Nhiều ngành công nghiệp trọng điểm ở Quảng Nam ‘liêu xiêu’ trong dịch COVID-19

Nhàđầutư
Trong 3 tháng đầu năm 2020, nhiều ngành công nghiệp trọng điểm ở Quảng Nam đang “liêu xiêu” trong dịch COVID-19. Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong Quý I/2020 giảm 24,6% so với cùng kỳ.
NGUYỄN VÂN
04, Tháng 04, 2020 | 08:52

Nhàđầutư
Trong 3 tháng đầu năm 2020, nhiều ngành công nghiệp trọng điểm ở Quảng Nam đang “liêu xiêu” trong dịch COVID-19. Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong Quý I/2020 giảm 24,6% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, chỉ số sản xuất công nghiệp Quý I/2020 giảm 24,7% so với cùng kỳ; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 24,6%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 10,6%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 10%. Riêng ngành công nghiệp khai khoáng chỉ số sản xuất tăng 8% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân dẫn đến chỉ số sản xuất công nghiệp giảm là do một số doanh nghiệp thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào nên hoạt động cầm chừng (chủ yếu là ngành dệt may, da giày do nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc).

Bên cạnh đó, ngành sản xuất và lắp ráp ô tô cũng gặp nhiều khó khăn do việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về Việt Nam tiếp tục tăng cao. Ngoài ra, phải cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

anhminhhoa

Trong 3 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp ở Quảng Nam giảm 24,7% so với cùng kỳ. (Ảnh: Nguyễn Vân)

Ngành điện lực cũng không mấy sáng sủa hơn. Trong 3 tháng đầu năm, ngành điện tiếp tục giảm do các Nhà máy chủ yếu vận hành theo lệnh điều động của Trung tâm điều độ Quốc gia; đồng thời, một số Nhà máy dừng phát điện để tích nước nhằm phòng, chống hạn, nhiễm mặn trong năm.

Cũng theo báo cáo, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2020 giảm 36,8% so với tháng trước và giảm 40% so với cùng kỳ. Tính chung 3 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,1% so với cùng kỳ.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2020 giảm 15,6% so với tháng trước và giảm 60,5% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh như: sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản (giảm 64%); sản xuất giấy, bìa (giảm 49,7%); sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (giảm 58,7%); sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh (giảm 19%).

Ngoài ra, chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp đến cuối tháng 3 giảm 1,1% so với cùng kỳ; cụ thể, ngành may mặc chỉ bằng 91%, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy bằng 95,8%, sản xuất xe có động cơ bằng 91,7% so với cùng kỳ...  

Tính đến hết Quý I/2020, Quảng Nam đã có 323 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giải thể 61 doanh nghiệp, 243 doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động. So với cùng kỳ, tăng 9 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 89 doanh nghiệp giải thể nhưng tăng 58 doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động.

Như vậy, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất, thị trường tiêu thụ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.  

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, cùng với chống dịch, cần chủ động, tích cực xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, biện pháp nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Cần có kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển du lịch dịch vụ, bảo đảm đời sống sinh hoạt bình thường của nhân dân sau khi dịch bệnh kết thúc.

“Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quán triệt tinh thần chỉ đạo và nội dung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của các Bộ, ngành, Trung ương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện hoặc tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện để tạo điều kiện, hỗ trợ sản xuất kinh doanh (nhất là ngành du lịch, dịch vụ, dệt may, da giày, ngành điện, sản xuất và lắp ráp ô tô,…), bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh”, ông Thanh cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ