tiếp tục phát triển, góp phần tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, tác động tích cực đến kết quả chung của nền kinh tế.

Phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 1,74 triệu tỷ đồng, gấp 1,65 lần giai đoạn trước, bằng 39,2% GRDP, đạt mục tiêu đề ra. Hệ số ICOR trung bình đạt 4,5.

dai-hoi1

Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVII khai mạc sáng 12/10. Ảnh: Kinh tế đô thị.

Thu hút đầu tư vốn ngoài ngân sách với trên 2.775 dự án, vốn đăng ký trên 1,4 triệu tỷ đồng. Xã hội hóa đầu tư được đẩy mạnh, nhất là đối với các lĩnh vực: Cấp nước, bãi đỗ xe, xử lý chất thải, nước thải, hạ tầng công nghệ thông tin, giáo dục, y tế... Cơ cấu đầu tư xã hội dịch chuyển rõ nét; khu vực nhà nước giảm từ 43,44% năm 2015 xuống khoảng 33,88% năm 2020, khu vực ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

Vốn đầu tư nước ngoài năm 2019 đạt 8,67 tỷ USD, cao nhất sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập, là năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu cả nước; lũy kế giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 25 tỷ USD, gấp 3,9 lần giai đoạn 2011-2015.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 12,8% về vốn, 10,4% về thu ngân sách và góp phần tích cực chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và đào tạo kỹ năng cho người lao động, tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn liên tục tăng và vượt dự toán; lũy kế giai đoạn 2016-2020 ước đạt gần 1.200 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1%/năm, gấp 1,64 lần giai đoạn 2011-2015. Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực, tỷ trọng thu nội địa và các khoản thu bền vững từ sản xuất kinh doanh tăng nhanh, giảm dần các khoản thu liên quan đến tài nguyên, đất đai.

Điều hành chi chủ động, tiết kiệm, đảm bảo cân đối ngân sách các cấp; tỷ trọng chi thường xuyên giảm từ 58% năm 2015 xuống khoảng 51% năm 2020; tỷ lệ nợ công của Thành phố đang ở mức rất thấp, khoảng 12%.

Đầu tư công được thực hiện tập trung, cơ bản khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải; tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng từ 27% năm 2015 lên 44,9% năm 2020. Nhiều dự án, công trình trọng điểm hoàn thành theo kế hoạch góp phần phát triển đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị.

  • Cùng chuyên mục
Chân dung tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung

Chân dung tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung

Ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Sự kiện - 11/11/2024 17:23

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giải ngân thấp không phải 'lỗi' của ngân hàng

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giải ngân thấp không phải 'lỗi' của ngân hàng

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng thấp là do phụ thuộc vào các địa phương phải công bố các dự án đủ điều kiện tham gia chương trình theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Đồng thời, khách hàng phải đủ điều kiện vay vốn.

Sự kiện - 11/11/2024 14:51

Nợ xấu của các dự án giao thông, cao tốc chiếm tỷ lệ rất cao

Nợ xấu của các dự án giao thông, cao tốc chiếm tỷ lệ rất cao

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, nợ xấu và nợ nhóm 2 của các dự án giao thông, cao tốc đang chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 20%. Trong đó, một phần nguyên nhân do tiền trả nợ làm đường cao tốc, thường đến từ nguồn thu phí.

Sự kiện - 11/11/2024 13:19

'Ngân hàng không cấm cho vay bất động sản'

'Ngân hàng không cấm cho vay bất động sản'

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm cho vay bất động sản. Nhưng, việc cho vay tiếp tục của thị trường bất động sản phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động, đảm bảo an toàn.

Sự kiện - 11/11/2024 11:37

Thống đốc Ngân hàng nêu lý do chỉ bán mà không mua vàng miếng

Thống đốc Ngân hàng nêu lý do chỉ bán mà không mua vàng miếng

Trả lời việc chỉ bán mà không mua vàng miếng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, đặt mục tiêu tăng cung vàng miếng nên mới chỉ đặt vấn đề bán cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC, chưa đặt vấn đề mua lại.

Sự kiện - 11/11/2024 10:16

Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 2 Bộ trưởng

Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 2 Bộ trưởng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 2 Bộ trưởng Y tế và Thông tin – Truyền thông sẽ là những thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Sự kiện - 11/11/2024 06:43

Từ Nghị quyết của Đảng, đột phá chiến lược về hạ tầng đạt kết quả ấn tượng

Từ Nghị quyết của Đảng, đột phá chiến lược về hạ tầng đạt kết quả ấn tượng

TS. Trần Du Lịch cho rằng, từ khi có Nghị quyết Đại hội Đảng thì việc giải quyết đột phá chiến lược về hạ tầng và đạt những kết quả rất ấn tượng. Đó là cơ sở để chúng ta phát triển đất nước theo mục tiêu đề ra.

Sự kiện - 10/11/2024 17:09

 Sẽ có nghị quyết riêng tháo gỡ những dự án vướng mắc

Sẽ có nghị quyết riêng tháo gỡ những dự án vướng mắc

Những dự án còn vướng mắc về mặt pháp lý sẽ được Bộ KH&ĐT tổng hợp, nghiên cứu, rà soát để phân nhóm và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết để tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Sự kiện - 10/11/2024 15:52

Tạp chí Nhà đầu tư, Báo Đầu tư trao học bổng và thiết bị tại Hà Tĩnh

Tạp chí Nhà đầu tư, Báo Đầu tư trao học bổng và thiết bị tại Hà Tĩnh

Tạp chí Nhà đầu tư, Báo Đầu tư và các nhà hảo tâm đã trao 135 triệu đồng học bổng và trang thiết bị tại các trường ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Sự kiện - 10/11/2024 11:05

Khai mạc lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

Khai mạc lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề "Giao lộ sáng tạo" đã chính thức khai mạc với hơn 100 hoạt động sáng tạo diễn ra từ ngày 9-17/11.

Sự kiện - 10/11/2024 07:44

Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ.

Sự kiện - 10/11/2024 07:40

[Café Cuối tuần] Luật Kiểm soát sự ảnh hưởng của người nổi tiếng, tại sao không?

[Café Cuối tuần] Luật Kiểm soát sự ảnh hưởng của người nổi tiếng, tại sao không?

Phiên thảo luận của Quốc hội ngày hôm qua 8/11, cho ý kiến về quy định buộc người giới thiệu sản phẩm trên mạng phải là người đã thực sự sử dụng sản phẩm đó trong dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi, đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Đại biểu Quốc hội và dư luận.

Sự kiện - 09/11/2024 09:45

Ông Trần Quốc Phương tiếp tục giữ chức Thứ trưởng Bộ KH&ĐT thêm 5 năm

Ông Trần Quốc Phương tiếp tục giữ chức Thứ trưởng Bộ KH&ĐT thêm 5 năm

Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định bổ nhiệm lại ông Trần Quốc Phương giữ chức Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.

Sự kiện - 09/11/2024 09:21

Tổ chức liên chính phủ UnASDG tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh

Tổ chức liên chính phủ UnASDG tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh

Tại Quảng Ninh, tổ chức UnASDG sẽ đồng hành, hỗ trợ cùng Công ty CP Thái An Holding dự kiến tổ chức sự kiện Art For Climate Festival HaLong diễn ra vào đầu năm 2025, với sự tham gia của khoảng 200 tỷ phú quốc tế.

Sự kiện - 09/11/2024 07:00

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII, lễ khai mạc Chợ Dự án Liên hoan phim diễn ra với sự tham gia đông đảo của các đại biểu, nghệ sỹ nổi tiếng trong nước và quốc tế.

Sự kiện - 08/11/2024 07:00

'Điều chỉnh giá điện nên được công khai dưới sự giám sát của Nhà nước'

'Điều chỉnh giá điện nên được công khai dưới sự giám sát của Nhà nước'

Đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định điều chỉnh giá điện nên được công khai minh bạch và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.

Sự kiện - 08/11/2024 06:14