Ngành may mặc 'thấm đòn' virus corona

Các lô hàng của Uniqlo từ các nhà cung cấp Việt Nam đã bị trì hoãn khoảng hai tuần, nguồn tin của Nikkei Asian Review cho hay.
23, Tháng 02, 2020 | 16:35

Các lô hàng của Uniqlo từ các nhà cung cấp Việt Nam đã bị trì hoãn khoảng hai tuần, nguồn tin của Nikkei Asian Review cho hay.

Với việc chậm trễ này, Uniqlo đã đẩy lùi việc ra mắt một số dòng sản phẩm mới do có khả năng thiếu hàng vào tháng 3. Tờ Nikkei nhận định, sự gián đoạn vận chuyển và chuỗi cung ứng ở Trung Quốc đang tràn sang Đông Nam Á. Việt Nam, với 60% nguyên liệu may mặc đến từ Trung Quốc, chính là một trong các nước ảnh hưởng.

Tại buổi làm việc với đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) hôm 21/2, ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) - cho biết, tác động của dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp lớn trong ngành chưa thực sự rõ ràng.

Tuy nhiên, với những doanh nghiệp nhỏ chưa tự chủ được đơn hàng, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp lớn thì nguyên phụ liệu chỉ có thể đáp ứng được hết tháng 2. Đến tháng 3, có thể nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa.

pham1803-jpg-1582440014-158244-1291-7256-1582440512

Hoạt động cầm chừng tại một công ty may mặc ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc hôm 19/2. Ảnh: Ngọc Thành.

Theo Vitas, hiện nhiều doanh nghiệp dệt may đã phải giảm giờ làm, kéo giãn công việc để có thể duy trì thời gian có việc cho người lao động. Hầu hết doanh nghiệp đều cho rằng, nguồn cung nguyên liệu và logistic là hai khó khăn lớn trong thời điểm này.

Việc giao thương qua đường bộ, đường sắt, đường hàng không giữa Việt Nam - Trung Quốc còn hạn chế. Không có nguyên liệu khiến các doanh nghiệp không thể đảm bảo cung ứng hàng cho thị trường Châu Á, chủ yếu là những đơn hàng ngắn hạn từ các nước: Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Công ty May Bắc Giang – LGG cho biết đã cho công nhân trở lại giờ làm việc bình thường do đã nhập đủ nguyên phụ liệu từ trước Tết. Đồng thời, tìm nguồn cung thay thế từ Indonesia do đến giữa tháng 3 các doanh nghiệp ở Trung Quốc mới hoạt động trở lại.

Tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, theo ghi nhận của VnExpress hôm 19/2, doanh nghiệp may mặc trên địa bàn bị đình trệ. Nhiều nhân viên nghỉ việc vì bị cách ly. Công việc hoạt động cầm chừng.

Số liệu của Vitas cho hay, tháng 1, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 2,85 tỷ USD, giảm 23,48% so với cùng kỳ 2019, giảm 18,59% so với tháng 12/2019. Kim ngạch nhập khẩu đạt 1,39 tỷ USD cũng giảm 28,5% so với cùng kỳ 2019 và 34,59% so với tháng liền trước.

"Tình hình xuất nhập khẩu tháng 1 của ngành dệt may chưa bao giờ giảm sâu đến thế", ông Trương Văn Cẩm nhận định. Theo ông, nguyên nhân là do lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm này rơi vào tháng 1, sớm hơn so với các năm. Đồng thời, một phần cũng là do tác động của dịch Covid-19.

Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, tác động của dịch viêm phổi đối với ngành dệt may Việt Nam chưa thể dừng lại, kể cả khi dịch bệnh chấm dứt. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu làm gia công xuất khẩu, có liên kết chặt chẽ với Trung Quốc về nguyên phụ liệu nên đứt gãy nguồn cung rất rõ ràng.

Để ứng phó với tình huống xấu nhất, Vitas cho biết một số doanh nghiệp dệt may, da giày đang tính đến phương án nhập nguyên phụ liệu từ các quốc gia khác như Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Brazil... nhằm bù đắp nguồn nguyên liệu thiếu hụt cho sản xuất.

Một số công ty lớn thực hiện chiến lược đón đầu. Đơn cử, công ty May Tinh Lợi đang xây dựng cơ sở hạ tầng mới, tạo dựng nguồn nhân lực để khi hết dịch sẽ tăng năng suất lao động lên 200%, nhằm đạt được mức tăng trưởng đã đề ra.

Tuy nhiên, nhìn chung do hiện khoảng 90% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, nên ngoài sự chủ động của doanh nghiệp, theo ông Cẩm thì nhất thiết phải có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của nhà nước về nguồn vay ưu đãi, các gói hỗ trợ để tiếp cận công nghệ mới, xúc tiến thương mại có chiều sâu. Ngoài ra, việc giảm bớt gánh nặng về chi phí điện, nước, phí cầu đường, phí cảng biển cho các doanh nghiệp cũng được đề xuất là việc cần thiết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ