Nhóm cổ đông liên quan ông Hà Văn Thắm đã đòi được quyền biểu quyết, ‘nội chiến’ tại OGC vào hồi gay cấn

Nhàđầutư
“Gió đã đảo chiều” khi giờ đây toàn bộ số cổ phần của nhóm Hà Bảo được phép biểu quyết. Chi tiết này hứa hẹn cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2019 tới đây của OGC sẽ có nhiều diễn biến, đặc biệt khi Hà Bảo nắm 28,26% vốn OGC và không cổ đông nào có quyền biểu quyết lớn hơn họ.
HÓA KHOA
21, Tháng 04, 2019 | 15:42

Nhàđầutư
“Gió đã đảo chiều” khi giờ đây toàn bộ số cổ phần của nhóm Hà Bảo được phép biểu quyết. Chi tiết này hứa hẹn cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2019 tới đây của OGC sẽ có nhiều diễn biến, đặc biệt khi Hà Bảo nắm 28,26% vốn OGC và không cổ đông nào có quyền biểu quyết lớn hơn họ.

nhadautu - OGC

Trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2019 OG, nhóm cổ đông liên quan tới ông Hà Văn Thắm đã đòi được quyền biểu quyết.

“Nội chiến’ cổ đông

Ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2019 vỏn vẹn 2 tuần, TAND quận Ba Đình đã ban hành Quyết định Thay đổi Biện pháp Khẩn cấp Tạm thời số 146/2018/QĐ-BPKCTT hủy Nghị quyết Đại hội cổ đông 2018 của Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (mã OGC).

Trước đó, nhóm cổ đông từ Công ty Hà Bảo - pháp nhân liên quan tới Cựu Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm, đã gửi đơn kiện lên TAND quận Ba Đình yêu cầu hủy Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2018 với lý do Tập đoàn đã vi phạm thủ tục đăng ký cổ đông dự họp, không được tổ chức trong vòng 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Ở một chi tiết đáng chú ý, Tòa  nhận định, mặc dù Hà Bảo bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vì DN ngừng hoạt động 1 năm, được coi là đang trong quá trình giải thể DN, nhưng người đại diện theo pháp luật của DN vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với các bên liên quan. Do đó, đại diện chủ sở hữu của Hà Bảo là bà Nguyễn Thanh Hương, theo ủy quyền vẫn có các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật. Việc loại bỏ tư cách cổ đông, không cho Hà Bảo tham gia họp ĐHCĐ thường niên lần 3 năm 2018 của OGC là không có căn cứ.

Cần biết, trước đó trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2018, sự căng thẳng đã được đẩy lên khi OGC đã công bố 2 văn bản từ cơ quan chức năng cho biết, toàn bộ 68 triệu cổ phiếu OGC của Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo và 3,3 triệu cổ phiếu OGC của ông Hà Văn Thắm đã bị cơ quan chức năng kê biên phục vụ cho thực hiện bản án của Tòa án và vì thế, Hà Bảo và người đại diện Hà Văn Thắm không có quyền cổ đông tại ĐH và các giao dịch có liên quan. Đại diện Hà Bảo cũng không được  cho phép phát biểu.

Tuy vậy, “gió đã đảo chiều” khi giờ đây toàn bộ số cổ phần này được phép biểu quyết. Chi tiết này hứa hẹn cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2019 tới đây của OGC sẽ có nhiều diễn biến, đặc biệt khi nhóm Hà Bảo nắm 28,26% vốn OGC và không có nhóm cổ đông nào có quyền biểu quyết lớn hơn họ.

Đặc biệt hơn nữa, khi ĐHĐCĐ thường niên 2019 lần tới sẽ bầu chọn Thành viên HĐQT và Thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ mới (2019 – 2024).

Câu chuyện nội bộ tại OGC có phần căng thẳng hơn khi mới đây chia sẻ với báo giới, Chủ tịch HĐQT OGC - ông Lê Quang Thụ đã đề cập đến việc một số thành viên trong HĐQT đã cố tình phản đối nhằm kéo dài việc chốt ngày tổ chức ĐHĐCĐ thường niên kết thúc nhiệm kỳ theo Luật định.

Như vậy, từ trong ra ngoài, OGC đang thực sự trong vòng xoáy nhân sự bất ổn.

Kết quả kinh doanh yếu kém

Nội bộ thì nhiễu nhương, cổ đông OGC không khỏi “xát muối” khi kết quả kinh doanh của Tập đoàn tiếp tục lao dốc.

Theo đó, SGDCK TP.HCM (HOSE) vào ngày 10/04/2019 đã nhận được BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2018 của OGC. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ năm 2018 là 26,01 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2018 là -2.860,99 tỷ đồng và vẫn còn vấn đề ngoại trừ và nhấn mạnh đã tồn tại trước đây.

Trước đó vào ngày 14/04/2017, HOSE đã đưa cổ phiếu OGC của Công ty CP Tập đoàn Đại Dương vào diện kiểm soát kể từ ngày 21/04/2017 do Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2015 là -1.780,18 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ năm 2016 là -727,93 tỷ đồng và Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2016 -2.479,73 tỷ đồng căn cứ BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2015 và 2016.

Từ đó đến nay HOSE tiếp tục giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu OGC của Công ty CP Tập đoàn Đại Dương.

Ngoài ra, BCTC riêng và hợp nhất kiểm toán năm 2018 của OGC tiếp tục có nhiều vấn đề ngoại trừ và nhấn mạnh tồn tại đã lâu và chưa được khắc phục.

Cụ thể, Công ty kiểm toán AASC đưa ra ý kiến ngoại trừ về con số 3.665 tỷ đồng ở khoản mục phải thu dài hạn của công ty. Kiểm toán không thể thu thập được bằng chứng thích hợp để đánh giá khả năng thu hồi của các khoản này, AASC không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh các số dư gốc và lãi phát sinh tương ứng hay không, hiện trên báo cáo đã trích lập dự phòng hơn 4.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, công ty cũng có khoản hỗ trợ vốn và khoản phải thu về chi phí sử dụng vốn, các khoản đầu tư khác đã quá hạn thanh toán được trích lập dự phòng. Sau khi trích lập dự phòng giá trị khoản hỗ trợ vốn là 117 tỷ đồng, số dư gốc là 1.576 tỷ đồng. Kiểm toán không thu thập được bằng chứng về giá trị có thể thu hồi.

Ngoài ra, công ty kiểm toán cũng nhấn mạnh tại thời điểm 31/12/2018, tài sản ngắn hạn của OGC nhỏ hơn nợ ngắn hạn 285 tỷ đồng, số lỗ lũy kế lên tới 2.861 tỷ trên vốn 3.000 tỷ đồng. Những yếu tố này cùng với các yếu tố ngoại trừ nói trên khiến kiểm toán cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Cần biết, vấn đề thu hồi vốn đã được cổ đông đề cập rất nhiều tại các kỳ ĐHĐCĐ thường niên trước đó.

Ngoài ra, chỉ tiêu kinh doanh năm 2019 của OGC cũng đặt ra ở mức thận trọng. Cụ thể, OGC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 55 tỷ đồng và lãi sau thuế 16 tỷ đồng, chỉ bằng 1/3 so với lợi nhuận thực hiện năm 2018. OGC cho rằng các chỉ tiêu kinh tế hợp nhất của toàn Tập đoàn có số liệu ảnh hưởng trọng yếu chiếm tới 90% là từ Công ty CP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH).

Trong kế hoạch kinh doanh năm 2019 của OCH có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế, đó là việc khách sạn Sunrise Hội An đã bị kê biên để xử lý khoản nợ của Công ty IOC (công ty con của OCH).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ