Nhân viên Apple và FPT: Ai sáng tạo hơn?

Nhàđầutư
“Hãy đi học xem nước ngoài người ta họ sáng tạo như thế nào, bản thân câu nói này đã là một sự sao chép", ông Phạm Duy Hiếu - CEO Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) chia sẻ.
HỒ MAI
09, Tháng 07, 2017 | 09:03

Nhàđầutư
“Hãy đi học xem nước ngoài người ta họ sáng tạo như thế nào, bản thân câu nói này đã là một sự sao chép", ông Phạm Duy Hiếu - CEO Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) chia sẻ.

Mở đầu bài chia sẻ về "Cách thức khai phá tiềm năng sáng tạo cho doanh nghiệp” trong khuôn khổ chương trình "Đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế số" diễn ra tại BKHUP Co-working space Hà Nội mới đây, ông Phạm Duy Hiếu - CEO Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) đã đưa ra một câu hỏi khá thú vị: “Nhân viên Apple có sáng tạo hơn nhân viên FPT không?”.

Rõ ràng khi so sánh Apple với FPT, FPT chắc chắn thua về giá trị, nhưng liệu có trả lời được cho câu hỏi nêu trên? CEO Quỹ SVF cho rằng câu trả lời là “không trả lời được”. Theo ông nhân viên của Apple có những người rất sáng tạo và FPT cũng vậy. "Chúng ta cũng không thể đặt ra câu hỏi người dân Mỹ có sáng tạo hơn người dân Việt Nam hay không. Đây là những câu hỏi không có câu trả lời".

“Apple họ chọn những người có tố chất điên khùng, khác người, về tố chất này thì Việt Nam cũng không kém. Cho nên về mặt đổi mới, sáng tạo, về mặt con người, chúng ta hoàn toàn tự tin, chúng ta cũng là những con người sáng tạo”, ông Hiếu nói.

IMG_3011

 Các diễn giả tham gia hội thảo. Từ trái qua phải: GS. TS. Bùi Xuân Tùng – Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh cấp cao Việt Nam của Đại học Hawaii (VeMBA);  bà Chu Thị Thanh Hà - Chủ tịch HĐQT FPT Telecom; ông Lưu Trung Thái - Phó Chủ tịch HĐQT & CEO Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB);  ông Phạm Duy Hiếu – CEO, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF)

GS. TS Bùi Xuân Tùng, Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh cấp cao Việt Nam của Đại học Hawaii (VeMBA) cho biết, hiện nay, Việt Nam được đánh giá mạnh ở các chỉ số thuộc nhóm đầu ra của đổi mới sáng tạo gồm sản phẩm của tri thức và công nghệ; sản phẩm sáng tạo. Theo đó, thứ hạng của Việt Nam về đổi mới sáng tạo tăng 12 bậc, từ vị trí 59/128 (năm 2016) lên vị trí 47/127 (năm 2017) nước và vùng lãnh thổ.

Bà Chu Thị Thanh Hà - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) chia sẻ rằng, trong quá trình tuyển dụng, FPT luôn tuyển dụng nguồn lao động có sẵn tính sáng tạo. Nghĩa là FPT không chỉ tuyển dụng những người giỏi chuyên môn mà khuyến khích những người có những đam mê riêng, những yếu tố sẽ hỗ trợ quá trình sáng tạo trong công việc.

Lãnh đạo FPT kể lại câu chuyện năm 2003, khi lần đầu tiên FPT đưa sản phẩm phần mềm đi xuất khẩu, đối tác Nhật là một trong những đối tác khó tính, yêu cầu cao. Sau khi cử 4 lãnh đạo cấp cao nhất sang Việt Nam và khảo sát, câu trả lời của họ là FPT còn phải học nhiều, vài năm nữa mới ký được hợp đồng. 

Tuy nhiên, trước khi lãnh đạo công ty Nhật trở về nước, một nhân viên FPT là anh Bùi Hoàng Tùng đã đến xin chào tạm biệt và hát tặng lãnh đạo Nhật bài hát truyền thống của FPT.

Bất ngờ là chỉ sau bài hát đó, đối tác Nhật đã thay đổi quyết định, ký hợp đồng vì cho rằng ở một công ty mà các nhân viên trẻ nhiệt huyết và sáng tạo như vậy thì chắc chắn sẽ có nhiều tiềm năng đổi mới, phát triển và sau 10 năm công ty này đã trở thành khách hàng chính “key account” của FPT. Anh Bùi Hoàng Tùng hiện đang là Giám đốc FPT tại Mỹ.

Lãnh đạo FPT chia sẻ, cũng giống như Apple, Google, FPT tạo môi trường sáng tạo cho nhân viên, tập đoàn có “vườn ươm”, ở đó “các bạn ngày đêm thích thức khuya, dậy sớm tùy thích, miễn là có sản phẩm, ý tưởng đột phá cho khách hàng”.

Sáng tạo đến từ sự trống rỗng

Ông Phạm Duy Hiếu dẫn lại câu nói của nhà sáng lập Apple - Steve Jobs: trong lúc Apple phát minh ra Macbook thì IBM đã bỏ ra số tiền gấp trăm lần để đầu tư vào R&D mà không thu được gì. Theo ông Hiếu, sáng tạo đổi mới không phải là vấn đề tiền bạc, mà là vấn đề con người.

Và quan trọng là làm thế nào để thúc đẩy sự sáng tạo. CEO SVF cho rằng: “Đổi mới sáng tạo là những gì có sẵn trong mỗi con người như một dòng suối chảy nhưng trên dòng chảy đó đã có những tảng đá chắn lại mà nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra tảng đá đó và loại bỏ chúng”.

Vị CEO cũng nhấn mạnh, “đừng đi học cách người ta sáng tạo mà hãy học cách họ kích hoạt sự sáng tạo, học cách xây dựng một môi trường đổi mới sáng tạo, từ đó mà sự sáng tạo được sản sinh, những ý tưởng được thử nghiệm và sản phẩm được tạo ra”. Vì theo ông Hiếu, bản thân câu nói “Hãy đi học xem nước ngoài người ta họ sáng tạo như thế nào” đã là một sự sao chép.

sang tao

 Không gian sáng tạo khởi nghiệp dành cho sinh viên Học viện CNTT Bách Khoa (BKACAD) - BKHUP Co-working space Hà Nội

Không ít người từng cho rằng “người Trung Quốc chỉ giỏi sao chép và không thể sáng tạo”. Tuy vậy, theo một nghiên cứu được công bố từ đầu thập kỷ này, giá trị thặng dư được tăng thêm cho những chiếc iPod được lắp ráp ở Trung Quốc đại lục (gần một nửa được lắp ráp ở đây) chỉ chiếm chưa đến 5%. Tuy nhiên, một báo cáo mới hơn được Ủy ban châu Âu và ĐH Sussex của Anh thực hiện cho thấy ví dụ này đã lạc hậu. Theo tính toán, trung bình giá trị thặng dư mà Trung Quốc tăng thêm cho các hàng hóa nước này xuất đi đã tăng lên mức 76% (của EU là 87%). World Bank cũng có kết luận tương tự.

Các công ty của vùng đồng bằng Châu Giang luôn đi đầu Trung Quốc về sáng tạo và đã tiến được những bước lớn trên chuỗi giá trị. Nếu như trước đây phải dựa hoàn toàn vào công nghệ và linh kiện nhập khẩu, hiện nay họ đã bắt đầu có những sáng tạo và phương pháp của riêng mình. Cả các doanh nghiệp nước ngoài cũng sử dụng những công cụ này. Thâm Quyến trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều doanh nhân muốn tìm ra cách làm mới. Thậm chí nhiều tập đoàn đa quốc gia “cài cắm” chi nhánh ở đây để có thể bắt kịp những xu hướng mới nhất. Thâm Quyến đã phủ nhận quan điểm lỗi thời về một Trung Quốc “chuyên sao chép”.

Foxconn, công ty Đài Loan có 1 triệu công nhân, nổi tiếng nhất vì dây chuyền lắp ráp iPhone. Tuy nhiên, thực tế là họ nắm trong tay rất nhiều bằng sáng chế quốc tế trong nhiều lĩnh vực đa dạng, từ cơ điện đến máy tính hay công nghệ audio-video. Cơ sở ở Thâm Quyến đang được mở rộng để hỗ trợ tốt nhất cho trung tâm R&D mới của Apple. Liên doanh giữa Foxconn và tập đoàn Sharp của Nhật Bản đang đầu tư 8,8 tỷ USD vào Quảng Châu để sản xuất màn hình LCD công nghệ mới. Foxconn cũng đang phát triển robot công nghiệp ở Thâm Quyến.

Trong cuốn sác có tựa đề “Học từ Thâm Quyến”, các tác giả Mary Ann O’Donnell, Winnie Wong và Jonathan Bach cho rằng nhiều bước đột phá mà thành phố này đạt được kể từ khi mở cửa năm 1980 có xuất phát điểm rất thấp. Những nhà cải cách mạnh dạn thực hiện những thương vụ đầu tư với các công ty không đến từ đại lục dù có thể đó là quyết định vượt cấp. Họ cũng chủ động xây dựng khung pháp lý cần thiết để bảo vệ các doanh nghiệp nước ngoài. Qua thời gian, những cải cách dù nhỏ dần bén rễ và phát triển thành nhiều cách làm việc hiệu quả hơn. Khi những quyết định táo bạo chứng tỏ được sự đúng đắn, chính quyền thành phố dần nhận được sự tín nhiệm của cấp trung ương.

Trong khi đó, thách thức lớn nhất của đổi mới sáng tạo tại Việt Nam là những định kiến, quy tắc độc đoán, rất khó cho cái mới nảy sinh.

“Cần phải nhìn nhận đổi mới sáng tạo là đi từ vùng quen thuộc sang vùng chưa biết, và chắc chắn sẽ phải ra khỏi vùng an toàn. Nếu không có văn hóa đón nhận, khám phá chuyện đó, chúng ta sẽ không thể xây dựng một môi trường đổi mới sáng tạo”, CEO quỹ SVF nhấn mạnh.

Trong doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp khởi nghiệp hay doanh nghiệp đã lớn, các buổi họp brainstorming (hay kỹ thuật động não) nên chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn đèn xanh và giai đoạn đèn đỏ.

Giai đoạn đèn xanh là giai đoạn “điên rồ hết sức có thể, nghĩ ra đủ thứ, viết ra giấy”, quên đi giới hạn tài chính, nguồn nhân lực,... Giai đoạn đèn xanh cần có khẩu hiệu "sai không sao, điên khùng không sao" để sau đó giai đoạn đèn đỏ là suy xét ngân sách, nguồn nhân lực, để lựa chọn ý tưởng phù hợp và thử nghiệm.

Ông Hiếu cho rằng, muốn sáng tạo phải “bật đèn xanh” để những ý tưởng phát ra.

CEO Quỹ Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) dẫn lại nhận định của một tỷ phú Israel đã đầu tư tại Việt Nam và Singapore cho rằng “chỉ cần ứng dụng được những gì đã nghĩ ra, Việt Nam có thể vượt xa Singapore”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ