Chuyện của hai doanh nhân không chọn chủ tịch ngân hàng

Nhàđầutư
Đều chọn lựa rời bỏ vị trí cao nhất tại ngân hàng nơi đã gắn bó nhiều năm, song quyền lực và tầm ảnh hưởng của họ chưa hẳn đã suy giảm so với trước.
NGHI ĐIỀN
10, Tháng 05, 2018 | 07:20

Nhàđầutư
Đều chọn lựa rời bỏ vị trí cao nhất tại ngân hàng nơi đã gắn bó nhiều năm, song quyền lực và tầm ảnh hưởng của họ chưa hẳn đã suy giảm so với trước.

kienlongbank-abbank

 Một khi đã nắm quyền kiểm soát, các ông chủ nhà băng khó lòng từ bỏ quyền lực, dù có ngồi ở "ghế" chủ tịch hay không

Chịu ảnh hưởng từ quy định "chọn chủ ngân hàng hay doanh nghiệp" của Luật Các TCTD sửa đổi 2017, mùa Đại hội thường niên ngân hàng vừa qua đặc biệt thu hút sự chú ý xoay quanh "ghế nóng" chủ tịch HĐQT tại các nhà băng. 

Chú ý bởi đây là vị trí đặc biệt quyền lực, không chỉ đối với ngành buôn tiền mà trong giới doanh nhân nói chung. Người ta tin rằng không ai "hâm dở" lại đi bỏ ngân hàng, chọn làm chủ doanh nghiệp. 

Thực tế cho thấy nhận định trên về cơ bản là đúng. Ông Dương Công Minh (Sacombank), ông Đỗ Minh Phú (TPBank), ông Đỗ Quang Hiển (SHB) và nhiều doanh nhân nổi tiếng khác đã chọn lấy "chiếc ghế" chủ tịch ngân hàng, với lý do chính yếu được đưa ra là muốn chuyên tâm, dành thời gian cho lĩnh vực đầy phức tạp và rủi ro này. Dù vậy, có một sự thật không quá khó để nhìn nhận, là các vị trên vẫn dễ dàng duy trì ảnh hưởng tuyệt đối tại những Him Lam, Doji, T&T, đơn giản là bằng cách để người thân tín thay thế các chức vụ chủ chốt. 

Tuy nhiên, cũng có những tên tuổi đã chọn cách "lui vào hậu trường". Đó là câu chuyện diễn ra tại Kienlongbank và ABBank. Song, bản chất liệu có khác biệt các doanh nhân được ví dụ ở trên?

Không phải đợi tới Đại hội thường niên cuối tháng vừa rồi, Chủ tịch Tập đoàn Đồng Tâm ông Võ Quốc Thắng từ tháng 12 năm ngoái đã đánh tiếng rời khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT Kienlongbank. Nói là làm, doanh nhân được giới đam mê túc cầu gọi thân mật là "bầu" Thắng đã không xuất hiện trong HĐQT nhiệm kỳ 2018-2022. Dù vậy, không hẳn là ông chủ Đồng Tâm Group không còn ảnh hưởng tại Kienlongbank.

Ông Võ Quốc Thắng tiếp tục được mời làm cố vấn cấp cao HĐQT Kienlongbank. Chức danh tưởng như hữu danh vô thực, song sẽ rất có trọng lượng nếu đứng sau ông Thắng là một nhóm cổ đông chi phối, như trường hợp của bà Ngô Thu Thuý tại Eximbank hay ở mức độ nào đó là mô hình Hội đồng sáng lập tại Maritime Bank cũng như ACB (trước đây).

Trong danh sách 7 thành viên HĐQT khoá mới của Kienlongbank, có 3 người mang "gốc gác" Đồng Tâm là bà Nguyễn Thuỵ Quỳnh Hương, ông Bùi Thanh Hải và ông Phạm Trần Duy Huyền. Tương tự là trường hợp của Thành viên BKS ông Nguyễn Thanh Minh. 

Về phần mình, tân Chủ tịch Kienlongbank Lê Khắc Gia Bảo từng có thời gian công tác tại CTCP Chứng khoán Sen Vàng - nơi CTCP Đồng Tâm Miền Trung từng sở hữu 10% vốn. Đáng chú ý, HĐQT Kienlongbank khoá mới còn có sự xuất hiện của ông Lê Trung Việt và bà Trần Tuấn Anh - những người từng giữ chức vụ TGĐ, Phó TGĐ và Thành viên HĐQT Ngân hàng Bản Việt. Bà Trần Tuấn Anh vừa qua cũng đã được bổ nhiệm làm TGĐ Kienlongbank, ông Lê Trung Việt là Phó TGĐ ngân hàng này từ cuối năm 2012. 

Ở ABBank, diễn biến có đôi chút khác biệt. Ông Vũ Văn Tiền không còn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Song ông chủ Tập đoàn Geleximco vẫn có ảnh hưởng rất lớn tại ABBank, thông qua vai trò Phó Chủ tịch HĐQT. Trong cơ cấu 7 thành viên HĐQT ABBank khoá 2018-2022, tân Chủ tịch HĐQT ông Đào Mạnh Kháng là em rể của ông Tiền, tân Thành viên HĐQT độc lập ông Lưu Văn Sáu, dù có "gốc gác" Ngân hàng Nhà nước, song cũng là một cánh tay đắc lực của doanh nhân người Thái Bình tại ABBank trong suốt nhiều năm qua. Bên cạnh đó, HĐQT ABBank khoá mới còn có 2 đại diện của cổ đông chiến lược Maybank (20% vốn), 1 của IFC (10% vốn), cái tên cuối cùng là Thành viên HĐQT độc lập Nguyễn Danh Lương. 

Cả ông Đào Mạnh Kháng và ông Vũ Văn Tiền đều do nhóm cổ đông Geleximco, gồm 4 doanh nghiệp và 8 cá nhân sở hữu 20,7% vốn của ABBank đề cử. Lưu ý rằng 20,7% là mức vừa đủ (từ 20-30%) để nhóm Geleximco đảm bảo "hai chân" cứng trong HĐQT ABBank. Do vậy, đây có thể chưa phải là tỷ lệ phản ánh đúng nhất ảnh hưởng của anh em ông Vũ Văn Tiền tại ABBank. 

Cặp bài trùng hai ông Vũ Văn Tiền - Đào Mạnh Kháng từng có thời gian cùng nhau lãnh đạo CTCP Quản lý quỹ An Bình (ABF). ABF và một số công ty quản lý quỹ khác như Bông Sen, Đối tác Toàn Cầu... từng là kênh trung gian, dẫn hàng nghìn tỷ đồng từ ABBank tới các dự án của Geleximco. Và cũng không thể không nhắc tới vai trò của CTCP Chứng khoán An Bình (ABS) - nơi Geleximco và các cá nhân, pháp nhân liên quan nắm cổ phần chi phối. ABS các năm gần đây đều đặn nhận khoảng 5-8.000 tỷ đồng vốn vay từ ABBank đi kèm lãi suất thấp, với mục đích được thuyết minh là hỗ trợ tín dụng các nhà đầu tư...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ