Người Nhật ăn nước chấm gì?

Nhàđầutư
Nước mắm không quá khó kiếm ở Nhật, nhưng người Nhật có xu hướng sử dụng nước tương bởi nước tương được xem là sự lựa chọn cần thiết cho những bữa ăn lành mạnh.
AN PHƯƠNG
08, Tháng 04, 2019 | 18:03

Nhàđầutư
Nước mắm không quá khó kiếm ở Nhật, nhưng người Nhật có xu hướng sử dụng nước tương bởi nước tương được xem là sự lựa chọn cần thiết cho những bữa ăn lành mạnh.

teriyaki

Những món ăn Nhật không thể thiếu Kikkoman

Người Nhật ăn nước tương thay vì nước mắm!

Người Nhật có thói quen sử dụng nước tương (theo tiếng Nhật được gọi là Shoyu) thay vì dùng nước mắm, bởi nước tương được xem là sự lựa chọn cần thiết cho những bữa ăn lành mạnh.

Shoyu nói chung được làm từ hỗn hợp đậu nành, lúa mì, muối và men. Sản xuất hàng loạt nước tương được làm từ bã đậu nành đã khử chất béo (đậu nành đã ép dầu), giúp nước tương đậu nành lên men nhanh hơn so với sử dụng đậu nguyên chất. Những người theo chủ nghĩa thuần túy cho rằng điều này dẫn đến sự thiếu hụt của của hương vị vì lúa mì và gạo là nguyên liệu cần thiết để nuôi nấm men tạo nên hương vị ngọt ngào cho nước tương. Thông thường, shoyu cần ít nhất là sáu tháng lên men hoặc hơn. Shoyu tiêu chuẩn như koikuchi thường không có bất kỳ phụ gia nào, trong một số trường hợp một số chất được gia vào (thường là cồn) để kéo dài tuổi thọ trên kệ hàng, hoặc chất tạo ngọt để làm cho tương dịu hơn. Những chất phụ gia đó, theo luật Nhật, phải được ghi rõ trên nhãn.

Có 5 loại Shoyu truyền thống. Loại Shoyu được dùng chủ yếu là do ảnh hưởng bởi nơi người Nhật đang sống hoặc là nơi ẩm thực gia đình đã hình thành theo một quá trình lâu dài. 

Loại Shoyu được sử dụng rộng rãi nhất cho đến nay là Koikuchi, nước tương Koikuchi nghĩa đen có nghĩa là “nồng trong miệng”. Đây là nước tương tinh túy và dễ tìm thấy trong các cửa hàng bày bán như các nhãn hiệu như Kikkoman và Yamasa cũng như trong các cửa hàng tạp hóa Nhật Bản trên toàn thế giới. Bởi vì nó là nước tương quen thuộc nhất đối với nhiều người nên không cần thiết phải luôn luôn gắn nhãn koikuchi. Thị phần của nước tương Koikuchi chiếm đến hơn 80% thị trường hơn tại Nhật Bản theo Trung tâm thông tin nước tương của nhật (SOYIC). Đó là nước tương thường được các bà nôị trợ khu vực Tokyo / Kanto ưa dung nhất. Nước tương koikuchi thường được làm bằng các nguyên liệu như đậu nành và lúa mì, cộng với muối và men. 

"Ông lớn" nước tương Nhật đang làm ăn ra sao?

2589198700000578-0-image-a-1_1423579116141

Nước tương Kikkoman đứng đầu thị trường Nhật Bản với thị phần 25%

Kikkoman Corporation là một "ông lớn" tại Nhật Bản với các sản phẩm và dịch vụ chính bao gồm nước tương, gia vị và hương liệu thực phẩm, mirin, shouch, và rượu sake, nước trái cây và các loại đồ uống khác, dược phẩm và dịch vụ quản lý nhà hàng.

Theo Báo cáo tài chính năm 2018, doanh thu của Kikkoman Co. tăng 7,07 % trong năm tài chính 2018 so với năm tài chính 2017 lên thành 430,60 triệu Yên (3,86 tỷ USD).

Không phải chỉ Nhật Bản mới có nước tương, nhưng nước tương Kikkoman có hương vị đặc trưng, không nơi nào sánh được. Kikkoman có màu nâu sẫm, sánh mịn, mùi vị và hương thơm vô cùng cân bằng, tinh tế, càng ăn, càng ngấm – càng ngửi, càng thơm. Kikkoman sử dụng lúa mì tạo ra mùi tự nhiên, quá trình lên men cũng hoàn toàn thân thiện với môi trường nhờ các vi sinh vật như vi khuẩn axit lactic và các enzym có ích.

Theo dòng lịch sử, Kikkoman được xem như “di sản” của người Nhật bởi sự khác biệt tỏa ra từ chính nó. Đây là sự tổng hòa của khoảng 300 nguyên liệu khác nhau, được chọn lọc cẩn thận, cân bằng trong một loại gia vị để có thể tạo được cho người ăn sự kích thích ở cả năm giác quan. Khi thưởng thức những món ăn Nhật truyền thống, thật là một thiếu sót lớn nếu không có Kikkoman.

Được biết, vào năm 1917, hơn 250 năm kể từ khi được sản xuất, gia đình Mogi và Takanashi sáp nhập trở thành công ty Noda Shoyo Co.,Ltd. Năm 1964, tên công ty chuyển đổi tên là Kikkoman Shoyu và ngày càng lớn mạnh trở thành Tập đoàn Kikkoman vào năm 1980 (trụ sở công ty ngày nay tại Noda, Chiba, Nhật Bản). 

Năm 1957, Kikkoman rải rác trên đất Mỹ tại bang San Francisco và là công ty Châu Á đầu tiên giới thiệu thành công sản phẩm tại thị trường Mỹ. Cho đến năm 1972, các nhà máy tại Mỹ mới bắt đầu sản xuất tại Wisconsin (thành phố của đậu nành và lúa mì của Mỹ). Đầu bếp người Châu Á đã biết cách làm vừa lòng người dân Mỹ, làm cho sản phẩm chiếm được ưu thế trong khẩu vị của dân Mỹ. Sau đó, Kikkoman mở thêm công ty thứ hai tại bang California nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường. 

Hiện nay, nước tương Kikkoman đang đứng đầu thị trường Nhật Bản với thị phần 25%, có mặt ở hơn 100 quốc gia và đang dần khẳng định vị thế hàng đầu của mình trong lòng người tiêu dùng toàn cầu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ