Ngân hàng Nhà nước: Dự kiến bỏ giới hạn tỷ lệ 49% nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực trung gian thanh toán

Nhàđầutư
Trước những ý kiến trái chiều xung quanh quy định tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là 49% cho các hoạt động trung gian thanh toán tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 101/2012, Ngân hàng Nhà nước mới đây cho biết, dự kiến sẽ không đưa quy định này vào Dự thảo Nghị định.
ĐÌNH VŨ
11, Tháng 02, 2020 | 10:48

Nhàđầutư
Trước những ý kiến trái chiều xung quanh quy định tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là 49% cho các hoạt động trung gian thanh toán tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 101/2012, Ngân hàng Nhà nước mới đây cho biết, dự kiến sẽ không đưa quy định này vào Dự thảo Nghị định.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến thời điểm cuối quý 1/2018 cả nước có 27 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được NHNN cấp phép hoạt động. Điều đáng nói là yếu tố nước ngoài ở các tổ chức trung gian thanh toán phi ngân hàng ngày càng nhiều và tỷ lệ vốn nước ngoài ở từng đơn vị cũng đang ngày càng lớn, có xu hướng gia tăng.

Trong thời điểm 3 năm trở lại đây, ghi nhận hàng loạt các thương vụ mua bán lớn tại các doanh nghiệp trung gian thanh toán. Đơn cử như Tập đoàn UTC Investment của Hàn Quốc đã chi hơn 540 tỷ đồng - tương đương hơn 23 triệu USD, thâu tóm 65% cổ phần VNPT Epay; Công ty Credit China Fintech Holdings Limited - Hồng Kông đã chi gần 300 tỷ đồng - tương đương 13 triệu USD, sở hữu 51% vốn của Amigo Technologies. Các đơn vị khác như Payoo, Ngân lượng, 1Pay cũng lần lượt bị các tập đoàn nước ngoài là  NTT Data (Nhật Bản), MOL Global (Malaysia) và True Money (Thái Lan) mua lại trong các thương vụ thâu tóm trị giá hàng chục triệu USD.

Tính đến tháng 11/2019, cả nước có 30 trung gian thanh toán được NHNN cấp phép. Trong đó, nhà đầu tư ngoại đã nắm quyền chi phối ở nhiều trung gian thanh toán với tỷ lệ có nơi lên tới gần 100%. Cụ thể,  90% vốn của 1Pay đang do True Money (Thái Lan) nắm giữ; Tập đoàn NTT Data (Nhật Bản) đã mua 64% vốn của Payoo; Hai nhà đầu tư Hàn Quốc là Global Payment Service và UTC Investment Co., Ltd nắm 65% vốn của VNPT EPAY...

trung-gian-thanh-toan

Nhà đầu tư ngoại ồ ạt nắm quyền chi phối tại nhiều trung gian thanh toán của Việt Nam

Trước việc nhà đầu tư ngoại ồ ạt rót vốn vào các tổ chức trung gian thanh toán, NHNN nhận thấy cần có sự kiểm soát bởi hoạt động thanh toán là hoạt động kinh doanh có điều kiện, liên quan trực tiếp đến sự ổn định và an toàn trong chính sách tiền tệ quốc gia. Theo đó, NHNN cho rằng: “Để tránh sự thao túng của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như để đảm bảo chủ quyền quốc gia trong hoạt động ngân hàng tài chính thì cần thiết quy định tỷ lệ tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài”.

Trên thực tế, việc siết room ngoại trong lĩnh vực này đã được đề cập từ cuối năm 2018, tỷ lệ giới hạn thậm chí còn được dự kiến ở mức 30%, tương đương với room ngoại trong lĩnh vực ngân hàng. Nhiều chuyên gia cho rằng, đề xuất mới đưa ra đã được nới lên 49%, đủ để tạo mức hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài và không cần lo ngại về nguy cơ dòng vốn nước ngoài tháo chạy, cũng như lĩnh vực trung gian thanh toán thiếu nguồn vốn để phát triển, bởi hiện ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn trong nước như Viettel, VNPT, Vingroup... quan tâm đến mảng dịch vụ này.

Việc nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm quyền chi phối tại trung gian thanh toán cũng làm dấy lên mối lo ngại về những vấn đề cốt lõi như quản lý cơ sở dữ liệu tài chính cá nhân, trốn thuế, rửa tiền, chuyển tiền xuyên biên giới bất hợp pháp…

Tuy nhiên, trái ngược với các ý kiến nêu trên, nhiều hiệp hội có doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh toán cho rằng, việc giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 49% sẽ gây khó cho hoạt động của doanh nghiệp và không hấp dẫn được nhà đầu tư nước ngoài.

Bà Virgina Foote, đại diện AmCham Việt Nam, đồng Chủ tịch của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cho rằng, việc giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài sẽ làm hạn chế nghiêm trọng khả năng phát triển của ngành Fintech Việt Nam, đặc biệt khi các doanh nghiệp trong ngành cần phát triển dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) từ các quốc gia đi trước, từ đó hạn chế khả năng thu hút nhân tài và khiến họ kém cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác trong khu vực.

Đồng quan điểm, Luật sư Phùng Anh Tuấn, Phó chủ tịch, Tổng Thư kí Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) cho rằng: Hiện nay trung gian thanh toán ước tính chiếm đến 90% hoạt động và giá trị của Fintech, nên hạn chế đầu tư nước ngoài sẽ có ảnh hưởng đến toàn bộ lĩnh vực Fintech.

“Giới hạn Ngân hàng Nhà nước đưa để xuất nhằm mục đích ổn định và an toàn trong chính sách tiền tệ của quốc gia, tránh sự thao túng của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như để đảm bảo chủ quyền quốc gia trong hoạt động ngân hàng tài chính, tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong nước nắm bắt cơ hội. Nhưng, hiện nay Fintech rất cần vốn đầu tư nước ngoài để phát triển, từ đầu tư cho công nghệ, thị trường cho đến nhân lực. Vì vậy, việc hạn chế đầu tư nước ngoài sẽ kìm hãm sự phát triển của Fintech”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Trước những ý kiến trái chiều nêu trên, Ngân hàng Nhà nước vừa đưa quan điểm chính thức cho biết, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ, toàn diện các vấn đề, các ý kiến góp ý cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam có tham gia; phân tích, đánh giá các tác động của chính sách này mang lại trong bối cảnh hiện nay, NHNN dự kiến sẽ trình Chính phủ không đưa tỷ lệ giới hạn (49%) vào Dự thảo Nghị định.

Cùng với đó, theo Dự thảo, với mô hình giao đại lý, ngân hàng được giao cho bên đại lý cung ứng một phần các dịch vụ thanh toán như nộp/rút tiền mặt vào/ra tài khoản, thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ,... nhằm tăng cường đưa dịch vụ tài chính tới những người dân vốn trước đây chưa có tài khoản ngân hàng, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa,.. Bên cạnh đó, quy định này cũng giúp cho ngân hàng có thể tiếp cận khách hàng mà không phải mở rộng mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ