Nợ công gần chạm trần, cần thống nhất một cơ quan kiểm soát nợ công

Nhàđầutư
Hiện việc đàm phán và vay nợ trong và ngoài nước thuộc trách nhiệm của 3 bộ. Đã đến lúc cần phải thống nhất một cơ quản quản lý để dễ bề kiểm soát nợ công. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội.
HỒNG NGUYỄN
26, Tháng 05, 2017 | 16:01

Nhàđầutư
Hiện việc đàm phán và vay nợ trong và ngoài nước thuộc trách nhiệm của 3 bộ. Đã đến lúc cần phải thống nhất một cơ quản quản lý để dễ bề kiểm soát nợ công. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội.

Trong báo cáo của Bộ Tài chính trước Quốc hội, nợ công năm 2016 đứng ở mức 63,7% GDP, nghĩa là gần chạm mức trần 65% mà Quốc hội đặt ra. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu tình trạng vỡ nợ có xảy ra hay không?

Nguy cơ vỡ nợ nếu vượt trần 65%

Theo ông Hoàng Quang Hàm, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ, năm 2016 tỷ lệ nợ công/GDP đứng ở mức 63,7%. Như vậy, nếu so với con số 65% của kế hoạch trung hạn 5 năm thì chúng ta còn 1,3% để điều hành.

Điều vị đại biểu này quan ngại là, trong khi kế hoạch 5 năm mới đi được 1 chặng đường ngắn (1 năm) thì tỷ lệ nợ công/GDP đã leo lên con số 63,7%, như vậy còn 4 năm nữa thì khả năng kiểm soát trần 65% mà Quốc hội đề ra là rất khó.

Vị đại biểu này còn lưu ý, quý 1/2017 tăng trường kinh tế chỉ ở mức 5,1% so với cùng kỳ năm 2016, tụt rất xa so với chỉ tiêu 6,7% mà Quốc hội và Chính phủ đặt ra cho cả năm. Vì vậy, nếu giữ cách điều hành cũ, chỉ tiêu tăng GDP năm nay không đạt mà vẫn đảm bảo số vay như trong dự toán thì chắc chắn tỷ lệ nợ công/GDP sẽ vượt trần, ông Hàm cảnh báo. 

1 hoang quang ham

Ông Hoàng Quang Hàm, đại biểu quốc hội tỉnh Phú Thọ 

Vị đại biểu đến từ Vĩnh Phúc này phân tích chi tiết rằng, mức nợ công xấp xỉ 3 triệu tỷ đồng là rất lớn so với quy mô ngân sách hiện nay. Trong khi hiện việc trả nợ gốc và lãi vay, chi thường xuyên đã chiếm gần hết chi ngân sách hiện nay. Như vậy, sẽ không còn vốn cho đầu tư phát triển để có nguồn trả nợ sau này.

Vì vậy, trước Quốc hội ông Hoàng Quang Hàm đã gợi ý hai nhóm giải pháp chính để giải quyết bài toán này, đó là đổi mới về phương thức điều hành và đổi mới về thế chế.

Theo đó, liên quan tới việc đổi mới phương thức điều hành, phải xác định được những điểm nghẽn về tăng trưởng để tìm cách tháo gỡ, từ đó thúc đẩy tăng trưởng. Công tác dự báo cũng cần phải thay đổi. Trong thực tế điều hành, cần phải có dự phòng, nghĩa là nếu tăng trưởng GDP không đạt yêu cầu phải cắt giảm khoản vay từ đó cắt giảm chi, như vậy mới đảm bảo được tỷ lệ nợ công. Thêm vào đó, cần mở rộng cơ sở thu để có nguồn thu, từ đó mới có khả năng trả nợ.

Về thể chế, khi đề cập tới Luật quản lý nợ công mà Chính phủ mới trình Quốc hội xem xét và thông qua, ông Hàm cho rằng, Luật muốn phục vụ cho kiểm soát nợ công phải xác định được 3 vấn đề quan trọng: xác định phạm vi nợ công; nhận diện được rủi ro, có công cụ, phương tiện kiểm soát được rủi ro để đảm bảo an toàn nợ công; xác định tổ chức bộ máy, cơ quan phù hợp để quản lý nợ công.

Cần thống nhất một cơ quan quản lý nợ công

Hiện nay, việc đàm phán vay nợ trong và ngoài nước thuộc trách nhiệm của ba bộ: Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. Nhưng trách nhiệm trả nợ thuộc duy nhất Bộ Tài chính. Một số ý kiến cho rằng, như vậy chưa gắn trách nhiệm đi vay với trách nhiệm trả nợ.

Hiện tại Bộ KH&ĐT có trách nhiệm phân bổ vốn đầu tư công cho các địa phương và đơn vị. Bộ Tài chính cân đối ngân sách để giải ngân cho kế hoạch phân bổ. Theo các chuyên gia kinh tế, trên thực tế luôn có độ “vênh” giữa hai cơ quan này.

Chuyên gia tài chính TS.Đặng Văn Thanh cho biết, hiện nay vấn đề vay nợ nước ngoài phải qua rất nhiều khâu, chúng ta không thể chủ động được. Thậm chí kể cả khi hiệp định vay đã được ký kết nhưng không phải lúc nào cũng giải ngân được. Ông cho biết, nhiều khi tỷ lệ giải ngân so với cam kết chỉ đạt 50 – 60%.

Đồng tình với quan điểm cần thống nhất một cơ quan kiểm soát nợ công, ông Trần Hoàng Ngân, Đại biểu Quốc hội TP.HCM cho rằng, cần tập trung về một đầu mối để theo dõi, báo cáo Quốc hội, đảm bảo được tính thống nhất của số liệu. 

"Muốn kiểm soát được thì cơ quan quản lý, thu chi tài chính ngân sách phải quản lý luôn nợ công để có căn cứ xây dựng ngân sách một cách hợp lý; để chính cơ quan quản lý biết được cân đối giữa nợ và có", đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Bùi Sỹ Lợi nói.

Chuyên gia kinh tế, TS.Trần Du Lịch cho rằng, Bộ Tài chính phải là đơn vị chịu trách nhiệm chính, cân đối ngân sách từ đầu đến cuối và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

Ông Hoàng Quang Hàm, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ, khẳng định thêm: "Nếu thống nhất chỉ một đầu mối quản lý chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả kiểm soát nợ công. Vì như hiện nay, có tới 3 cơ quan quản lý ODA nhưng chưa bao giờ kiểm soát được tổng vay ODA, dẫn đến không kiểm soát được nợ vay, chỉ số nợ công.

Dẫn chứng cho điều này ông Hàm nêu ví dụ: năm 2014 Quốc hội phải bổ sung thêm dự toán 26 nghìn tỷ đồng để tạo căn cứ pháp lý quyết toán số ODA giải ngân vượt dự toán vì từ đầu không xác định được dự toán là bao nhiêu.

Một năm sau đó, vào tháng 10/2015, Quốc hội lại phải bổ sung hơn 3 nghìn tỷ đồng, nhưng đến khi quyết toán thì lại không giải ngân hết, do đó phải chuyển nguồn hơn 1 nghìn tỷ đồng. Đồng thời , có hơn 4 nghìn tỷ đồng ODA đã giải ngân nhưng không có dự toán, đến 2016 vẫn chưa xác định được.

“Khi thống nhất một cơ quan quản lý, kiểm soát nợ công sẽ cắt giảm được biên chế; tăng niềm tin, giảm phiền hà cho nhà đầu tư, người đi vay vì chỉ cần phải làm việc với một đầu mối; giảm được rủi ro về nợ và gộp được chi phí vay vì khi đó chúng ta có bức tranh tổng thể dễ nhận diện được rủi ro tốt hơn”, đại biểu Hoàng Quang Hàm  bày tỏ quan điểm./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ