Chủ tịch ĐH FPT đề xuất mỗi phụ huynh học sinh tiểu học góp 100 ngàn/tháng 'giải cứu giáo viên'
Theo Chủ tịch ĐH FPT Lê Trường Tùng, tính toán sơ bộ cho thấy để tăng 2 triệu đồng/tháng cho 390 ngàn giáo viên tiểu học công lập, cần hơn 1 triệu USD/ngày, trong khi hiện nay Nhà nước đang vay thêm trung bình 22 triệu USD/ngày để tiêu thêm.
Những ngày gần đây, dư luận xã hội có nhiều ý kiến trái chiều trước thông tin Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm bỏ biên chế giáo viên.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc bỏ biên chế thay thế bằng hợp đồng lao động sẽ tạo ra cơ chế mở. Việc “có ra, có vào” tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, là cơ sở để giáo viên luôn luôn nỗ lực, không chểnh mảng trong công việc.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nếu bỏ thì phải tính đến chính sách đãi ngộ đối với giáo viên ở những vùng khó khăn, miền núi biển đảo như thế nào? Cơ chế chính sách như thế nào để đảm bảo lương và cuộc sống của họ, nhất là trong điều kiện hiện nay lương giáo viên còn thấp? Nếu lương chưa tăng mà áp dụng việc xóa biên chế, liệu còn mấy ai yêu nghề, mấy ai chịu đến những nơi khó khăn để dạy.
Trên trang facebook cá nhân, Chủ tịch HĐQT ĐH FPT Lê Trường Tùng đã ra lời kêu gọi: "Giải cứu giáo viên".
Theo ông Tùng, "có nhiều thứ cần giải cứu: giải cứu chuối, giải cứu lợn/heo, giải cứu Sơn Trà... Nhưng cái quan trọng, cấp bách là GIẢI CỨU GIÁO VIÊN - để giáo viên có thể sống được bằng lương - để còn là lực lượng xung kích thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới".
Tập trung vào giáo viên trường tiểu học công lập
Ông Tùng nhấn mạnh tới việc tập trung vào giáo viên trường tiểu học công lập với 5 lý do. Thứ nhất, trường dân lập tự chủ rồi, phải tự lo về mọi mặt, nhưng số trường dân lập cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Số học sinh học dân lập cấp tiểu học chỉ chiếm 0,7% tổng học sinh tiểu học cả nước.
Thứ hại, Tiểu học là cấp học đông giáo viên nhất (hiện có khoảng 390 ngàn giáo viên tiểu học công lập, gấp 1,3 lần giáo viên trung học cơ sở, và gấp 2,8 lần giáo viên phổ thông trung học).
Thứ ba, đây là ngạch giáo viên có lương thấp nhất với 12 bậc lương, hệ số khởi điểm là 1,86, và với mức lương cơ sở từ 1/7/2017 là 1,3 triệu thì lương khởi điểm giáo viên tiểu học là 2,42 triệu/tháng, sau hơn 10 năm lên được 3-4 bậc, chẳng hạn bậc 5 - thì cũng chỉ được 3,5 triệu/tháng.
Thứ tư, đây là khối giáo dục phổ cập bắt buộc, và nhà nước "đảm bảo toàn bộ chi phí cho các hoạt động dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình" (quyết định 186/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng). Các khối khác theo quyết định 186 còn được xoay sở tự chủ bằng cơ chế dịch vụ.
Cuối cùng, giáo dục tiểu học là cấp giáo dục quan trọng - nếu như không nói là quan trọng nhất. Hỏng cấp này thì các cấp học sau nắn lại vô cùng gian khó. Giải cứu giáo viên tiểu học cũng là vì tương lai 7,7 triệu học sinh tiểu học công lập hiện nay.
Giải cứu thế nào?
Theo Chủ tịch ĐH FPT, giả sử mong muốn thu nhập giáo viên mỗi tháng thêm khoảng 2 triệu đồng, cộng với lương Nhà nước chắc là đủ để sống trong điều kiện hiện nay. Với 392.442 giáo viên tiểu học công lập, sẽ cần khoảng 9.400 tỷ đồng/năm.
"Nhà nước thì bí về ngân sách, và nếu như chắt bóp chi cho giáo viên tiểu học thì viên chức các ngạch khác, ngành nghề khác cũng sẽ đòi. Tóm lại là bí - cái khó bó chết dí cái khôn. Giảm số lượng giáo viên đi thì cũng không được, bởi vì hiện nay tỷ lệ học sinh/giáo viên là 19,7, tiểu học hướng tới dạy 2 buổi, 2 giáo viên một lớp - không giảm đi đâu được", ông Tùng cho biết.
Ông Tùng cho rằng "chỉ còn mỗi cách tự cứu, không phải giáo viên tự cứu, trường học tự cứu - mà là xã hội xúm tay vào cứu thay cho việc chờ nhà nước".
Giải pháp mà ông Tùng đưa ra là mỗi học sinh (phụ huynh) tiểu học hàng tháng góp 100 ngàn đồng, tạm gọi là vào Quỹ Giải cứu Giáo viên Tiểu học, hoặc Quỹ Khuyến Dạy. Số tiền này, có thêm đóng góp của các nhà hảo tâm nữa - sẽ dành toàn bộ để bổ sung cho thu nhập giáo viên.
"Với tỷ lệ học sinh/giáo viên là 19,7, mỗi giáo viên sẽ được 1,97 triệu/tháng - trong 10 tháng, còn 2 tháng hè thì trồng trọt chăn nuôi tùy nghi di tản vậy".
Cũng theo ông Tùng, tiền góp 100 ngàn đồng (4,5 USD)/tháng này Nhà nước sẽ miễn thuế thu nhập cá nhân.
Sau đề xuất này, Chủ tịch ĐH FPT viết tiếp trên trang facebook cá nhân rằng: "Status của tôi về "giải cứu giáo viên" (mỗi phụ huynh học sinh tiểu học góp thêm 100 ngàn/tháng vào Quỹ Giải cứu, cùng với tài trợ của các nhà hảo tâm góp hộ các gia đình khó khăn để tăng thu nhập cho giáo viên tiểu học công lập) - thực chất là đề xuất xã hội xúm tay vào GIẢI CỨU NHÀ NƯỚC - khi việc đảm bảo lương đủ sống cho giảng viên trường công chính là trách nhiệm của Nhà nước".
Theo ông, tính toán sơ bộ cho thấy để tăng 2 triệu đồng/tháng cho 390 ngàn giáo viên tiểu học công lập, cần hơn 1 triệu USD/ngày, trong khi hiện nay Nhà nước đang vay thêm trung bình 22 triệu USD/ngày để tiêu thêm.
- Cùng chuyên mục
Nợ xấu của các dự án giao thông, cao tốc chiếm tỷ lệ rất cao
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, nợ xấu và nợ nhóm 2 của các dự án giao thông, cao tốc đang chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 20%. Trong đó, một phần nguyên nhân do tiền trả nợ làm đường cao tốc, thường đến từ nguồn thu phí.
Sự kiện - 11/11/2024 13:19
'Ngân hàng không cấm cho vay bất động sản'
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm cho vay bất động sản. Nhưng, việc cho vay tiếp tục của thị trường bất động sản phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động, đảm bảo an toàn.
Sự kiện - 11/11/2024 11:37
Thống đốc Ngân hàng nêu lý do chỉ bán mà không mua vàng miếng
Trả lời việc chỉ bán mà không mua vàng miếng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, đặt mục tiêu tăng cung vàng miếng nên mới chỉ đặt vấn đề bán cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC, chưa đặt vấn đề mua lại.
Sự kiện - 11/11/2024 10:16
Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 2 Bộ trưởng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 2 Bộ trưởng Y tế và Thông tin – Truyền thông sẽ là những thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Sự kiện - 11/11/2024 06:43
Từ Nghị quyết của Đảng, đột phá chiến lược về hạ tầng đạt kết quả ấn tượng
TS. Trần Du Lịch cho rằng, từ khi có Nghị quyết Đại hội Đảng thì việc giải quyết đột phá chiến lược về hạ tầng và đạt những kết quả rất ấn tượng. Đó là cơ sở để chúng ta phát triển đất nước theo mục tiêu đề ra.
Sự kiện - 10/11/2024 17:09
Sẽ có nghị quyết riêng tháo gỡ những dự án vướng mắc
Những dự án còn vướng mắc về mặt pháp lý sẽ được Bộ KH&ĐT tổng hợp, nghiên cứu, rà soát để phân nhóm và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết để tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Sự kiện - 10/11/2024 15:52
Tạp chí Nhà đầu tư, Báo Đầu tư trao học bổng và thiết bị tại Hà Tĩnh
Tạp chí Nhà đầu tư, Báo Đầu tư và các nhà hảo tâm đã trao 135 triệu đồng học bổng và trang thiết bị tại các trường ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Sự kiện - 10/11/2024 11:05
Khai mạc lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề "Giao lộ sáng tạo" đã chính thức khai mạc với hơn 100 hoạt động sáng tạo diễn ra từ ngày 9-17/11.
Sự kiện - 10/11/2024 07:44
Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ.
Sự kiện - 10/11/2024 07:40
[Café Cuối tuần] Luật Kiểm soát sự ảnh hưởng của người nổi tiếng, tại sao không?
Phiên thảo luận của Quốc hội ngày hôm qua 8/11, cho ý kiến về quy định buộc người giới thiệu sản phẩm trên mạng phải là người đã thực sự sử dụng sản phẩm đó trong dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi, đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Đại biểu Quốc hội và dư luận.
Sự kiện - 09/11/2024 09:45
Ông Trần Quốc Phương tiếp tục giữ chức Thứ trưởng Bộ KH&ĐT thêm 5 năm
Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định bổ nhiệm lại ông Trần Quốc Phương giữ chức Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Sự kiện - 09/11/2024 09:21
Tổ chức liên chính phủ UnASDG tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh
Tại Quảng Ninh, tổ chức UnASDG sẽ đồng hành, hỗ trợ cùng Công ty CP Thái An Holding dự kiến tổ chức sự kiện Art For Climate Festival HaLong diễn ra vào đầu năm 2025, với sự tham gia của khoảng 200 tỷ phú quốc tế.
Sự kiện - 09/11/2024 07:00
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII, lễ khai mạc Chợ Dự án Liên hoan phim diễn ra với sự tham gia đông đảo của các đại biểu, nghệ sỹ nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Sự kiện - 08/11/2024 07:00
'Điều chỉnh giá điện nên được công khai dưới sự giám sát của Nhà nước'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định điều chỉnh giá điện nên được công khai minh bạch và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Sự kiện - 08/11/2024 06:14
'Cần chính sách ưu tiên cho nhà đầu tư điện gió gần bờ và ngoài khơi'
Đại biểu Quốc hội cho biết, nếu được bổ sung ưu tiên đầu tư cho loại hình điện gió gần bờ, điện gió ngoài khơi thì sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia phát triển điện lực trong nước, góp phần lớn vào mục tiêu đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Sự kiện - 07/11/2024 21:21
Đại biểu Hà Nội: Thị trường chứng khoán an toàn là kênh chia lửa cho tín dụng
Đại biểu Hà Nội Phạm Đức Ấn cho rằng sửa Luật Chứng khoán là rất cần thiết, vì thị trường chứng khoán an toàn là một kênh để chia lửa cho thị trường tín dụng.
Sự kiện - 07/11/2024 19:41
- Đọc nhiều
-
1
Thanh Hóa tìm nhà thầu thi công 1,58km đường hơn 800 tỷ
-
2
Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp 'nổi sóng' đâu chỉ vì hiệu ứng Donald Trump
-
3
Đại gia Phan Thành Muôn vừa bị khởi tố là ai?
-
4
Fed giảm lãi suất lần thứ 2 liên tiếp
-
5
[Café Cuối tuần] Luật Kiểm soát sự ảnh hưởng của người nổi tiếng, tại sao không?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 6 day ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 6 day ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 3 day ago