Ngân hàng làm gì để giảm bớt những vụ lộ thông tin, mất tiền trong tài khoản?

Nhàđầutư
Nguyên nhân chủ yếu của các vụ bỗng dưng mất tiền trong tài khoản ngân hàng là do lộ bí mật thông tin khách hàng. Các ngân hàng cần làm gì để quản trị tốt dữ liệu, bảo mật tốt hơn thông tin khách hàng?
NGUYỄN THOAN
15, Tháng 06, 2017 | 15:15

Nhàđầutư
Nguyên nhân chủ yếu của các vụ bỗng dưng mất tiền trong tài khoản ngân hàng là do lộ bí mật thông tin khách hàng. Các ngân hàng cần làm gì để quản trị tốt dữ liệu, bảo mật tốt hơn thông tin khách hàng?

ngan-hang-vietcombank-cho-vay-von-mua-nha-o-1-1494907645356-crop-1494987046223

Ngân hàng làm gì để giảm bớt những vụ lộ thông tin, mất tiền trong tài khoản? 

Hôm nay, 15/6, Học viện Ngân hàng đã tổ chức hội thảo "Big Data và ứng dụng trong ngành tài chính ngân hàng" với mục tiêu bàn luận về những đóng góp to lớn của Big Data đối với ngành và các doanh nghiệp công nghệ, giúp doanh nghiệp quản trị và tận dụng được dữ liệu - tài sản lớn nhất của mình trong thời đại công nghệ số như hiện nay - đặc biệt trong các vấn đề về kiến trúc doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro, quản trị hiệu suất....

Dữ liệu là nguồn tài sản vô giá với ngân hàng

Phát biểu tại buổi hội thảo, PGS.TS Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động tới mỗi quốc gia, mỗi tổ chức. Dữ liệu số như một nguồn tài nguyên mới, xử lý dữ liệu tốt sẽ giúp tăng sức cạnh tranh. Ưu điểm nổi bật của Big Data là lượng dữ liệu lớn, giúp truy xuất, xử lý thông tin tức thời, giúp thay đổi dữ liệu thường xuyên, nhanh chóng.

Theo đó, ông Kim Anh khẳng định: Khai thác được nguồn dữ liệu này sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho ngành tài chính - ngân hàng. Qua đó ngân hàng có thể phân tích sự hài lòng, hành vi, thói quen của khách hàng,  thậm chí cảnh báo, ngăn chặn những hành vi trái phép.

Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc NHNN, để triển khai được Big Data cần có một đột ngũ chuyên gia đi kèm. Đội ngũ này cần chuyên môn cả về tài chính và công nghệ. Vì thế tiến tới Việt Nam muốn phát triển nguồn dữ liệu lớn thì cần phát triển cả đội ngũ này và chia sẻ những bài học thực tiễn của các nước trên thế giới.

Trong bối cảnh khối lượng dữ liệu và các nguồn thông tin đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng trong các hoạt động kinh tế, việc ứng dụng công nghệ Big Data đang dần trở nên cấp thiết và phổ biến hơn bao giờ hết.

Theo 1 báo cáo của IBM và Đại học Oxford năm 2012, 71% các ngân hàng cũng như các định chế tài chính đã ứng dụng công nghệ Big Data trong công tác phân tích xử lý dữ liệu, tăng 93% so với số liệu năm 2010, trong khi mức trung bình tại các ngành khác chỉ là 63%. Điều này cho thấy ngành tài chính ngân hàng hoàn toàn có thể đạt được những bước tăng trưởng nhảy vọt với sự hỗ trợ của công nghệ Big Data. 

Ông Wittaya Warunchaichana, Quản lý kinh doanh Big Data và Isilon Dell EMC cho biết: Big Data giúp các ngân hàng tiết kiệm nhiều chi phí hơn khi hệ thống hóa được toàn bộ tư liệu trong một nguồn. Khi được cập nhật, dữ liệu lớn sẽ đóng góp rất lớn cho hoạt động kinh doanh, chiến lược về dịch vụ của một ngân hàng, giúp ngân hàng có thể "níu chân" được khách hàng, hiểu rõ hơn về họ để nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh.

TS. Phan Thanh Đức, Học viện Ngân hàng, chia sẻ: "Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là xu thế lớn có tác động đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam. Trong đó, Big Data đóng vai trò nền tảng cho việc thu thập, xử lý và khai thác dữ liệu, tạo ra điểm khác biệt cũng như lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng và công ty tài chính - những tổ chức đang sở hữu khối lượng dữ liệu khổng lồ".

Tuy nhiên, để các dữ liệu này trở thành những tài sản thực sự, các doanh nghiệp cần có "tư duy tổ chức, phân tích dữ liệu" và "văn hoá quản trị dữ liệu". Bên cạnh đó, để có thể ứng dụng và phát huy được hiệu quả Big Data trong hoạt động quản trị và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải chú trọng xây dựng được đội ngũ nhân sự chất lượng cao về khoa học dữ liệu, đủ trình độ làm chủ công nghệ.

Theo phân tích của ông Phạm Anh Tuấn, Thành viên HĐQT Vietcombank thì dữ liệu là tài sản vô cùng quý giá của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần quan tâm đảm bảo chất lượng dữ liệu và an toàn thông tin. Bảo vệ thông tin trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động điện tử nói riêng. 

Cụ thể, cơ sở dữ liệu ngân hàng bao gồm hệ thống xử lý giao dịch, hệ thống quản lý, hệ thống camera, hệ thống ATM, hệ thống giám sát hạ tầng CNTT bên trong nội bộ ngân hàng và dữ liệu đến từ bên ngoài gồm: tổ chức thông tin tín dụng, NHNN, cơ quan thuế, cục thống kê, bảo hiểm; mạng xã hội; log các giao dịch trực tuyến qua mạng; hệ thống lưu trữ liệu ngành, quốc gia...  

Dữ liệu có giá trị như một cơ sở tin cậy để ra quyết định; cung cấp câu trả lời nhanh, chính xác cho các câu hỏi kinh doanh; truy cập thông tin nhanh chóng, dễ dàng; hiểu biết sâu sắc về hành vi của khách hàng; bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiệu quả; tạo ra tri thức mới.

Dữ liệu đóng vai trò tinh giản, cải tiến nâng cao hiệu suất hoạt động; hiểu biết sâu hơn về hoạt động kinh doanh; hiểu chi phí và các nhân tố ảnh hưởng các chi phí; tối đa hoá lợi nhuận; bức tranh tổng thể cho cả quá trình hoạt động của ngân hàng qua các năm.

Phát biểu liên quan tới áp dụng công nghệ trong ngành ngân hàng, Phó thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết: Việc đón bắt và tận dụng cơ hội của cách mạng 4.0, không đơn giản là chờ đợi và thụ hưởng thành quả từ đó. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần vượt qua những thách thức trong việc phải thay đổi chính mình, tái cấu trúc hạ tầng công nghệ ngân hàng theo 4 nguyên tắc: đơn giản hóa - tự động hóa - sử dụng trí thuệ nhân tạo - đảm bảo an toàn bảo mật, để nắm bắt kịp thời với những thay đổi của làn sóng Cách mạng 4.0, làm nền tảng cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của mỗi ngân hàng, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới.

"Mục tiêu sắp tới của các NHTM và vai trò của NHNN là xây dựng chiến lược dữ liệu toàn diện và bắt đầu từ những miêu tiêu nhỏ. NHTM cần nhận thấy chiến lược dữ liệu gắn liền với chiến lược kinh doanh; định hướng hạ tầng CNTT; có chương trình quản trị dữ liệu; có nguồn nhân lực; cần nền tảng hạ tầng dữ liệu, số hóa thông tin ngân hàng", ông Phạm Anh Tuấn khuyến nghị.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ