Người mua nhà cạn tiền thanh toán
Người mua bất động sản, đặc biệt là các nhà đầu tư thứ cấp đang đứng ngồi không yên với bài toán tài chính trong tình hình kinh tế khó khăn.

Một dự án bất động sản hạng sang tại khu vực Thủ Thiêm, quận 2, TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Danh
Mua nhà từ năm 2019, nhiều người đang gặp khó khi không xoay kịp dòng tiền để thanh toán cho chủ đầu tư theo kỳ hạn.
"Mắc cạn" do ôm đồm
Tháng 8 năm ngoái, anh T ở TP.HCM được chào mua một dự án chung cư mới ở TP Thủ Dầu Một, Bình Dương. Kế hoạch ban đầu của anh là đầu tư ở khu vực TP.HCM, nhưng do các dự án mới vướng mắc về pháp lý, không có hàng mở bán, nên anh T quyết định đầu tư vào Bình Dương.
Với giá chào bán 29 triệu đồng/m2 cho tầng đẹp và 27 triệu/m2 cho tầng cao hơn, anh T đã quyết định đặt mua 2 căn có diện tích 42 m2 và 56 m2 với tổng tiền thanh toán lần lượt là 1,2 tỷ và 1,5 tỷ đồng trong vòng 2 năm.
Với thu nhập mỗi tháng 50 triệu đồng, anh T tính toán đủ tiền để trả theo tiến độ (2-3 tháng/lần), mỗi lần tầm 140 triệu đồng.
Tính từ năm ngoái đến tháng 6 vừa rồi, anh T đã thanh toán tổng cộng 7 đợt với số tiền 1,1 tỷ. Nhưng bắt đầu bước vào tháng 7, anh gặp khó khăn về thanh toán.
“Từ đầu tháng 2 tài chính của tôi bắt đầu khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công ty chỉ trả 70% lương. Tôi đã phải dùng đến tiền dự trữ để đắp vào các đợt thanh toán đúng hạn. Nhưng đến tháng 7 thì tôi không còn khả năng thanh toán, một phần vì cạn tiền, phần nữa là do tiến độ xây dựng của dự án quá nhanh, mỗi tháng phải thanh toán một lần”, anh T nói.
Nhà đầu tư thứ cấp này cho biết đã đề nghị cho giãn tiến độ thanh toán, nhưng không được chấp thuận vì chủ đầu cho biết do đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đồng nghĩa với việc phải thanh toán đầy đủ cho nhà thầu, cũng như trả lãi ngân hàng.
“Tôi không dám thế chấp căn hộ để vay ngân hàng vì thu nhập hiện không đảm bảo nên đã nhờ môi giới rao bán thử một căn với mức giá bằng với khi mua. Nhưng cả tháng qua căn hộ vẫn chưa được giao dịch vì người mua ép giá xuống”, anh T chia sẻ.
Tương tự, anh Quang (38 tuổi) cũng đang tìm mọi cách bán căn biệt thự liền kề mà vợ chồng anh đầu tư tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
"Căn biệt thự thô chúng tôi mua vào khoảng nửa đầu năm 2019 với giá 1,8 tỷ đồng, đến nay đã thanh toán được 50%. Tuy nhiên, do tình hình tài chính gia đình khó khăn, chúng tôi không biết có thể xoay tiền trả được phần còn lại hay không bởi còn phải cân đối cho các khoản đầu tư khác", anh Quang lo lắng.
Nhà đầu tư thứ cấp này cho biết đã nhờ môi giới rao bán từ ngay sau đợt Tết Nguyên Đán vừa qua với mức giá chỉ 2 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có người hỏi mua.
"Mặc dù chấp nhận bán với mức giá thấp hơn nhưng vẫn rất khó. Vợ chồng tôi đang tìm cách đàm phán với phía chủ đầu tư để được giãn tiến độ thanh toán", anh cho biết thêm.
Kế hoạch tài chính đảo lộn vì Covid-19
Bình luận về sự khó khăn của nhà đầu tư thứ cấp, ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group cho biết sau 7 tháng mất thanh khoản, nhiều nhà đầu tư lướt sóng hoặc vốn nhỏ lâm vào tình thế "ngồi trên lửa" với các tài sản họ đang nắm giữ.
Những nhà đầu tư này thường không đủ tiềm lực tài chính dài hạn. Do đó, khi có biến động xảy ra, diễn biến tâm lý thị trường xuống thấp do tác động của dịch Covid-19 khiến họ không kịp thoát hàng. Càng nắm giữ tài sản thì áp lực tài chính càng lớn.
Theo ông Chánh, giải pháp cho các nhà đầu tư lướt sóng đang khó khăn lúc này là cơ cấu lại nguồn vốn và nợ ở mức hợp lý, tránh vay quá lớn. Cán cân nợ lý tưởng tại thị trường bất động sản Việt Nam là ở mức 30%.
Ngoài ra, CEO Phú Vinh Group cho rằng các nhà đầu tư lướt sóng nếu lỡ "mắc cạn" có thể tiến hành các bước đàm phán giãn, hoãn, giảm nợ hoặc miễn nợ nếu xét thấy vẫn còn cơ hội giữ lại tài sản. Bước cuối cùng, nếu đang vay nợ quá lớn, nhà đầu tư vốn nhỏ phải mạnh dạn bán tài sản để trả nợ tránh tình trạng mất thanh khoản dẫn đến phá sản, thua lỗ nặng hơn.
Về phía chủ đầu tư, theo ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group, dịch bệnh Covid-19 đang tác động rất lớn đến thu nhập của khách hàng ở một số ngành nghề, chính vì vậy năng lực trả nợ ngân hàng của họ cũng bị ảnh hưởng phần nào.
Điều này dẫn đến việc kế hoạch thanh toán của khách hàng cho chủ đầu tư sẽ bị gián đoạn hoặc không thể thanh toán đủ, khiến bài toán tài chính bị đảo lộn.
Ông Phúc cho rằng doanh nghiệp cũng có thể bị ảnh hưởng lớn do khách hàng không thanh toán đúng như tiến độ và cam kết. Để giải quyết vấn đề này, theo CEO Phú Đông Group có 2 giải pháp thanh toán trước mắt được các chủ đầu tư áp dụng.
Thứ nhất là kéo dài phương thức thanh toán. Đây là phương án được nhiều chủ đầu tư sử dụng, tuy nhiên chỉ phù hợp với các dự án chưa bàn giao.
Các chủ đầu tư đang chuẩn bị bàn giao nhà cho khách hàng có thể cùng làm việc với ngân hàng và người mua nhà để giãn thời gian trả nợ gốc, chỉ trả lãi trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên phương án này cần được sự đồng thuận từ phía ngân hàng.
Giải pháp thứ hai là chủ đầu tư khuyến mãi trả lãi suất cho khách hàng, khách hàng chỉ trả gốc trong một thời gian nhất định.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Khai phá tiềm năng đầu tư, thương mại Việt Nam - Belarus
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Belarus đạt gần 60 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ. Tuy nhiên 2 bên vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết, nhất lại lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU), mà Belarus là thành viên…
Đầu tư - 03/04/2025 16:11
Vào viên chức 10 năm vẫn xếp hàng mua nhà ở xã hội?
Hiện nay, cơ chế, chính sách dành cho viên chức mua nhà rất khó khăn, phải xếp hàng, thậm chí, có người muốn mua đợi gần thập kỷ chưa tới lượt.
Đầu tư - 03/04/2025 16:06
Giữa bức tranh tươi sáng, khu đô thị sinh thái ở Đà Nẵng vẫn 'ngủ im'
Trong bối cảnh nhiều dự án bất động sản ở Đà Nẵng được tháo gỡ và triển khai thi công trở lại, thì dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú (Golden Hills City) vẫn "ngủ im" do gặp vướng mắc.
Bất động sản - 03/04/2025 11:25
Đà Nẵng hấp dẫn nguồn vốn công nghệ
Đà Nẵng đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, chip bán dẫn, với sự hiện diện của các tập đoàn lớn như Synopsys, Marvell, FPT…
Đầu tư - 03/04/2025 06:45
'Ông lớn' FDI muốn 'rót tiền' vào năng lượng tái tạo ở Bình Định
Các dự án năng lượng tái tạo ở Bình Định nhận được sự quan tâm của các "ông lớn" FDI để khai thác tiềm năng to lớn về điện gió ở địa phương này.
Đầu tư - 02/04/2025 18:42
Chuyên gia chứng khoán: 'Rủi ro thuế quan đang bị thổi phồng quá mức'
Các chuyên gia cho rằng với tâm lý e ngại từ thông tin chính sách Thuế đối ứng, dòng tiền nhiều khả năng sẽ đi ngang và chờ đợi. Thị trường sẽ tích cực hơn trong tuần giao dịch 7-11/4.
Đầu tư - 02/04/2025 15:58
Mua cổ phiếu nào trong tháng 4?
Nhà đầu tư được khuyến nghị nên ưu tiên lựa chọn những cổ phiếu đang có định giá hợp lý và tình hình tài chính lành mạnh, lợi nhuận kỳ vọng tăng trưởng cao trong quý I cũng như cả năm 2025.
Đầu tư thông minh - 02/04/2025 15:26
Bình Định sắp có bệnh viện đa khoa quốc tế hơn 600 tỷ
Dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế Nhơn Bình (tại TP. Quy Nhơn, Bình Định) có diện tích khoảng 1,16ha, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 600 tỷ đồng.
Đầu tư - 02/04/2025 14:40
'Sóng' nhà đất trước thông tin sáp nhập chỉ là nhất thời
Việc môi giới, giới đầu tư lợi dụng thông tin sáp nhập tỉnh, thành để đẩy giá nhà đất lên cao như trong thời gian qua chỉ là câu chuyện nhất thời, các nhà đầu tư hiện nay rất thông minh, không dễ để "sập bẫy".
Đầu tư - 02/04/2025 14:18
3 thách thức lớn để phổ cập AI trong bất động sản công nghiệp
Trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, lĩnh vực này còn những thách thức lớn như nguồn điện ở thị trường cấp 1, chi phí đầu tư lớn và nguồn nhân lực ứng dụng được AI còn hạn chế.
Đầu tư - 02/04/2025 12:05
Quảng Bình cho ACV thuê gần 30.000m2 đất để làm loạt dự án
ACV sẽ dùng gần 30.000m2 đất để xây dựng nhà ga hành khách T2, mở rộng sân đỗ máy bay cảng hàng không Đồng Hới, tổng mức đầu tư hai dự án hơn 1.800 tỷ đồng.
Đầu tư - 02/04/2025 10:24
Trước sáp nhập, bức tranh kinh tế của Quảng Nam và Đà Nẵng ra sao?
Đà Nẵng và Quảng Nam là những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong những năm qua. Đến nay, Quảng Nam thu hút 201 dự án FDI với 6,36 tỷ USD; còn Đà Nẵng là 1.021 dự án với hơn 4,573 tỷ USD.
Đầu tư - 01/04/2025 14:37
Cần cơ chế thu hút nhân tài cho Trung tâm Tài chính quốc tế TP.HCM
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, Trung tâm Tài chính quốc tế TP.HCM cần có bản sắc riêng, pháp lý riêng, tập trung thu hút nhân tài vào các lĩnh vực thế mạnh như AI, fintech...
Đầu tư - 01/04/2025 14:27
Hành lang chính sách thông thoáng là cơ hội cho doanh nghiệp hạ tầng bứt phá
Hành lang chính sách thông thoáng, các Nghị định hướng dẫn Luật PPP sửa đổi cũng được Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh theo hướng thủ tục cởi mở hơn nhằm thu hút các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, những vướng mắc kéo dài trong hợp tác công - tư đang được tích cực tháo gỡ, tạo động lực mới cho doanh nghiệp hạ tầng bứt phá.
Đầu tư - 01/04/2025 13:01
Loạt doanh nghiệp bất động sản đón tin vui về pháp lý
Nhiều dự án được phê duyệt giá đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm đưa vào kinh doanh, giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn cung nhà ở vừa túi tiền.
Đầu tư - 01/04/2025 10:54
Hút vốn FDI tạo 'bàn đạp' cho Việt Nam trở thành công xưởng công nghệ cao
Thu hút đầu tư FDI không chỉ đem lại sự phát triển kinh tế bền vững, còn tạo "bàn đạp" cho Việt Nam trở thành công xưởng công nghệ cao của khu vực, kéo theo đó là sự phát triển các khu công nghiệp sinh thái, thông minh.
Đầu tư - 01/04/2025 10:05
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 2 week ago