Nhà máy điện khí LNG Chân Mây hơn 6 tỷ USD sẽ khởi công vào quý I/2021 tại Thừa Thiên Huế

Nhàđầutư
Với tổng mức đầu tư ước tính 6 tỷ USD, dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây có công suất 4.000MW dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào quý I/2021 và đóng điện thương mại giai đoạn 1 vào năm 2024.
V.TUÂN- H.LONG
25, Tháng 07, 2020 | 11:04

Nhàđầutư
Với tổng mức đầu tư ước tính 6 tỷ USD, dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây có công suất 4.000MW dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào quý I/2021 và đóng điện thương mại giai đoạn 1 vào năm 2024.

chan may lang co 3

 Dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây do Công ty Cổ phần Chân Mây LNG tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) dự kiến sẽ khởi công xây dựng quý I/2021.

Mới đây, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020 tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Công ty CP Chân Mây LNG và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về hợp tác nghiên cứu đầu tư phát triển dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.  

Theo đó, dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây do Công ty Cổ phần Chân Mây LNG tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên – Huế) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng công suất thiết kế 4.000MW, dự kiến sẽ khởi công xây dựng quý I/2021 và vận hành thương mại giai đoạn 1 vào năm 2024.

Dự án sẽ được đầu tư dưới hình thức đầu tư tư nhân (IPP) với vốn sở hữu 60% Hoa Kỳ, 40% Việt Nam. Dự tính, khi đi vào hoạt động, hàng năm nhà máy sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình 24 – 25 tỷ kWh.

Tổng mức đầu tư dự án ước tính 6 tỷ USD được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều đột phát cho ngành năng lượng trong nước, thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm sau thời kỳ dịch Covid, góp phần tăng trưởng quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam, Hoa Kỳ.

Theo đại diện Công ty Cổ phần Chân Mây LNG ông John Rockhold - Tổng Giám đốc khẳng định, hiện nay công ty đã huy động đủ tài chính, công nghệ, khí và các nguồn lực cần thiết để sẵn sàng đầu tư vào việc thiết kế xây dựng nhà máy.

Đồng hành cùng dự án là các chương trình hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ cho các dự án đầu tư tư nhân của công dân Mỹ ở nước ngoài, cùng các đối tác về tài chính, công nghệ, vận hành, cung cấp khí cũng như quản trị doanh nghiệp: U.S Development Finance Corporation, U.S Asia EDGE, U.S EXIM Bank, GE Gas Power, Black & Veatch, Baker McKenzie, E&Y, McKinsey, ERM.

Ông Phan Thiên Định - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã đề xuất Chính phủ bổ sung quy hoạch sơ đồ VII dự án điện khí Chân Mây, nằm trong Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.  Theo ông Định, dự án điện khí được triển khai tại khu vực này sẽ tạo ra sự phát triển đột phá cho Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô nói riêng, tạo ra động lực tăng trưởng cho cả Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng nói chung.

chan may hue

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô hiện đang thu hút đầu tư được 47 dự án, với vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 79.300 tỷ đồng. 

Được biết, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô hiện thu hút đầu tư được 47 dự án, với vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 79.300 tỷ đồng; trong đó, có 22 dự án đang hoạt động chiếm 46,8% tổng số dự án, 14 dự án đang triển khai thực hiện và 11 dự án đang thực hiện các thủ tục đầu tư dự án.

Dự kiến tháng 8/2020, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; trong đó, tập trung vào các lĩnh vực chính như: du lịch, đô thị, logistics, công nghiệp công nghệ cao, phi thuế quan. Hy vọng trong dịp này, tỉnh sẽ tìm được những nhà đầu tư chiến lược, có công nghệ cao, ít tác động xâm hại đến môi trường đến đầu tư.

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có vị trí địa lý đắc địa, kết nối thuận lợi với mạch máu giao thông của đất nước, nằm cách Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam khoảng 6-7 km; đồng thời, nằm giữa sân bay Phú Bài và sân bay Đà Nẵng. Hiện nay, tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan từ Thừa Thiên Huế đi Đà Nẵng và dự án hầm Hải Vân 2 đã cơ bản hoàn thành, chuẩn bị đưa vào khai thác sẽ tạo ra thêm nhiều lợi thế cạnh tranh cho khu kinh tế này.

Trước đó, ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị Quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhấn mạnh chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng khí hóa lỏng LNG. Từ đó, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng cho hệ thống điện quốc gia, ưu tiên phát triển năng lượng bền vững, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế - nhất là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ