Nghị quyết 42 đã xử lý được hơn 50.000 tỷ đồng nợ xấu

Nhàđầutư
Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2017. Sau nửa năm có hiệu lực, hơn 50.000 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý theo Nghị quyết này.
ĐÌNH VŨ
14, Tháng 02, 2018 | 11:01

Nhàđầutư
Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2017. Sau nửa năm có hiệu lực, hơn 50.000 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý theo Nghị quyết này.

xu-ly-no-xau

 Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2018

50.000 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý

Mục tiêu chính của Nghị quyết 42 là hỗ trợ pháp lý cho quá trình xử lý khối tài sản bảo đảm đằng sau những khoản nợ xấu; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); đồng thời, cho phép các ngân hàng linh hoạt phân bổ lãi dự thu và chênh lệch khi mua bán nợ xấu...

Theo báo cáo của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN), từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, các tổ chức tín dụng đã tích cực rà soát toàn bộ các khoản nợ, phân loại nợ, phối hợp với các đơn vị có liên quan để xử lý nợ xấu và bước đầu đã đạt được kết quả tích cực. Đến 30/11/2017, toàn hệ thống xử lý được 39,9 nghìn tỷ đồng và ước tính đến 31/12/2017 xử lý được khoảng trên 50.000 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42; trong đó, riêng 6 tổ chức tín dụng được lựa chọn tập trung chỉ đạo xử lý nợ xấu (bao gồm Agribank, BIDV, VietinBank, ACB, Sacombank, Techcombank) tính đến 30/11/2017 đã được xử lý là 20,44 nghìn tỷ đồng (bằng 51,3% nợ xấu được xử lý toàn hệ thống).

Còn đó những tranh chấp pháp lý liên quan tới thu giữ, mua bán nợ xấu là bất động sản

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, việc xử lý nợ xấu vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Cụ thể, nợ xấu cho vay trong lĩnh vực bất động sản khó xử lý do việc trả nợ phụ thuộc vào việc xử lý tài sản bảo đảm.

Ví dụ, khách hàng thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu tư để thực hiện dự án bất động sản không phải trực tiếp là chủ dự án. Trong khi đó, dự án lại chưa được hoàn thiện nên ngân hàng không thể áp dụng biện pháp thu giữ tài sản để xử lý. Việc xử lý phải thông qua biện pháp khởi kiện, trong trường hợp có bản án thì việc thi hành án để phát mại tài sản là quyền tài sản cũng khó khăn. Một ví dụ khác, khách hàng thế chấp dự án đầu tư, tuy nhiên các dự án đầu tư chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý, không đủ điều kiện để áp dụng Điều 10 của Nghị quyết 42 về xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản.

Đối với các tài sản bảo đảm không đủ điều kiện áp dụng biện pháp thu giữ, bán nợ hoặc áp dụng thủ tục rút gọn thì ngân hàng buộc phải khởi kiện theo trình tự thông thường. Tuy nhiên, việc này mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, một số khoản vay, khách hàng của tổ chức tín dụng có liên quan đến các vụ án và đang trong quá trình điều tra, xét xử nên việc xử lý tài sản bảo đảm, khoản nợ cần phải được có sự chấp thuận của cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an.

Mặc dù Tòa án nhân tối cao đã có công văn số 152/TANDTC-PC ngày 19.7.2017 hướng dẫn tòa án các cấp giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu nhưng thực tế, vẫn cần có hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng các thủ tục tố tụng rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án. Việc xử lý vụ án, xử lý tài sản thường mất nhiều thời gian, đặc biệt khi các vụ án có nhiều tính tiết phát sinh mới hoặc một trong các bên tuyên bố phá sản… Do đó, các tổ chức tín dụng khó dự báo được kế hoạch, tiến độ xử lý các khoản nợ xấu để đưa vào phương án cơ cấu lại và xử lý nợ xấu.

Bên cạnh đó, điều kiện tài sản đảm bảo được xử lý phải không là tài sản tranh chấp nhưng cho đến nay chưa có hướng dẫn thế nào là tài sản đang tranh chấp. Điều này dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau, gây khó khăn khi xử lý tài sản theo Nghị quyết 42.

Xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm trong các năm tiếp theo của hệ thống ngân hàng từ nay cho tới năm 2020. Cùng với xử lý nợ xấu, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với thách thức liên quan tới tăng cường vốn tự có khi việc áp dụng chuẩn mực vốn Basel II bắt đầu từ năm 2020.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ