Nhà đầu tư F0 'kẹp hàng' nên ứng xử ra sao?

Nhàđầutư
Sau cơn say chiến thắng khi thị trường chứng khoán thăng hoa, hiện tại có thể là thời điểm các F0 lắng lại, nhìn sâu hơn vào thị trường và định hướng cho mình một phương hướng đầu tư có chiến lược hơn.
ĐÌNH VŨ
18, Tháng 07, 2021 | 15:28

Nhàđầutư
Sau cơn say chiến thắng khi thị trường chứng khoán thăng hoa, hiện tại có thể là thời điểm các F0 lắng lại, nhìn sâu hơn vào thị trường và định hướng cho mình một phương hướng đầu tư có chiến lược hơn.

f0

Ảnh Internet.

Theo số liệu từ trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), trong tháng 6 vừa qua, nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mở mới 140.054 tài khoản. Đây là mức cao kỷ lục trong lịch sử. Tính chung 6 tháng đầu năm, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 619.911 tài khoản, tăng 58% so với số lượng của cả năm 2020.

F0 "dồn dập" gia nhập thị trường được cho là một trong những yếu tố giúp thị VN-Index sớm vượt ngưỡng 1.400 vào ngày 28/6, sau đó tiếp tục cán mốc 1.420 vào ngày 2/7 vừa qua. Tuy nhiên, sự hứng khởi của thị trường luôn đi cùng với những rủi ro lớn. Sau khi tuột mốc 1.420, thị trường liên tục xu hướng giảm để kết thúc phiên cuối tuần qua đứng ở mức 1.299.

Như vậy chỉ trong vỏn vẹn 2 tuần, chỉ số VN-Index đã bốc hơi 120 điểm. Có những thời điểm thị trường giảm sâu xuống tới 1.264 điểm, thấp hơn 160 điểm từ đỉnh. Đây có thể coi là cú shock đầu tiên với các F0 vừa "chân ướt chân ráo" gia nhập thị trường chứng khoán, kể từ cú "sập" hồi cuối tháng 1/2021. 

Thị trường sụt giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư F0 mắc kẹt trong tình trạng hàng chưa về đã tạm “bốc hơi” 10-20%. Vậy các nhà đầu tư F0 phải làm gì trong tuần tới?

Sau cơn say trong chiến thắng, tài khoản tăng 50%-100%, khiến nhiều F0 đã không ngần ngại tất tay cả với vay full margin. Và trong khoảng thời gian này, có thể lần đầu tiên thế hệ F0 hiểu cảm giác thế nào là call margin. Đến lúc này, các nhà đầu tư F0 mới giật mình nhìn lại và nhận ra đã vay nợ nhiều hơn rất nhiều so với đồng vốn ban đầu mình. Khi cổ phiếu càng giảm thì công ty chứng khoán càng "nhẫn tâm" bán bằng mọi giá nếu bạn không thể bơm thêm tiền vào tài khoản. 

Nếu bạn vẫn "kẹp hàng" có lẽ là một điều may mắn trong tuần tới, khi mà áp lực giảm điểm vẫn còn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể làm gì với một cái đầu hoảng loạn. Khi thị trường lao dốc hay trong giai đoạn điều chỉnh, việc quan trọng nhất là tỉnh táo, hãy bình tĩnh, phân tích kỹ lưỡng danh mục và tìm ra cho mình phương hướng xử lý. Chẳng có gì giảm mãi được, "ánh sáng cuối đường hầm" sẽ mở ra ở một ngưỡng nào đó. 

Thực tế thường gặp là nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, có hoạt động kinh doanh tăng trưởng, nhưng thị giá gần như ít thay đổi dù thị trường có tăng từ 1.000, lên 1.200 hay 1.400, trong khi nhiều cổ phiếu chưa chắc đã có cơ bản quá tốt, lại tăng rất mạnh. Điều này gây bối rối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Vì vậy, một trong những điều quan trọng khi tham gia thị trường là nhà đầu tư cần biết lý do vì sao mình nên mua cổ phiếu.

Bên cạnh triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp thì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Chẳng hạn, thị trường nói mua cổ phiếu khi tin đồn và bán khi công bố thông tin chính thức. Bởi thường khi tin được công bố chính thức, thì giá cổ phiếu đã phản ánh phần nhiều trước đó và chỉ còn dư địa tăng ngắn. Vì vậy cần xác định giá và các yếu tố kỹ thuật khác để xác định xem mức giá đó đã phản ánh hết các triển vọng của doanh nghiệp hay chưa.

Ngoài ra, các yếu tố có thể tác động vào vận động giá cổ phiếu như cơ cấu cổ đông đặc hay loãng, các cổ đông lớn hay ban lãnh đạo còn nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu, ảnh hưởng kỹ thuật khi chia cổ tức, cổ phiếu thưởng ra sao, hoặc những cổ phiếu vốn hóa lớn nằm trong rổ ETF thì ở trong kỳ cơ cấu dự báo có biến động như thế nào. Và kế hoạch tăng vốn của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng cả tiêu cực lẫn tích cực tới giá cổ phiếu.

Lựa chọn trường phái dài hạn luôn là một lựa chọn sáng suốt với những nhà đầu tư F0 ít kinh ngiệm và có sẵn vốn. Các nhịp giảm là cơ hội mua thêm ở các cổ phiếu tốt.

Còn với nhà đầu tư ngắn hạn, thì phải có phân tích rủi ro, xác định xu hướng thị trường, xác định điểm mua – bán rõ ràng, không nên quá chần chừ trong việc cutloss. Cần hiểu rằng, trên thị trường chứng khoán có lúc lời, có lúc lỗ. Đôi khi việc cutloss đúng thời điểm quan trọng hơn cả việc bạn chốt lời lúc nào vì nó sẽ giúp bạn có dòng tiền để xoay sở khi thị trường giảm sâu.

Năm điều dưới đây là những quy tắc mà các nhà đầu tư F0 nhất thiết phải "khắc cốt ghi tâm" khi bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán:

1. Mua cổ phiếu tốt không bao giờ sai. Cổ phiếu có vốn hóa lớn thuộc VN30 lợi nhuận có thể không quá cao nhưng yên tâm nắm giữ lâu dài và khi thị trường hồi lại đó sẽ là những cổ phiếu tăng điểm đầu tiên.

2. Kỷ luật trong giao dịch. Những người mới tham gia thị trường chứng khoán theo xu hướng chung khi thị trường đi lên dễ mua đuổi, có lời không bán ngay muốn lời nhiều hơn. Đến khi thị trường giảm điểm lại không dám bán nghĩ nó sẽ hồi phục, cuối cùng rớt xuống đáy muốn bán thì đã quá trễ và từ mua lướt trở thành "cổ đông chiến lược". 

3. Không nên bỏ hết trứng vào một giỏ. Vì tuỳ từng thời điểm mà cổ phiếu ở từng nhóm ngành sẽ có lợi thế tăng giá khác nhau nên khi "bỏ trứng vào nhiều giỏ" sẽ giảm rủi ro.

4. Dự trữ một khoản tiền tối thiểu 20% đến 30% để đảo hàng. Nhờ việc giữ lại tiền sẽ giúp nhà đầu tư có thể giảm giá mua xuống đáng kể khi thị trường giảm điểm.

5. Không mua vì thích, hãy học để có kiến thức. Đừng nghĩ mình mua khi thị trường đang đi lên là mình giỏi, không cần biết gì cũng có thể đầu tư được, bạn có thể lời một chút nhưng khi thị trường khủng hoảng bạn dễ dàng bị âm tài khoản và mất trắng vì không biết cách xử lý. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ