'Người dân, doanh nghiệp không ai muốn điện tăng giá nhưng tăng là cần thiết để cân đối nền kinh tế'

Nhàđầutư
"Có lẽ tâm lý người dân và doanh nghiệp không ai muốn giá điện tăng hay tăng bất cứ giá gì. Tuy nhiên tôi hiểu rằng, Chính phủ cũng như Bộ Công Thương, ngành điện đã phải cân đối đa chiều,...”, TS. Cấn Văn Lực nói.
HẢI ĐĂNG
21, Tháng 03, 2019 | 14:29

Nhàđầutư
"Có lẽ tâm lý người dân và doanh nghiệp không ai muốn giá điện tăng hay tăng bất cứ giá gì. Tuy nhiên tôi hiểu rằng, Chính phủ cũng như Bộ Công Thương, ngành điện đã phải cân đối đa chiều,...”, TS. Cấn Văn Lực nói.

evn-6

Mức giá điện trung bình được điều chỉnh lên 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).

Từ ngày 20/3, giá điện được điều chỉnh tăng thêm 8,36%. Mức giá điện trung bình được điều chỉnh lên 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, việc điều chỉnh giá điện đã được tính toán để việc tăng giá điện phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững. Tuy nhiên, do điện là khâu đầu vào của cả nền kinh tế và tác động trực tiếp đến sản xuất, chi phí sinh hoạt của người dân nên phương án tăng giá điện đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Toa dam 2

Các khách mời  Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Điều chỉnh giá điện, nhìn từ nhiều phía”

Tại Tọa đàm "Điều chỉnh giá điện, góc nhìn từ nhiều phía" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng nay tại Hà Nội, khi nói về việc tăng điện bán lẻ lên 8,36%, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho hay: Ban đầu ông khá băn khoăn về việc tăng giá điện nhưng sau khi đọc các thông tin trên báo chí và nghe cách giải thích của ngành điện thì ông thấy đã đến lúc cần tăng giá điện. 

"Có lẽ tâm lý người dân và doanh nghiệp không ai muốn giá điện tăng hay tăng bất cứ giá gì. Tuy nhiên tôi hiểu rằng, Chính phủ cũng như Bộ Công Thương, ngành điện đã phải cân đối đa chiều, cả góc độ sản xuất, kinh doanh, vĩ mô, cả góc độ về sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp thì đây là việc làm cần thiết”, TS. Cấn Văn Lực nói.

Theo TS.Cấn Văn Lực, việc tăng giá điện cũng góp phần đưa giá điện theo cơ chế thị trường, trước đây nhà nước bảo trợ nhưng giờ than, khí đầu vào cho sản xuất điện đã theo giá thị trường và các khoản tồn đọng đến giờ phải phân bổ dần dần.

Bình luận thêm về thời điểm tăng giá điện, theo ông Cấn Văn Lực đây là thời điểm tướng đối phù hợp vì năm nay, giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới không biến động nhiều, áp lực với lạm phát Việt Nam cũng không lớn và vì tăng giá điện đầu năm, Chính phủ còn thời gian để cân nhắc các phương án điều chỉnh kinh tế vĩ mô.

Nhìn ở góc độ doanh nghiệp, ông Bạch Thăng Long- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty may 10 cho biết, ông đồng tình quan điểm của TS.Cấn Văn Lực, cả người dân và doanh nghiệp, không ai mong muốn tăng giá điện vì sẽ tạo áp lực cho sinh hoạt, sản xuất.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá điện lần này không tạo bất ngờ cho doanh nghiệp bởi trong thời gian qua, áp lực về chi phí đầu vào cho sản xuất điện tăng, khả năng cung ứng điện gặp nhiều khó khăn đã được nêu rõ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, các doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm và các năm tiếp theo cũng đã tính đến việc giá điện tăng.

Tại tọa đàm, ông Đinh Quang Tri - Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực (EVN) cho biết, cũng như tâm lý khách hàng, bản thân ông cũng không muốn tăng giá điện vì cũng là một đối tượng sử dụng điện, phải trả chi phí hàng tháng. Tuy nhiên, đây là điều chúng ta phải làm bởi vì EVN chỉ đảm bảo 40-50%, số còn lại phải mua điện từ các nhà phát triển điện độc lập, không đảm bảo cho họ thì ảnh hưởng tới an ninh năng lượng.

Tại buổi họp báo về việc tăng giá điện do Bộ Công Thương tổ chức chiều ngày 20/3, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, việc điều chỉnh tăng giá điện dựa trên cơ sở kết quả kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017, căn cứ quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có các văn bản trình phương án bán lẻ điện bình quân năm 2019. 

Căn cứ đề xuất của EVN, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính để kiểm tra, rà soát các thông số đầu vào để tính toán giá điện theo quyết định 24/2017 của Thủ tướng, bao gồm nhiều thông số đầu vào, chênh lệch tỷ giá...Trong kịch bản có nhiều phương án khác nhau, trong đó có kịch bản tăng giá điện ở mức 8,36%.

Ông Nguyễn Anh Tuấn giải thích thêm một số yếu tố đầu vào tăng giá, khiến áp lực phải tăng giá điện trong năm nay. Theo đó giá than đã tăng 2,6-2,7% khiến chi phí phát điện tăng thêm trên 2.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, đồng thời với tăng giá điện lần này, giá than cũng được điều chỉnh bước 2. Than của TKV tăng giá thêm 3,77%, Than Đông Bắc tăng thêm 5%, ước làm tăng chi phí 2.500 tỷ đồng nữa.

Ngoài ra, từ ngày 20/3, toàn bộ khí bán cho các nhà máy điện (trong bao tiêu và trên bao tiêu) thực hiện theo giá thị trường. Khi đó, ước chi phí sản xuất điện tăng 5.800 tỷ đồng.

Ông Anh Tuấn cũng cho biết, trong năm nay, một số khoản chi phí ngành điện phải trả bằng USD, tỷ lệ chênh lệch tỷ giá là 1,36%. Ngoài ra, EVN vẫn còn một khoản chênh lệch tỷ giá phải phân bổ dần vào giá điện trong giai đoạn 2016-2020.

Hàng năm EVN đều thuê kiểm toán độc lập để tính toán giá thành sản xuất kinh doanh điện. Những chi phí không hợp lý sẽ bị loại trừ ra.

Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổng cục thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tính toán tác động của việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 tới các chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP).

Cụ thể: với giá điện tăng 8,36% từ ngày, theo tính toán của Tổng cục Thống kê thì CPI năm 2019 tăng trong khoảng 3,3% - 3,9%. Với mức tăng CPI này, việc điều chỉnh giá điện vẫn đảm bảo mục tiêu CPI năm 2019 được Quốc hội thông qua là dưới 4%.

“Các phương án giá điện đã được báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tại cuộc họp Thường trực Chính phủ”, ông Tuấn nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ