Ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp

Nhàđầutư
Quy định tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp ngày càng bị siết chặt. Điều này xuất phát từ thực tế nhiều ngân hàng sử dụng kênh trái phiếu để tài trợ vốn cho các doanh nghiệp thân hữu, là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nợ xấu vẫn còn rất gay gắt hiện nay.
NGHI ĐIỀN
19, Tháng 06, 2018 | 15:49

Nhàđầutư
Quy định tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp ngày càng bị siết chặt. Điều này xuất phát từ thực tế nhiều ngân hàng sử dụng kênh trái phiếu để tài trợ vốn cho các doanh nghiệp thân hữu, là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nợ xấu vẫn còn rất gay gắt hiện nay.

siet-chat-trai-phieu-doanh-nghiep

Hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng đang bị siết lại 

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 15, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2016 quy định việc mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng. 

Thông tư 15 có hiệu lực từ ngày 2/8/2018, chỉ sửa đổi một điểm, bổ sung một điểm và bổ sung một khoản. 

Cụ thể, sửa đổi điểm d và bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 3 như sau: 

"d) Quy định kiểm soát nội bộ hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu phát hành với mục đích thực hiện các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro theo đánh giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm phát hiện các rủi ro, vi phạm pháp luật và đảm bảo khả năng thu hồi tiền gốc, lãi trái phiếu doanh  nghiệp; 

đ) Quy định cụ thể về các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và chính sách tín dụng, đầu tư vào lĩnh vực này". 

Bổ sung khoản 6 Điều 3 như sau:

"Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp". 

Một nguồn cơn của nợ xấu 

Câu hỏi đặt ra là tại sao cơ quan quản lý ban hành hẳn một thông tư chỉ để sửa đổi, bổ sung một số nội dung trên? Phân tích kỹ, thấy rằng các điểm, khoản được sửa đổi tập trung vào hai vấn đề chính: Cấm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích tái cơ cấu nợ, và siết chặt cho vay các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán thông qua kênh trái phiếu. 

Đây là hai vấn đề quan trọng trong quản lý đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng hiện nay. Điều này là rất cần thiết trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, khi mà "tay chơi" chính vẫn là các tổ chức tín dụng, là khách hàng mua tới 70-80% lượng trái phiếu phát hành của doanh nghiệp. 

Cần nhấn mạnh rằng trong khi quy định đối với nghiệp vụ tín dụng thông thường đã được xây dựng khá chặt chẽ, thông qua hệ thống luật và các văn bản dưới luật, thì quy định về đầu tư trái phiếu của tổ chức tín dụng được cho là còn nhiều lỗ hổng, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có những nỗ lực khắc phục trong thời gian qua.

Trên thực tế, mua trái phiếu doanh nghiệp về bản chất cũng là một hình thức cho vay. Tuy nhiên khác với tín dụng (phải trả lãi, nợ gốc hàng kỳ, thường tính theo tháng), thì thông thường doanh nghiệp được trả nợ gốc trái phiếu vào cuối thời hạn, mà thời hạn phát hành trái phiếu doanh nghiệp thường là trung và dài hạn, từ 3 năm trở lên. 

Do khoản nợ gốc của trái phiếu thường được trả một lần vào thời điểm đáo hạn nên khả năng không trả được nợ gốc tăng lên, gây rủi ro cho nhà đầu tư là các tổ chức tín dụng.

Về phần doanh nghiệp, họ được sở hữu dòng vốn lớn trong thời gian dài, lại không bị kiểm soát hoạt động giải ngân như tín dụng thông thường, biến trái phiếu trở thành kênh huy động vốn hấp dẫn.

Đương nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể huy động được vốn qua kênh trái phiếu. Trừ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước/ tư nhân lớn, có uy tín hoặc được bảo lãnh, thì tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp một phần không nhỏ là các công ty thân hữu của chủ tổ chức tín dụng.

Tình trạng này diễn ra nhức nhối đặc biệt trước khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu trái phiếu phải được tính vào dư nợ cấp tín dụng (Thông tư 28/2011) và theo đó chịu giới hạn được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng 2010.

Trước khi Thông tư 28 ra đời, các ngân hàng tư nhân đã tài trợ hàng nghìn/chục nghìn tỷ đồng trong nhiều năm thông qua kênh trái phiếu, hoặc mua trực tiếp, hay có thể ủy thác qua một trung gian (thông thường là công ty quản lý quỹ), cho các doanh nghiệp sân sau, thân hữu, mà đích đến chủ yếu là các dự án bất động sản hay lĩnh vực chứng khoán. 

Cùng với thực trạng sở hữu chéo, vi phạm giới hạn sở hữu, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng rất nhanh trong giai đoạn trước và để lại hậu quả lớn đối với nền kinh tế cho tới hiện tại.

Những ví dụ điển hình 

Các năm gần đây, dù đã được hạn chế đáng kể, song nhiều tổ chức tín dụng vẫn bằng cách này hay cách khác, tài trợ vốn cho công ty thân hữu, trong đó có sử dụng kênh trái phiếu doanh nghiệp.

Năm 2016, HDBank cho vay CTCP Bất động sản Sài Gòn Vi Na (LandSaigon) - chủ đầu tư dự án Dragon Riverside City 628-630 Võ Văn Kiệt - 1.000 tỷ đồng không có tài sản đảm bảo. Trong quá khứ, HDBank có thời điểm mua trái phiếu của nhóm doanh nghiệp liên quan đến cổ đông lớn Sovico với dư nợ vượt quá vốn điều lệ. 

Techcombank nhiều năm qua duy trì số dư cho vay lớn với một tập đoàn bất động sản thông qua mua trái phiếu, cuối năm 2017 là gần 22.000 tỷ đồng. Con số này bao gồm cả ở thị trường thứ cấp. Việt Á Bank hiện có khoản đầu tư trái phiếu trị giá 400 tỷ đồng vào CTCP Năng lượng Điện Biên Sông Hồng - pháp nhân liên quan đến Tập đoàn Việt Phương.

VietCapital Bank có thời điểm giữ cả nghìn tỷ đồng trái phiếu của các doanh nghiệp liên quan tới nhóm nhà đầu tư đến từ Công ty Chứng khoán Bản Việt. Cuối năm 2016, VietCapital Bank ký hợp đồng thuê văn phòng trị giá 1.300 tỷ đồng, ứng trước 500 tỷ đồng, với CTCP Kinh doanh Địa ốc Phương Nam 3A-2, pháp nhân có liên hệ với CTCP Bất động sản Bản Việt. VietCapital Bank là ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay bất động sản thuộc dạng cao nhất hệ thống: 53% cuối năm 2015 trước khi giảm về 43% vào năm 2016.

Với trường hợp của PVCombank, quá trình tái cấu trúc của nhà băng này sau khi sáp nhập Western Bank và PVFC vẫn còn nhiều khó khăn. Như một lãnh đạo PVCombank tại Đại hội đồng thường niên vừa qua đã nói, nhiệm vụ chính yếu hiện là "dọn dẹp" tàn dư của hai tổ chức tín dụng trước đây, chưa đặt mục tiêu tăng trưởng lên hàng đầu. 

Tới giữa năm 2017, PVCombank còn dư nợ trái phiếu kế thừa từ Western Bank 610 tỷ đồng gốc và 810 tỷ đồng lãi; với CTCP Tràng Tiền là 450 tỷ đồng gốc và 50 tỷ đồng lãi; với CTCP Mangan Việt Bắc là 1.190 tỷ đồng gốc và 675 tỷ đồng lãi; với CTCP May Diêm Sài Gòn là 901 tỷ đồng gốc và 711 tỷ đồng lãi. 

Trong đó, Mangan Việt Bắc và May Diêm Sài Gòn là hai pháp nhân có liên quan tới lãnh đạo MaritimeBank - một ngân hàng cũng gặp nhiều vấn đề về hoạt động, với số dư chứng khoán đầu tư tới cuối năm 2017 là 44.902 tỷ đồng, cao hơn 25% so với dư nợ tín dụng (35.784 tỷ đồng).  

Các trường hợp tương tự như LienVietPostBank - Him Lam, ABBank - Geleximco, SCB - Vạn Thịnh Phát, VietBank - Hoa Lâm, Nam Á Bank - Hoàn Cầu... sẽ được Nhadautu.vn đề cập trong một dịp khác.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ