Những câu hỏi ngỏ về đấu giá biển số ô tô

THS. NGUYỄN VĂN ĐỈNH
10:24 31/10/2022

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá đang hâm nóng cả trong và ngoài nghị trường. Đã có những cuộc thảo luận sôi nổi, thậm chí tranh cãi về sự cần thiết, tính hợp lý của Nghị quyết này.

luu-y-can-biet-khi-muon-dau-gia

Việc trao quyền sử dụng biển số ô tô cho người trả giá cao nhất chính là một ví dụ tiêu biểu về xây dựng chính sách hướng đến công bằng xã hội. Ảnh LuatVN.

Những ý kiến tranh cãi, phản đối cho rằng việc tổ chức đấu giá lựa chọn biển số ô tô chẳng khác nào thừa nhận, hợp thức hóa nhu cầu chọn biển số đẹp để thỏa mãn các yếu tố tâm linh, số mệnh..., có tính chất mê tín dị đoan. Hoặc một số người lại lo ngại việc đấu giá lựa chọn biển số ô tô sẽ gây bất bình đẳng xã hội, bởi ai có nhiều tiền mới được dùng biển số đẹp (hay mới có quyền lựa chọn biển số theo ý thích cá nhân).

Gạt sang một bên những yếu tố trên, tôi cho rằng đấu giá lựa chọn biển số ô tô là một phương thức minh bạch, hiệu quả để phân bổ một loại nguồn lực xã hội (ở đây là kho biển số ô tô), đồng thời gợi mở một phương thức hữu hiệu để phân phối các nguồn lực xã hội khác. Người có ô tô (hoặc dự định mua) ô tô và có nhu cầu sử dụng biển số đẹp hoặc biển số có ý nghĩa với cá nhân sẽ phải trả giá cao nhất trong số những người có nhu cầu theo một quy trình công khai, minh bạch. Số tiền thu được sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước để chi dùng cho mục đích đầu tư công, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng.

Việc trao quyền sử dụng biển số ô tô cho người trả giá cao nhất chính là một ví dụ tiêu biểu về xây dựng chính sách hướng đến công bằng xã hội. Cần ủng hộ, khuyến khích phương thức này bởi nếu một chính sách làm thỏa mãn lợi ích của một số chủ thể trong xã hội (người muốn mua biển số theo nhu cầu cá nhân) cũng như lợi ích chung của cộng đồng (tăng thu ngân sách Nhà nước), đồng thời không tác động xấu đến lợi ích của những chủ thể khác thì đó là một chính sách đảm bảo hài hòa lợi ích và đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên, nghiên cứu dự thảo Nghị quyết, Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, tôi nhận thấy vẫn còn những câu hỏi bỏ ngỏ về tính hợp pháp, hợp lý trong Đề án đấu giá biển số ô tô.

"Xung đột" pháp luật

Đề án đấu giá biển số ô tô là chính sách mới và cơ quan trình (Chính phủ) cũng chỉ ra những điểm khác biệt, thậm chí "xung đột" với quy định pháp luật hiện hành. Có thể liệt kê một loạt "xung đột" sau:

Thứ nhất, việc cho phép "bán" biển số ô tô qua đấu giá mâu thuẫn với quy định cấm mua, bán biển số xe cơ giới tại khoản 22 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ.

Thứ hai, quy định đấu giá trong trường hợp chỉ có 01 người đăng ký tham gia đấu giá, 01 người tham gia cuộc đấu giá, 01 người trả giá mâu thuẫn với Luật Đấu giá tài sản năm 2016 (dự thảo Nghị quyết cho phép bán cho người duy nhất tham gia nhưng Điều 59 Luật Đấu giá tài sản không cho phép áp dụng phương thức này đối với tài sản công, trong khi kho số quản lý phương tiện giao thông là tài sản công).

Thứ ba, quy định tiền đặt trước bằng 100% giá khởi điểm của tài sản đấu giá là trái với quy định tại Điều 39 Luật Đấu giá tài sản (quy định khoản tiền đặt trước từ 5% đến 20% giá khởi điểm).

Thứ tư, quy định hạn chế một số quyền tài sản của người trúng đấu giá biển số xe (không cho phép chuyển nhượng, cho tặng, để thừa kế biển số trúng đấu giá, trừ trường hợp chuyển nhượng, cho tặng, để thừa kế biển số gắn với xe) không phù hợp với quyền năng của chủ sở hữu tài sản theo Điều 160 Bộ luật Dân sự (Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản...).

Theo Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội có thẩm quyền ban hành nghị quyết để thực hiện thí điểm một số chính sách mới chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành. Bởi vậy, việc Đề án đấu giá biển số ô tô có quy định "xung đột" với một loạt luật khác là hợp pháp.

Mặc dù vậy, cần đánh giá tính hợp lý trong các quy định đặc thù nêu trên. Chẳng hạn, việc giá khởi điểm của biển số đấu giá "đồng hạng" là 40 triệu đồng sẽ phát sinh điểm bất hợp lý khi đấu giá các biển số mà mọi người đều thừa nhận là "số đẹp" (chẳng hạn biển "tứ quý 9", thường có giá cả trăm triệu đến hàng tỷ đồng); ngược lại các biển số không có đặc điểm nổi bật sẽ rất dễ dẫn đến đấu giá không thành do tiền đặt trước quá cao (40 triệu đồng, bằng giá khởi điểm).

Điều 7 Dự thảo quy định: "Trường hợp không quy định trong Nghị quyết này thì áp dụng các quy định của Luật Đấu giá tài sản 2016, Luật Giao thông đường bộ 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan". Tuy nhiên để đảm bảo cách hiểu thống nhất, tránh vướng mắc trong triển khai thực hiện, Điều 7 cần bổ sung thêm quy định: Trường hợp có quy định khác nhau giữa Nghị quyết này và các luật khác thì áp dụng theo quy định của Nghị quyết này".

Những lỗ hổng lớn

Cách thiết kế quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá theo Dự thảo là chưa rõ ràng và có những điểm bất hợp lý. Chẳng hạn, Dự thảo quy định người trúng đấu giá được giữ lại biển số trúng đấu giá khi chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế xe để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình nhưng không nêu rõ quyền này được thực hiện mấy lần, chỉ một lần hay không giới hạn?

Dự thảo quy định người trúng đấu giá phải đăng ký xe gắn biển số trúng đấu giá trong thời hạn 12 tháng nhưng không làm rõ người trúng đấu giá có được thực hiện “quyền đổi biển” ngay sau khi trúng đấu giá không (trường hợp người này đang sở hữu một chiếc xe đã gắn biển, sau khi trúng đấu giá thì bỏ biển cũ để đăng ký gắn biển mới lên xe cũ).

Và nếu người trúng đấu giá đã gắn biển lên một chiếc xe nhưng sau đó mua thêm một chiếc khác và muốn đổi biển trúng đấu giá sang xe mới thì có được phép không hay bắt buộc phải chuyển nhượng, cho tặng chiếc xe đang gắn biển trúng đấu giá cho người khác (nếu bắt buộc phải chuyển nhượng chiếc xe đang gắn biển trúng đấu giá cho người khác thì người trúng đấu giá phải “lách” bằng cách thực hiện 2 giao dịch, chẳng hạn cho tặng chiếc xe cũ cho người khác, sau đó người này cho tặng lại xe).

Đầu cơ "biển đẹp"

Mặc dù Dự thảo không cho phép chuyển nhượng biển số nhưng vẫn có lỗ hổng lớn mà có thể dẫn đến "đầu cơ biển số đẹp", thể hiện qua ví dụ sau: Anh A sau khi trúng đấu giá biển số đẹp sẽ có 12 tháng để tìm kiếm khách hàng mua lại biển số. Sau khi tìm được người mua (anh B), anh A và anh B sẽ thỏa thuận để anh A đứng tên đăng ký xe thực tế sở hữu của anh B gắn với biển số trúng đấu giá. Sau khi hoàn thành, anh A bán/tặng cho chiếc xe cho anh B. Anh B được sở hữu xe gắn với biển số trúng đấu giá.

Ngoài ra, việc cho phép người trúng đấu giá giữ lại biển số khi chuyển nhượng, cho tặng xe để đăng ký cho xe khác sẽ phân tách biển số ô tô thành 2 loại: Một loại phải gắn với xe, một loại được "tách rời" khỏi xe, gây khó khăn cho hoạt động quản lý.

Một "khoảng trống" khác trong Dự thảo Nghị quyết là mặc dù đối tượng áp dụng bao gồm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá (gọi chung là người tham gia đấu giá) nhưng các quy định cụ thể dường như chỉ điều chỉnh đối với cá nhân tham gia đấu giá mà bỏ quên doanh nghiệp, tổ chức.

Chẳng hạn, Dự thảo quy định trong 12 tháng sau khi trúng đấu giá, nếu người trúng đấu giá chết nhưng biển số trúng đấu giá chưa đăng ký gắn với xe thì được hoàn trả tiền trúng đấu giá (thuộc về người thừa kế). Vậy điều gì xảy ra nếu doanh nghiệp, tổ chức trúng đấu giá "chết" (doanh nghiệp giải thể, phá sản; tổ chức chấm dứt hoạt động)? Quyền sử dụng biển số trúng đấu giá sẽ xử lý như thế nào, biển số sẽ thuộc về ai và có được định giá để thực hiện nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp khi phá sản không?

Dự thảo cũng không quy định về xử lý trong trường hợp doanh nghiệp trúng đấu giá biển số nhưng sau đó thực hiện tổ chức lại trong 12 tháng (ví dụ: tách công ty). Nhưng Điều 7 có quy định: Trường hợp không quy định trong Nghị quyết này thì áp dụng các quy định của Luật Đấu giá tài sản 2016, Luật Giao thông đường bộ 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan". Như vậy, quy định của Luật Doanh nghiệp được áp dụng, mà theo Điều 199 Luật Doanh nghiệp, các công ty được tách sẽ kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo quyết định tách công ty.

Lỗ hổng này có thể gợi mở một "công thức" để đầu cơ biển số: Một cá nhân muốn đầu cơ sẽ thành lập một Công ty TNHH một thành viên, đấu giá và chẳng hạn trúng 100 biển số, sau đó tách công ty ra 100 công ty mới cũng là Công ty TNHH MTV (tài sản của mỗi công ty mới chỉ có 1 biển số). Khi tìm được người mua biển số, người này sẽ chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của các công ty, người nhận chuyển nhượng vốn góp sẽ trở thành chủ sở hữu của Công ty TNHH MTV và sở hữu biển số tương ứng.

Bởi vậy, cơ quan soạn thảo cần đánh giá chặt chẽ việc cho phép doanh nghiệp, tổ chức tham gia đấu giá biển số ô tô.

Còn "sạn" trong kỹ thuật lập pháp

Việc Nghị quyết chứa đựng các quy định đặc thù, trái luật nhưng lại xây dựng theo quy trình một kỳ họp Quốc hội đòi hỏi các cơ quan thẩm tra phải rà soát, đánh giá hết sức thận trọng. Chẳng hạn về kỹ thuật lập pháp, tên Điều 6 Nghị quyết là "Đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá" (3 trường hợp) nhưng trong nội dung Điều 6 lại đặt ra trường hợp thứ tư là "Có nhiều người tham gia cuộc đấu giá và cùng tham gia trả giá...", như vậy đã mâu thuẫn với tên điều luật

  • Cùng chuyên mục
Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% không phải là 'mục tiêu bất khả thi'

Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% không phải là 'mục tiêu bất khả thi'

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 8,3-8,5% trong năm nay không phải là "mục tiêu bất khả thi" và cũng "không thể không làm".

Sự kiện - 16/07/2025 14:01

[Gặp gỡ thứ Tư]'Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến là thực sự cần thiết'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến là thực sự cần thiết'

Giá cả các hàng hóa thiết yếu thực tế trong đời sống hàng ngày của người dân đã tăng mạnh, vượt xa mức tăng chỉ số giá tiêu dùng được công bố. Do đó, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến khi sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân là thực sự cần thiết.

Sự kiện - 16/07/2025 11:03

Vừa sắp xếp lại giang sơn vừa đề ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

Vừa sắp xếp lại giang sơn vừa đề ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

Chiều 15/7, tại Nhà Quốc hội, Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết số 60) gắn với việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện, công tác nhân sự.

Sự kiện - 16/07/2025 08:52

Hải Phòng lập kỷ lục về thu hút đầu tư ngay sau sáp nhập với hơn 15,6 tỷ USD

Hải Phòng lập kỷ lục về thu hút đầu tư ngay sau sáp nhập với hơn 15,6 tỷ USD

Hơn 15,6 tỷ USD vốn cam kết đầu tư; hơn 1.000 đại biểu, trong đó có 250 lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đến từ 21 nền kinh tế APEC cùng hội tụ tại Hải Phòng.

Sự kiện - 15/07/2025 18:52

Bí thư Hà Nội: Phát triển kinh tế từ thực tiễn, tạo động lực mới

Bí thư Hà Nội: Phát triển kinh tế từ thực tiễn, tạo động lực mới

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu thành phố phát triển kinh tế từ thực tiễn, lợi thế, tiềm năng của từng địa phương để đi đúng hướng, bền vững, tạo động lực mới, thành quả mới.

Sự kiện - 15/07/2025 16:03

Marubeni muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Marubeni muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

"Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) coi Việt Nam là thị trường rất quan trọng về chiến lược và đang có kế hoạch mở rộng hoạt động đầu tư chất lượng cao tại đây", ông Masayuki Omoto, Tổng giám đốc Tập đoàn Marubeni cho biết.

Sự kiện - 15/07/2025 09:59

Hà Nội có tân Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy

Hà Nội có tân Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy

Ông Lê Trung Kiên, nguyên Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đông Anh được phân công, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội.

Sự kiện - 15/07/2025 08:53

Cấm xe máy xăng từ Vành đai 1: Phép thử với Hà Nội

Cấm xe máy xăng từ Vành đai 1: Phép thử với Hà Nội

Việc cấm xe máy chạy xăng tại Vành đai 1 từ 1/7/2026 là phép thử lớn với Hà Nội trong hành trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, để chính sách khả thi, thành phố cần đi kèm các chính sách đồng bộ.

Sự kiện - 15/07/2025 07:48

Ông Đỗ Văn Trường giữ chức Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP. Hà Nội

Ông Đỗ Văn Trường giữ chức Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP. Hà Nội

Chiều 14/7, Thường trực HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định và nghị quyết về công tác cán bộ của HĐND thành phố.

Sự kiện - 15/07/2025 06:45

Hà Nội khai mạc giải bóng rổ GMB League 2025

Hà Nội khai mạc giải bóng rổ GMB League 2025

Sáng 14/7, "Giải Bóng rổ Học sinh - Sinh viên: Cúp Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam & MVP Academy" 2025 đã khai mạc tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Sự kiện - 14/07/2025 20:01

Động lực và 'điểm nghẽn' cần khắc phục để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 2 con số

Động lực và 'điểm nghẽn' cần khắc phục để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 2 con số

Tiếp tục duy trì động lực tăng trưởng hay bổ sung thêm động lực tăng trưởng? Có cần tăng trưởng GDP 2 con số để đạt mục tiêu trở thành nước phát triển và thu nhập cao vào năm 2045? Đâu là "điểm nghẽn" cần tháo gỡ…? Nhadautu.vn đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gian về vấn đề đang được quan tâm bàn thảo hiện nay.

Sự kiện - 14/07/2025 15:22

Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ 1.727 tỷ phải hoàn thành năm 2026

Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ 1.727 tỷ phải hoàn thành năm 2026

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải hoàn thành dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ trong năm 2026. Ngoài ra, các địa phương khu vực ĐBSCL phải củng cố, tăng cường đoàn kết, thống nhất hơn nữa, tăng tốc, bứt phá, thần tốc hơn nữa để vượt qua chính mình, hoàn thành mục tiêu 2025.

Sự kiện - 13/07/2025 16:30

Hà Nội cấm xe máy xăng vào vành đai 1 từ 7/2026: Nhanh chóng hỗ trợ người dân đổi xe

Hà Nội cấm xe máy xăng vào vành đai 1 từ 7/2026: Nhanh chóng hỗ trợ người dân đổi xe

Theo chỉ thị mới của Thủ tướng, Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng trong khu vực vành đai 1 từ ngày 1/7/2026. Trước lộ trình này, chuyên gia cho rằng thành phố cần sớm có chính sách hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi phương tiện.

Sự kiện - 13/07/2025 09:01

Nới lỏng điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài nhập tịch Việt Nam

Nới lỏng điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài nhập tịch Việt Nam

Doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam khi được xác nhận có đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển của Việt Nam sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam.

Sự kiện - 12/07/2025 17:17

[Cafe Cuối tuần] Việc quan trọng hơn cả kiềm chế giá đất

[Cafe Cuối tuần] Việc quan trọng hơn cả kiềm chế giá đất

Có hiện tượng phổ biến hiện nay là giới đầu tư bất động sản đi "mua gom" đất nông nghiệp để chuyển sang đất thổ cư và "bán" kiếm lời. Trường hợp này, nếu "nới lỏng" việc thu tiền sử dụng đất sẽ dẫn đến trục lợi chính sách. Ngược lại, trường hợp người dân có nhu cầu thật thì cần được hưởng chính sách hài hòa hơn để bảo đảm ổn định đời sống.

Sự kiện - 12/07/2025 09:14

Việt Nam đang cải cách và sẽ cải cách hơn nữa

Việt Nam đang cải cách và sẽ cải cách hơn nữa

Chiều 11/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Sự kiện - 12/07/2025 07:24