Năng lượng tái tạo chờ cú huých ở Quy hoạch điện VIII

Nhàđầutư
Sau gần 10 năm thực hiện, quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh cơ bản đã có những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, vẫn còn đó nhiều hạn chế cần được khắc phục trong Quy hoạch điện VIII.
HUY NGỌC
11, Tháng 11, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Sau gần 10 năm thực hiện, quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh cơ bản đã có những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, vẫn còn đó nhiều hạn chế cần được khắc phục trong Quy hoạch điện VIII.

toan-canh-nha-may-trungnam

Nhiều vấn đề cần được giải quyết trong Quy hoạch điện VIII. Ảnh: TNG.

Quy hoạch điện VII cơ bản đáp ứng nhiều mục tiêu

Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt... nhờ vị trí địa lý nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa, với bờ biển dài hơn 3000 km.

Các lợi thế này đã được cụ thể hoá thành chính sách phát triển năng lượng tái tạo và hàng loạt dự án nhanh chóng bổ sung vào quy hoạch điện quốc gia. Sau gần 10 năm thực hiện, Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã thúc đẩy ngành điện có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong các lĩnh vực. Trong đó, nhóm năng lượng tái tạo đã trải qua giai đoạn phát triển bùng nổ.

Tính đến cuối năm 2021 các nguồn năng lượng tái tạo có tổng công suất lắp đặt đạt 20.670 MW, chiếm 27% tổng công suất lặp đặt toàn hệ thống (76.620 MW); tổng sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo đạt 31.508 tỷ kWh, chiếm 12,27% tổng sản lượng toàn hệ thống.

Trên cả nước ghi nhận 70 dự án điện gió, tổng công suất 3.987 MW đã đưa vào vận hành thương mại, sản lượng điện sản xuất đạt 3,34 tỷ kWh trong năm 2021, tương đương 1,3% sản lượng toàn hệ thống. Về điện mặt trời, sản lượng điện sản xuất từ năng lượng mặt trời chiếm khoảng 10,8% tổng sản lượng điện toàn hệ thống.

Đáng chú ý, những năm gần đây, lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam đã thu hút được nguồn vốn đầu tư FDI và đầu tư tư nhân khá lớn. Trong năm 2021, việc thu hút được nhiều dự án mới và quy mô lớn với 5,7 tỷ USD, chiếm 18.3% tổng vốn đầu tư đăng ký, đã giúp ngành sản xuất và phân phối điện xếp thứ 2 trong số các ngành thu hút FDI.

Bộ Công thương đánh giá, với quy hoạch điện VII, cung cấp điện cơ bản đã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng cải thiện.

Bên cạnh đó, số liệu tính đến năm 2020 cho thấy quy mô nguồn điện Việt Nam tăng gấp 2 lần so với năm 2015 (tổng công suất 37.221MW), đứng thứ 2 trong các nước ASEAN và thứ 23 thế giới.

Ngoài ra, sự phát triển mạnh của NLTT đã từng bước góp phần vào việc giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và tăng tính chủ động trong việc cung cấp điện; đầu tư hạ tầng cung cấp điện có sự phát triển mạnh mẽ; việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từng bước mang lại kết quả tích cực với hệ số đàn hồi tăng trưởng điện thương phẩm/tăng trưởng GDP giảm từ 1,84 lần giai đoạn 2011-2015 xuống 1,44 lần giai đoạn 2016-2020…

Những tồn tại cần khắc phục

Sau khi phát triển bùng nổ trong thời gian ngắn, các dự án năng lượng tái tạo đã chững lại rất nhanh trong năm 2021 sau khi các ưu đãi giá FIT hết hiệu lực. Tình hình tiếp tục khó khăn khi đầu năm 2022, Bộ Công thương đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương tạm dừng cấp chủ trương đầu tư với các dự án điện gió, điện mặt trời chưa triển khai tính tới ngày 26/1/2022 để chờ kết quả rà soát trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Quy hoạch điện VIII.

Theo các nhà đầu tư năng lượng tái tạo, việc chậm trễ ban hành chính sách đang gây nên thiệt hại rất lớn. Nhiều dự án đã xây dựng và đang xây dựng dở dang không được đưa vào vận hành thương mại, gây nên sự lãng phí lớn về nguồn lực cho nhà đầu tư và xã hội. Cơ chế chính sách giá chưa liên tục là điểm nghẽn cần tháo gỡ để khơi thông dòng chảy. Đồng thời theo các nhà đầu tư, cần có một hành lang pháp lý thông thoáng, rõ ràng và liên tục để hướng dẫn chi tiết về các bước đi trong quá trình thực thi, từ xin giấy phép khảo sát, đo đạc, khu vực/địa điểm nào sẽ ưu tiên phát triển dự án trong giai đoạn đến 2030 và sau 2030.

Ở góc nhìn vĩ mô hơn, Giáo sư Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, cho rằng nếu có một quy hoạch tốt ngay từ đầu thì sẽ không có tình trạng bùng nổ trong phát triển năng lượng tái tạo. Còn theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, nguyên nhân gây ra “lạm phát” thị trường điện tái tạo là do nguồn điện gió, điện mặt trời thực tế cao hơn rất nhiều lần so với công suất đưa ra tại Quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh.

Vì vậy, có thể nói bên cạnh các thành tựu đã đạt được thì Quy hoạch điện VII còn nhiều hạn chế, cần được khắc phục và điều chỉnh trong Quy hoạch điện VIII.

Theo Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), việc triển khai Quy hoạch điện VII chưa như mong muốn do nhiều nguyên nhân liên quan đến vấn đề văn bản pháp lý như: Luật Quy hoạch đã có hiệu lực từ 1/1/2019, nhưng chưa có các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn trong việc thực hiện; trình tự, thủ tục về hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư được quy định trong Luật Xây dựng; Luật Đất đai năm 2013 thay đổi, phải chờ các Nghị định, Thông tư và Quyết định hướng dẫn trình tự, thủ tục, chính sách của UBND các tỉnh…

Không những thế, nhìn nhận từ Bộ Công thương, sự thiếu sự phối hợp, ủng hộ của địa phương, chậm bố trí nguồn lực (đất đai, giải phóng mặt bằng), đã gây ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các dự án, khiến quy hoạch bị phá vỡ trong thực tế. Đáng chú ý, quá trình giải quyết các vướng mắc về đầu tư của cơ quan thẩm quyền còn kéo dài (đặc biệt là các vướng mắc liên quan tới các dự án đầu tư theo hình thức BOT); văn bản hướng dẫn thực hiện còn chung chung, chưa cụ thể nhằm giải quyết triệt để vấn đề, làm chậm tiến độ dự án…

Bên cạnh vấn đề pháp lý, việc thu xếp vốn của các tập đoàn, chủ đầu tư trong nước khó khăn; Các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài để đầu tư các dự án điện rất hạn chế, thậm chí một số khoản vay đã có cam kết của các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế nhưng không được các cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận; việc thu xếp các nguồn vốn trong nước cũng tương tự vì hầu hết các ngân hàng trong nước đã vượt hạn mức tín dụng đối với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan.

Ngoài ra, hệ thống điện chưa được phát triển xứng với tiềm năng, nguồn lực sẵn có; chưa phù hợp với phân bố và phát triển phụ tải, gây nên sự mất cân bằng cung – cầu miền, tạo sức ép lên lưới truyền tải liên miên (từ miền Trung, miền Nam, ra miền Bắc), gây lãng phí, tổn thất và rủi ro vận hành.

Các nguồn điện lớn chậm tiến độ kéo dài gây thiếu nguồn điện nền cho hệ thống điện, có nguy cơ thiếu hụt cung cấp điện trong trung và dài hạn. Theo đánh giá, nếu tăng trưởng kinh tế phục hồi nhanh, miền Bắc có thể thiếu điện từ năm 2022, miền Nam thiếu điện giai đoạn 2024-2025. Không những thế, mức dự phòng công suất khả dụng của hệ thống khá thấp, chưa đáp ứng tiêu chuẩn vận hành chung của hệ thống điện, gây khó khăn cho công tác vận hành (một số thời điểm phải sa thải phụ tải tại khu vực miền Bắc). 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24600.00 24920.00
EUR 26295.00 26401.00 27567.00
GBP 30644.00 30829.00 31778.00
HKD 3103.00 3115.00 3217.00
CHF 27002.00 27110.00 27956.00
JPY 159.74 160.38 167.82
AUD 15898.00 15962.00 16448.00
SGD 18065.00 18138.00 18676.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17897.00 17969.00 18500.00
NZD   14628.00 15118.00
KRW   17.74 19.37
DKK   3535.00 3666.00
SEK   2297.00 2387.00
NOK   2269.00 2359.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ