Những công trình biểu tượng mới của Sài Gòn sau 44 năm thống nhất đất nước

Từ Thương xá Tax năm nào đã bị dỡ bỏ cho đến những tòa tháp chọc trời như Bitexco, Landmark 81, Sài Gòn sau 44 năm thống nhất đất nước sẽ chờ đón thêm nhiều nhiều công trình biểu tượng mới.
THU PHƯƠNG
30, Tháng 04, 2019 | 06:30

Từ Thương xá Tax năm nào đã bị dỡ bỏ cho đến những tòa tháp chọc trời như Bitexco, Landmark 81, Sài Gòn sau 44 năm thống nhất đất nước sẽ chờ đón thêm nhiều nhiều công trình biểu tượng mới.

Vinpearl Luxury Landmark 81

Đúng dịp kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2019), ngày 28/4/2019, tại TP.HCM, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chính thức khai trương đồng thời hai hạng mục Khách sạn Vinpearl Luxury Landmark 81 và Đài quan sát Landmark 81 SkyView. Theo Vingroup, đây là khách sạn 5 sao trên cao đẳng cấp và đài quan sát cao nhất khu vực Đông Nam Á.

lanmark-1550

Toàn bộ công trình Landmark 81 đã được hoàn thiện.

Được thiết kế theo kiến trúc tân cổ điển sang trọng của các kiến trúc sư Wilson Associates, khách sạn gồm 223 phòng nghỉ, nằm từ tầng 47 đến tầng 77 của tòa tháp Landmark 81. Ngoài phòng nghỉ, khách sạn có nhiều dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế như Far East Lounge ở tầng 48, hệ thống nhà hàng quy tụ ẩm thực 5 châu. Vinpearl Luxury Landmark 81 còn được bố trí bể bơi ngoài trời liền kề phòng gym, Akoya Spa trên không, quầy bar...

a4-1553

Không gian sang trọng trong khách sạn Vinpearl Luxury Landmark 81.

Cũng trong ngày 28/4/2019, đài quan sát Landmark 81 SkyView ở độ cao gần 400m – được ví như chiếc vương miện của toà nhà cũng chính thức được khánh thành.

Du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố từ độ cao kỷ lục mà còn có thể sở hữu bộ sưu tập trải nghiệm không thể bỏ qua như chinh phục thử thách nhảy dù từ đỉnh Landmark 81 qua trò chơi thực tế ảo Top of Vietnam; chụp ảnh cùng “đôi cánh thiên thần” như bay giữa không trung; thư giãn trên ghế mây trôi, du ngoạn cùng khinh khí cầu mini hay khám phá mô hình sách nổi “Tre Việt vươn cao” tái hiện hình ảnh cây tre và ý tưởng tạo nên tòa tháp.

Sự kiện này cũng ghi dấu mốc quan trọng, "top những tòa nhà cao nhất thế giới"- Landmark 81 chính thức hoàn thiện toàn bộ các hạng mục và đi vào hoạt động.

Tọa lạc tại Tân Cảng, trung tâm của TP.HCM, Landmark 81 là trái tim của khu đô thị Vinhomes Central Park hiện đại. Với chiều cao 461m, tòa Landmark 81 trở thành biểu tượng cho một Sài Gòn vươn cao, đồng thời đưa tên Việt Nam lần đầu tiên ghi danh vào top 10 tòa nhà cao nhất thế giới.

Cũng như tòa tháp nổi tiếng thế giới Empire State hay Choysler của New York (Mỹ), ngay từ thời điểm ra mắt, thiết kế của tòa Landmark 81 trong khu đô thị Vinhomes Central Park đã tạo ấn tượng mạnh mẽ.

A14

Cảm hứng thiết kế của Landmark 81 được lấy từ hình ảnh cây tre Việt Nam kiên cường, bất khuất.

Theo chủ đầu tư Vingroup, cảm hứng thiết kế của Landmark 81 được lấy từ hình ảnh cây tre Việt Nam kiên cường, bất khuất. Cả tòa tháp được tạo hình cao vút vươn lên trời xanh mang ý nghĩa bền vững. Thiết kế này khiến cho tòa tháp như đang vươn cao dần đồng thời giúp cho công trình và cảnh quan hòa quyện thành một tổng thể thống nhất.

Bitexco Financial Tower

Trong khi đó, từ năm 2005, xuất phát từ ý tưởng tạo nên một công trình giàu tính văn hóa Việt, thanh thoát và duyên dáng của ông Vũ Quang Hội -  Chủ tịch tập đoàn Bitexco, kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ Carlos Zapata đã thiết kế tòa 68 tầng với hình dáng lấy cảm hứng từ búp hoa sen. 

Cuối năm 2010, Bitexco Financial Tower mọc lên giữa trung tâm Sài Gòn, thể hiện đúng sức sống và khát vọng của con người và là biểu tượng cho một Việt Nam mới đầy năng động.

bitexco

Tháp Bitexco từng được xếp thứ 5 trong số 20 tòa nhà biểu tượng của thế giới.

Bitexco Financial Tower nằm ngay tại trung tâm tài chính, kinh tế và hành chính, chạy dọc đường Nguyễn Huệ và Tôn Đức Thắng. Nằm ở hướng Nam của Bitexco Financial Tower, sân đỗ trực thăng được xây dựng tại tầng 52 của tòa nhà. Kết hợp với hình khối của tòa tháp, sân đỗ trực thăng được ví như hình ảnh búp sen đang hé nở.

Điểm nhấn của tòa tháp là đài quan sát tại tầng 49, khách có thể quan sát được tòan bộ quang cảnh thành phố và sông Sài Gòn. Tòa tháp Bitexco Financial Tower cho phép quan sát thành phố với góc nhìn 360 độ. 

Tháp Bitexco từng được xếp thứ 5 trong số 20 tòa nhà biểu tượng của thế giới.

Hoài niệm Thương xá Tax

Năm 2016, Thương xá Tax 130 tuổi - biểu tượng của Sài Gòn xưa, một thời là khu trung tâm mua sắm đệ nhất của Sài Gòn, đã được đập bỏ để xây dựng một trung tâm thương mại mới cao 40 tầng.

andy9936-1476238600651

Thương xá Tax - biểu tượng của Sài Gòn xưa.

Được xây dựng những năm đầu thế kỷ 20, Thương xá Tax là trung tâm thương mại lâu đời và nổi tiếng hàng đầu tại Sài Gòn với diện tích 9.200 m2 nằm ngay trung tâm quận 1, tiếp giáp 3 đại lộ Nguyễn Huệ, Lê Lợi và Pasteur – những con đường hào hoa và nhộn nhịp nhất thành phố.

Từ khoảng năm 1998, Tương xá thuộc quyền quản lý của Công ty Bán lẻ Tổng hợp Sài Gòn, trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA), được thành lập từ năm 1995.

Năm 2010, UBND TP.HCM thông qua dự án xây dựng Trung tâm Thương mại Dịch vụ Văn phòng Khách sạn tại Thương xá Tax. Ngày 25/9/2014, thương xá Tax chính thức đóng cửa. 

Tháng 10/2016, SATRA bắt đầu phá bỏ trung tâm Thương xá Tax cũ. Công trình thương xá Tax mới có tên gọi Satra-Tax Plaza, do SATRA làm chủ đầu tư xây dựng. Toà tháp Tax Plaza có quy mô xây dựng gồm 6 tầng hầm và 40 tầng nổi, kết hợp với một bãi đỗ trực thăng trên nóc toà nhà, có lối kết nối vào nhà ga của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên. Công năng của tòa nhà là làm trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ, giải trí, văn phòng và khách sạn.

thuong-xa-tax-02

Phối cảnh tòa nhà Satra-Tax Plaza.

Và Nhà hát Thủ Thiêm

Tháng 10/2018, khi Dự án xây dựng nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch ở Thủ Thiêm được thông qua đã tạo nên nhiều tranh cãi trái chiều. 

Lãnh đạo TP.HCM hấn mạnh tầm quan trọng của dự án này, bởi TP.HCM là đô thị văn minh, hiện đại, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và nhiều giá trị khác nên rất cần một công trình văn hóa xứng tầm.

ong-johnathan-hanh-nguyen-cung-3-nha-dau-tu-my-tung-ap-u-ke-hoach-xay-nha-hat-opera-tai-thu-thiem-11-.3540

Phối cảnh dự án nhà hát giao hưởng do công ty nước ngoài thiết kế cho ông Jonathan Hạnh Nguyễn khi ông xin đầu tư dự án này năm 2014.

Tuy nhiên, đến lúc này công trình nhà hát vẫn chưa có thêm thông tin cụ thể nào ngoài số tiền dự kiến đầu tư 1.500 tỷ từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1) và có 1.700 chỗ ngồi. Dự kiến năm 2020 sẽ khởi công xây dựng nhà hát này.

Chủ trương xây dựng Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch TP.HCM tại Thủ Thiêm đã được HĐND TP.HCM thông qua. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại sau khi xây xong sẽ khai thác, sử dụng nhà hát ấy thế nào cho có hiệu quả. 

Trên thực tế, năm 2014, ông Jonathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn IPP đã từng xin đầu tư dự án nhà hát opera tại Thủ Thiêm, thậm chí đã thuê các công ty thiết kế của nước ngoài để lên nhiều phương án bản vẽ cho công trình này.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Ban quản lý khu đô thị Thủ Thiêm đã có kiến nghị gửi lên UBND TP.HCM để xem xét việc tuân thủ quy hoạch trong phát triển khu đô thị Thủ Thiêm. Quan điểm của Ban là không chấp nhận các dự án đầu tư mà phải điều chỉnh lại quy hoạch đã được phê duyệt từ đầu.

Nói về chủ trương xây dựng công trình biểu tượng nhà hát Thủ Thiêm, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho rằng, việc xây nhà hát giao hưởng cần tiến hành đồng bộ với những công trình dân sinh khác và phải giải quyết thấu đáo quyền lợi của người dân Thủ Thiêm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ