Ngân hàng nói gì về 'trần' tăng trưởng tín dụng 14%?

Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho rằng việc đạt mức tăng trưởng tín dụng 14% với ngân hàng là không khó, quan trọng là quản trị rủi ro. Còn CEO OCB ủng hộ việc giảm tốc tăng trưởng tín dụng và ngân hàng có thể xoay chuyển qua các hoạt động khác để thích nghi.
HUY LÊ
13, Tháng 03, 2019 | 08:43

Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho rằng việc đạt mức tăng trưởng tín dụng 14% với ngân hàng là không khó, quan trọng là quản trị rủi ro. Còn CEO OCB ủng hộ việc giảm tốc tăng trưởng tín dụng và ngân hàng có thể xoay chuyển qua các hoạt động khác để thích nghi.

Trong hội thảo kinh tế Việt Nam thường niên 2019 diễn ra sáng 12/3 với chủ đề “Bứt phá từ những động lực tăng trưởng”, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc OCB - cho biết sản phẩm tín dụng vẫn là chủ lực của các ngân hàng thương mại.

Cũng theo ông Tùng, ngân hàng là ngành rất đặc thù, muốn mở rộng kinh doanh phải có điều kiện và không được mở rộng một cách tự nhiên như mong muốn. “Kinh doanh thép càng bán nhiều càng vui vẻ nhưng cho vay ngân hàng thì không như thế. Nếu tôi được bán 14% mà lại đi bán 15% là có thể bị kiểm điểm rồi”, ông chia sẻ.

109tdnh-s

Các diễn giả tại hội thảo "Bứt phá từ những động lực tăng trưởng".

Xu hướng giảm tốc tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước có những tác động khác nhau. Câu chuyện xoay sở với việc giảm tốc đã được các ngân hàng thương mại đặt lên bàn 4-5 năm trước, từ khi Ngân hàng Nhà nước đặt trần tăng trưởng tín dụng. Biện pháp này bắt buộc cần thực hiện để ổn định kinh tế vĩ mô. Theo ông Tùng, đây cũng là điều kiện cho chính ngân hàng phát triển.

Lãnh đạo OCB cho hay cách đây 5 năm, ngân hàng này đã chuẩn bị cho quản trị rủi ro và từ 2 năm trước đã hoàn tất toàn bộ cơ sở hạ tầng cho Basel II. Tuy nhiên, để phát triển thì cần cả nền kinh tế, hệ thống tài chính tiền tệ phải ổn định. "Ngân hàng hiểu được tác động của việc duy trì chính sách của Nhà nước trong những năm qua và ủng hộ việc giảm tốc tăng trưởng tín dụng", ông Tùng nói.

Tổng giám đốc OCB cho rằng ngân hàng phải thích nghi, xoay qua hướng đi khác như trái phiếu doanh nghiệp, thu xếp vốn cho nước ngoài, phát hành riêng lẻ, tăng vốn cho một số doanh nghiệp, thu xếp vốn M&A… Ngân hàng phải xoay chuyển chiến lược kinh doanh để phù hợp với nhu cầu thị trường.

Còn theo ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng giám đốc Vietcombank, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng năm nay duy trì ở mức khoảng 14%, tức giảm 1% tăng trưởng tín dụng từ mức 15% năm trước cũng sẽ khiến doanh số cho vay giảm tương đối lớn.

Theo ông, đạt mức tăng trưởng tín dụng 14% năm nay không khó nhưng điều quan trọng hơn là quản trị rủi ro. Do áp dụng sớm Thông tư 41 - tiêu chuẩn Basel II của Việt Nam, Vietcombank nằm trong nhóm được ưu tiên về giới hạn tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng có thể tăng thêm dư nợ tín dụng nhưng với điều kiện nền kinh tế tăng trưởng tốt, tín dụng tăng thêm có hiệu quả.

Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ chính sách Tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước, cho biết Ngân hàng Nhà nước dự kiến mức tăng trưởng tín dụng năm 2019 sẽ tương tự với năm 2018 ở mức 14% trên cơ sở nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối ổn định.

Tuy nhiên, tín dụng ngoại tệ sẽ tiếp tục được cắt giảm trong năm 2019 nhằm thực hiện chủ trương chống đôla hóa của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước đã có thông tư 42 về cho vay ngoại tệ theo đó chỉ có xuất khẩu và vay ngắn hạn sẽ được vay ngoại tệ.

Ông Hà khẳng định tình hình tăng trưởng tín dụng trong quý I năm nay khá ổn định. Tín dụng tiếp tục đà tăng cao trong tháng 1, tháng 2 tăng chậm và hiện tăng ổn định. Tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm hiện tại đang ở mức trên 1%.

Theo NDH

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ