‘Nâng hạng thị trường chỉ là vấn đề thời gian’

KHÁNH AN
10:19 04/01/2022

Đó là khẳng định của bà Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN).

photo1641224022906-16412240231721622931105

Trên Talkshow Phố Tài chính tối 3/1, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường, UBCKNN đã có những chia sẻ về thị trường chứng khoán năm qua và định hướng phát triển năm 2022.

Trải qua năm 2021 nhiều khó khăn bởi dịch COVID-19, nhưng giới chuyên gia trong và ngoài nước đều đánh giá, năm 2021 là thành công của TTCK Việt Nam, không chỉ về quy mô và còn cả về chất lượng, ý kiến bà về vấn đề này như thế nào?

Bà Tạ Thanh Bình: Dưới góc độ cơ quan quản lý chúng tôi cũng nhận thấy rằng năm 2021 thực sự là một năm rất đặc biệt của thị trường chứng khoán Việt Nam bởi vì chúng ta đã đạt được những thành tựu rất lớn, sự tăng trưởng rất lớn cả về quy mô và chất lượng của thị trường. Trong một bối cảnh rất đặc biệt là năm nền kinh tế phải gánh chịu rất nhiều khó khăn do đại dịch COVID gây ra.

Thứ nhất, vốn hóa của thị trường đã tăng rất mạnh và tăng với mức 46% so với năm 2020. Đến nay chúng ta đã có vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt trên 120% GDP, chỉ số VN-Index cũng đã tăng 35% so với thời điểm cuối năm 2020. Đây là một mức tăng rất ấn tượng so với các thị trường thế giới. Ví dụ thị trường chứng khoán Mỹ tăng xấp xỉ 28%, hoặc một số thị trường Châu Âu cũng tăng khoảng 28%- 29%.

Và chúng ta cũng thấy rằng là thị trường hiện nay bên cạnh sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô, chất lượng của thị trường cũng ngày càng được cải thiện, thể hiện rất rõ qua thanh khoản của thị trường tăng rất mạnh so với năm trước, lần đầu tiên chúng ta được chứng kiến một phiên giao dịch có thanh khoản đạt 2,3 tỷ USD trong khi trước đây giá trị giao dịch một phiên mà đạt 1 tỷ USD là niềm mơ ước của rất nhiều nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý. Chỉ số cũng lần đầu tiên vượt qua mốc lịch sử là 1.500 điểm, điều đó khẳng định sự trưởng thành thực sự của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy rằng bên cạnh sự tăng trưởng về chất lượng thì năm 2021 cũng là một năm rất là quan trọng bởi vì đây là năm đầu tiên mà tất cả những chính sách mới của luật chứng khoán sửa đổi được thể hiện trong luật, trong các văn bản hướng dẫn chính thức đi vào cuộc sống. Chúng tôi cũng nhận thấy có sự thay đổi về chất của các nhà đầu tư tham gia thị trường, rõ ràng không thể bàn cãi về chuyện bây giờ các nhà đầu tư nội đã làm chủ cuộc chơi và không quá bị phụ thuộc vào phong cách chơi của các nhà đầu tư ngoại như trước trước đây nữa. Điều đó thể hiện rất rõ sự trưởng thành của các nhà đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến đánh giá là để thị trường phát triển bền vững hơn thì các doanh nghiệp phải khoẻ, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay. Bà nghĩ như thế nào về điều này?

Bà Tạ Thanh Bình: Hiện nay chúng ta đã có kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết đến hết quý 3/2021, về sơ bộ, số lượng doanh nghiệp có lãi vẫn ở mức cao, có trên 80% số lượng doanh nghiệp niêm yết có lãi với lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp tăng 13,7% và doanh thu thuần tăng trên 33% so với năm 2020. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp cũng có sức chống chịu khá tốt đối với đại dịch.

Mặc dù, kết quả kinh doanh quý III có phần không tốt bằng quý I và quý II do ảnh hưởng của đợt giãn cách, song chúng tôi cũng thấy rằng con số huy động vốn trên thị trường chứng khoán tăng rất là mạnh. Tổng giá trị huy động vốn qua phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá cổ phần hóa tăng 2,2 lần so với năm 2020. Như vây, chúng tôi cũng thấy rằng các doanh nghiệp cũng đã có những sự chuẩn bị về mặt nội lực để có thể tận dụng cơ hội hồi phục sau đại dịch thông qua việc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Vấn đề về tính công khai, minh bạch cũng các chế tài xử lý các vi phạm trên thị trường vẫn luôn được nhà đầu tư hết sức quan tâm. Bà đánh giá như thế nào về tính minh bạch của thị trường hiện nay?

Bà Tạ Thanh Bình: Chúng ta đều biết rằng trong luật chứng khoán mới có rất nhiều quy định nâng cao tính minh bạch của các doanh nghiệp niêm yết, đồng thời điều đặc biệt quan trọng đã trao cho UBCKNN thêm nhiều công cụ để có thể hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm của các tổ chức cá nhân trên thị trường chứng khoán, mà quan trọng nhất là chúng ta có thể kể đến những quyền của UBCKNN trong việc tiếp cận dòng tiền, tức là phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để tiếp cận dòng tiền đầu tư hoặc là phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để tiếp cận các sao kê về viễn thông của khách hàng.

Thông qua đó có thể làm rõ một cách nhanh nhất và chính xác nhất các hành vi thao túng và những hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Trong năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch nên UBCKNN đã giảm bớt các đoàn kiểm tra định kỳ, nhưng mà thay vào đó chúng tôi lại gia tăng rất nhiều các đoàn kiểm tra đột xuất đối với các diễn biến phức tạp trên thị trường.

Chúng tôi đã tiến hành 31 đoàn kiểm tra bất thường tập trung vào việc kiểm tra các giao dịch có diễn biến bất thường của các cổ phiếu. Chúng tôi cũng đang kết hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Thông tin và Truyền thông để làm rõ cơ chế phối hợp, qua đó nâng cao chất lượng phát hiện cũng như xử lý các vi phạm ở trên thị trường chứng khoán.

Vậy trong năm 2022, Cơ quan quản lý sẽ có những giải pháp như thế nào để tiếp tục giúp thị trường phát triển mạnh mẽ và đi vào chất hơn?

Bà Tạ Thanh Bình: Năm 2022 vẫn còn đó rất nhiều những thách thức cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn, cũng như bối cảnh nền kinh tế nói chung, chúng ta còn rất nhiều khó khăn do dịch bệnh để lại mà các doanh nghiệp phải nỗ lực vượt qua, tuy nhiên như đã phân tích ở trên, tôi vẫn cho rằng năm 2022 cũng sẽ tiếp tục là một năm mà sẽ có những sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường cả về quy mô và chất lượng thị trường.

Trong năm 2022 chúng tôi sẽ chú trọng vào việc phát triển bền vững của thị trường, hiện nay yếu tố bền vững được coi là một trong những quan điểm chủ đạo trong việc phát triển thị trường chứng khoán.

Thứ nhất, sẽ tăng cường một bước nữa việc chấn chỉnh các kỷ cương, kỷ luật trên thị trường thông qua việc xử lý các vi phạm trên thị trường chứng khoán một cách nghiêm khắc và triệt để từ đó sẽ tạo ra một môi trường, một thị trường vừa trật tự vừa minh bạch và công bằng cho các nhà đầu tư.

Thứ hai, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn tất và có thể đưa hệ thống công nghệ, hạ tầng vào vận hành trên thị trường. Hạ tầng công nghệ này sẽ hỗ trợ cho thị trường trong những thay đổi cơ bản về mặt giao dịch, về mặt thanh toán bù trừ, qua đó có thể hỗ trợ cho chúng ta triển khai rất nhiều giải pháp về giao dịch cũng như các giải pháp về thanh toán, hỗ trợ các nhà đầu tư, hỗ trợ thanh khoản thị trường.

Và cuối cùng, chúng tôi cũng sẽ quan tâm đến việc là gia cố các văn bản vi phạm pháp luật, triển khai thêm các mảng thị trường mới. Ví dụ như là chúng tôi sẽ hoàn tất việc xây dựng khung pháp lý và đưa thị trường giao dịch thứ cấp đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ vào vận hành từ đó tạo thành một sân chơi, một khu vực thị trường đồng bộ và minh bạch cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Còn đối với thị trường phái sinh, chúng tôi cũng sẽ cố gắng đưa thêm các sản phẩm mới để cho thị trường này nó tăng sức hấp dẫn, đa dạng hóa các sản phẩm cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, chúng tôi cũng kỳ vọng sang năm 2022 chúng ta sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp có chất lượng cao gia nhập thị trường chứng khoán. Tính đến thời điểm hiện tại thị trường đã có hơn 45 doanh nghiệp có vốn hóa tỷ đô, như vậy chúng ta thấy rằng các doanh nghiệp niêm yết trên sàn càng ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng, trong năm tới với chỉ đạo quyết liệt, chúng tôi sẽ hy vọng công cuộc vốn hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn, đặc biệt những tập đoàn lớn của Nhà nước vốn được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ lên sàn và góp phần vào sự đa dạng của thị trường, của hàng hóa trên thị trường chúng ta.

Về vấn đề nâng hạng thị trường, chúng tôi cho rằng đây chỉ là câu chuyện của thời gian thôi, bởi vì nếu mà xét về mặt định lượng, quy mô thị trường rồi vốn hóa, thanh khoản, chúng ta đều đáp ứng được các tiêu chí về định lượng.

Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến minh bạch thị trường, sự hài lòng của các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia các giao dịch trên thị trường, các cơ chế giao dịch ví dụ như là bán khống, hoặc là Pre-funding, những cái này như tôi đã nói là sẽ được sự hỗ trợ giải quyết bởi hệ thống hạ tầng, công nghệ thông tin mới. Khi mà chúng ta đưa vào bài toán công nghệ, thay đổi cuộc chơi về mặt công nghệ, về mặt kỹ thuật chúng ta có khả năng giám sát một cách đầy đủ các hoạt động giao dịch, tôi cho rằng câu chuyện nâng hạng chắc chắn sẽ xảy ra trong một thời gian rất gần trong tương lai thôi.

  • Cùng chuyên mục
Công ty chứng khoán cấp tập tăng vốn

Công ty chứng khoán cấp tập tăng vốn

Khối chứng khoán đang hút hàng nghìn tỷ đồng thông qua các đợt chào bán cổ phiếu. Làn sóng này vẫn đang tiếp diễn, thêm nhiều công ty công bố triển khai phương án tăng vốn.

Tài chính - 22/11/2024 14:00

Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2

Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2

Chủ đầu tư dự án KCN Thanh Bình 2 là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thanh Bình. Tại thời điểm tháng 4/2024, Việt Phát I là cổ đông lớn nhất nắm 80% vốn công ty.

Tài chính - 22/11/2024 09:10

Ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế

Ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế là một trong những phân hệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên được cho ra mắt nằm trong dự án tổng thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý thuế

Tài chính - 22/11/2024 06:30

Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Haxaco đang có các kế hoạch lớn cho công ty con – PTM, doanh nghiệp chuyên phân phối dòng xe phổ thông giá rẻ MG. PTM đã được tăng vốn khủng từ 42 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng trong vòng 1 năm và đang chuẩn bị niêm yết.

Tài chính - 21/11/2024 13:39

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Trong khi Cảng Quy Nhơn đã "về đích" mục tiêu lợi nhuận năm 2024 chỉ sau 9 tháng, Cảng Thị Nại lại đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lượng hàng hóa qua cảng giảm mạnh, phải điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh.

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Quá trình phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát đang chịu ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ các yếu tố về kinh tế xã hội mà còn từ các chính sách mới ban hành…

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.

Tài chính - 20/11/2024 16:24

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.

Tài chính - 20/11/2024 10:49

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:48

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:36

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank khẳng định rằng không nhận được bất kỳ quyết định nào của NHNN về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Thị trường chứng khoán đã điều chỉnh liên tục nhiều phiên liên tiếp, VN-Index về gần mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản kém cùng khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường kém hấp dẫn hơn.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) ghi nhận hơn 1.184 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 22,7 tỷ đồng, tăng lần lượt 74,3% và 69,4% so với cùng kỳ 2023.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì thế khối ngoại liên tục rút vốn và thanh khoản thị trường giảm dần qua từng tháng.

Tài chính - 19/11/2024 14:22

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

CTCP Thủy điện Hủa Na (HoSE: HNA) vừa lên kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 cho các cổ đông của công ty, với tổng số tiền hơn 235 tỷ đồng.

Tài chính - 19/11/2024 11:22

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

Vừa qua, Công ty Cổ phần InvestingPro đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF). Theo thoả thuận đã ký kết, InvestingPro sẽ chính thức trở thành đại lý phân phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý.

Chứng khoán - 19/11/2024 10:29