Ngành cho vay ngang hàng Trung Quốc sụp đổ, hàng triệu người trắng tay

THẢO CAO
09:05 30/12/2020

Sau khi Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát, ngành cho vay ngang hàng của Trung Quốc sụp đổ. Tuy nhiên, hàng trăm tỷ USD tiền đầu tư vẫn chưa được hoàn trả, nhà đầu tư mất trắng.

image

Theo South China Morning Post, suốt nửa năm qua, cô Karen Kong không có một đêm nào yên giấc. Mẹ của cô đã đầu tư toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình - hơn 1 triệu NDT (153.000 USD) - vào một nền tảng cho vay ngang hàng (P2P) không tên tuổi.

Nỗi lo lắng chuyển thành tức giận và tuyệt vọng khi nền tảng Jieyue United (có trụ sở tại Bắc Kinh) bị chính quyền Trung Quốc đưa vào danh sách phải đóng cửa. Cơ hội lấy lại tiền của gia đình cô Kong ngày càng ít đi.

'Chẳng có ai cho chúng tôi lịch hẹn cụ thể để giải quyết, thậm chí là một câu trả lời', cô Kong tuyệt vọng. Bên cạnh cô là chồng đơn có chữ ký của các nhà đầu tư, thư kháng cáo và bản sao bằng chứng. Tuy nhiên, tất cả đều bị chính quyền địa phương ở Bắc Kinh từ chối.

'Nhiều khoản đầu tư là tiền tiết kiệm cả đời hoặc lương hưu của người cao tuổi. Họ có thể sống bằng cách nào?', cô Kong, sống tại tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), chia sẻ. 'Họ phải cho chúng tôi một lời giải thích và giải pháp', cô kiên quyết.

2_1

Hàng chục triệu công dân Trung Quốc mất tiền khi các nền tảng P2P nước này sụp đổ. Ảnh: Reuters.

Vay ngang hàng sụp đổ

Tháng trước, cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc tuyên bố toàn bộ ngành công nghiệp P2P đã bị xóa sổ. Tuy nhiên, quả bom tài chính vẫn còn đó khi hàng triệu gia đình đầu tư hàng tỷ NDT vào các nền tảng này. Nhiều người lo ngại rằng những biện pháp xử lý sai sẽ dẫn đến bất ổn xã hội.

Vô số nhà đầu tư đang thấp thỏm chờ được trả tiền tiết kiệm. Họ trình báo cảnh sát, khiếu nại và khởi kiện, thậm chí xuống đường biểu tình. Hồi tháng 8, cơ quan quản lý Trung Quốc cho biết khoảng 800 tỷ NDT (tương đương 122,7 tỷ USD) tiền đầu tư vẫn chưa được hoàn trả.

Các nền tảng P2P đầu tiên tại Trung Quốc ra đời cách đây 14 năm. Ngành công nghiệp bùng nổ sau khi chính quyền Trung Quốc thực hiện chủ trương hỗ trợ các hoạt động tài chính qua mạng từ năm 2014. Qua đó, Bắc Kinh hy vọng tài chính online sẽ giúp giải quyết vấn đề các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng.

P2P được quảng bá là mô hình mới, đủ khả năng tái định hình ngành tài chính Trung Quốc. Theo thống kê của chính quyền, hơn 10.000 nền tảng P2P trực tuyến đã mọc lên ở Trung Quốc. Trong thời kỳ hoàng kim, các công ty này mở những văn phòng sang trọng tại các vị trí đắc địa.

Một số còn mở rộng hoạt động sang những khu vực hẻo lánh. Tổng giao dịch hàng năm trị giá tới 3.000 tỷ NDT (460 tỷ USD). Bước ngoặt đối với ngành công nghiệp này đến vào cuối năm 2017. Các quan chức Trung Quốc nhận thấy rủi ro lớn từ những nền tảng P2P hoạt động mờ ám. Họ thề sẽ loại bỏ các nền tảng này khỏi hệ thống tài chính.

4

Các nhà đầu tư biểu tình bên ngoài văn phòng của nền tảng cho vay ngang hàng trực tuyến PPMiao ở Thượng Hải hồi ngày 20/8/2018. Ảnh: Reuters.

Phát biểu tại Diễn đàn Lujiazui hồi tháng 6/2018, ông Guo Shuqing - Chủ tịch Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc - nhấn mạnh về rủi ro lớn liên quan đến các sản phẩm mang lại lợi nhuận cao do những nền tảng P2P cung cấp.

Ông Guo khẳng định rằng nhiều nền tảng cho vay ngang hàng đang huy động vốn bất hợp pháp hoặc sử dụng mô hình lừa đảo Ponzi, tức là thu tiền của nhà đầu tư mới để trả nợ cho nhà đầu tư cũ.

'Các vị cần đặt câu hỏi về một sản phẩm khi lợi nhuận của nó vượt quá 6%. Nếu lợi nhuận cao hơn 8%, sản phẩm này rất nguy hiểm. Còn nếu trên 10%, hãy chuẩn bị cho việc mất trắng toàn bộ tiền đầu tư', ông Guo cảnh báo.

Nhà đầu tư mất trắng

Theo Wdzj.com, công ty tổng hợp dữ liệu về các nền tảng P2P, khoảng 56% nhà đầu tư ở Trung Quốc là những người làm công ăn lương, có thu nhập hàng tháng từ 5.000 NDT (767 USD) đến 10.000 NDT (1.531 USD).

Cô Kong cho biết ngoài cô, khoảng 80.000 nhà đầu tư đang cố đòi lại 14,1 tỷ NDT (2,2 tỷ USD) từ hai nền tảng của Jieyue United. Nhiều người trong số họ giữ vị trí nhân viên cấp thấp trong lĩnh vực công nghệ và tài chính, đang vật lộn với cú sốc từ dịch Covid-19.

Nhóm đầu tư bắt đầu hoảng loạn sau khi nhận được thông báo cho biết họ chỉ có thể lấy lại 20-30% khoản đầu tư ban đầu. Nỗi thất vọng ngày một lớn hơn ngay cả khi chính quyền đã vào cuộc.

'Chúng tôi đề nghị một cuộc đối thoại cởi mở và công bằng với nhóm xử lý của chính quyền', một nhóm gồm 200 nhà đầu tư, bao gồm các bà nội trợ, nông dân trồng táo và người bán hàng, viết trong một bức thư kêu gọi. 'Cần điều tra việc lừa đảo, trong khi dữ liệu về các khoản nợ được thu hồi và trả lại (nhà đầu tư) phải được công bố thường xuyên', họ kêu gọi.

Các cuộc biểu tình cũng xuất hiện ở nhiều khu tài chính tại Bắc Kinh trong hai năm qua. 'Chúng ta phải đoàn kết và thể hiện quyết tâm', một nhà đầu tư vào công ty dịch vụ tài chính 9F Group (niêm yết trên sàn Nasdaq) viết trên Weibo. Trụ sở tại Bắc Kinh của công ty bị bao quanh bởi hàng trăm người biểu tình.

peer1

Sau khi các nền tảng P2P ở Trung Quốc sụp đổ, hơn 122,7 tỷ USD vẫn chưa được trả lại cho các nhà đầu tư. Ảnh: Bloomberg.

Theo cuộc khảo sát của Wdzj.com, hầu hết nhà đầu tư muốn biết rõ hơn về quá trình trả nợ, chẳng hạn như thời gian và người giám sát.

Mẹ của cô Ivy Meng, sống ở tỉnh Thiểm Tây, đã đầu tư toàn bộ số tiền tiết kiệm cả đời vào một nền tảng có tên Jucaimao. Cảnh sát Thượng Hại điều tra công ty này từ năm 2018. Cô Meng cho biết đến nay, các nhà đầu tư vẫn chưa nhận lại một đồng nào.

'Đó là một thực tế phũ phàng. Phần lớn chúng tôi đã bỏ cuộc', cô tuyệt vọng. 'Rồi bạn nhận ra bản thân thấp kém đến nhường nào. Cuối cùng, chính chúng tôi, những người tầm thường nhất, sẽ phải trả giá', cô Meng than thở.

(Theo Zing)

  • Cùng chuyên mục
Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty

Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty

Chủ tịch Hoàng Quân Trương Anh Tuấn cho rằng dù vốn điều lệ tăng gấp mấy trăm lần kể từ khi thành lập nhưng giá cổ phiếu lại giảm. Điều này phản ánh đúng giá trị thực tại của công ty.

Tài chính - 10/05/2025 16:24

Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%

Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%

Viconship có kế hoạch chia cổ tức và thưởng cổ phiếu 2024 tỷ lệ lên đến 30%, cao nhất tính từ 2018. Trong đó, công ty trả tiền mặt 5% và cổ phiếu 25%.

Tài chính - 10/05/2025 13:07

HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?

HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?

HAGL đã bỏ lỡ sóng tăng ngành chăn nuôi heo suốt từ năm 2024 đến quý I năm nay vì dừng nuôi khi giá xuống thấp. Doanh nghiệp cho biết đã tái đàn trở lại.

Tài chính - 10/05/2025 08:10

Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025

Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025

Nếu TCH hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2025 (1.600 tỷ đồng), đây sẽ là kết quả lãi ròng cao nhất của công ty trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 09/05/2025 16:20

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán

Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động phức tạp, giới chuyên gia kỳ vọng Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là một trong các động lực quan trọng với thị trường chứng khoán trong nước.

Tài chính - 09/05/2025 13:46

Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ

Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ

Trong 3 năm tới, Đất Xanh sẽ không chào bán cổ phiếu cho cổ đông nữa. Dù vậy, doanh nghiệp còn kế hoạch chào bán riêng lẻ 93 triệu cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng.

Tài chính - 09/05/2025 11:08

Quý đầu năm kém vui tại Cảng Quy Nhơn

Quý đầu năm kém vui tại Cảng Quy Nhơn

Trong quý đầu tiên của năm 2025, lợi nhuận sau thuế của CTCP Cảng Quy Nhơn giảm hơn 18,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do sản lượng hàng hóa thông qua cảng, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm.

Tài chính - 09/05/2025 06:45

Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc

Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc

Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).

Tài chính - 08/05/2025 18:40

Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.

Tài chính - 08/05/2025 17:12

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco đạt lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng trong năm 2024; cả 2 mảng hạt nhân gồm dịch vụ phi hàng không và bất động sản đều khởi sắc.

Tài chính - 08/05/2025 16:20

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

Các lô đất được thanh toán sau khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm cho CII sẽ được tính giá đất thời điểm tháng 4/2015 và tháng 4/2016.

Tài chính - 08/05/2025 13:50

Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?

Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?

Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.

Tài chính - 08/05/2025 08:35

Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ

Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ

Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.

Tài chính - 07/05/2025 17:22

Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.

Tài chính - 07/05/2025 11:39

Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX

Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX

Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.

Tài chính - 07/05/2025 09:02

Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng

Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.

Tài chính - 07/05/2025 08:58