Mỹ sắp khởi động các dự án đối trọng với sáng kiến 'Vành đai, Con đường' của Trung Quốc
Mỹ hiện có kế hoạch đầu tư 5 đến 10 dự án cơ sở hạ tầng lớn trên khắp thế giới vào tháng 1/2022 như một đối trọng với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Một phái đoàn của do Phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden, Daleep Singh, dẫn đầu, đã đi khảo sát ít nhất 10 dự án đầy hứa hẹn ở Senegal và Ghana trong một loạt "chuyến thăm quan" vào tuần trước, một quan chức cấp cao Mỹ cho biết.
Các quan chức Mỹ đang gặp gỡ các nhà lãnh đạo chính phủ và khu vực tư nhân tại nhiều quốc gia để tìm kiếm địa điểm thích hợp cho sáng kiến Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn (B3W) do nhóm G7 phát động vào tháng 6. Theo quan chức cấp cao Mỹ, các kế hoạch có thể được bàn luận và thông qua trong cuộc họp của G7 vào tháng 12 tới.
Đầu tháng 10, một phái đoàn của Mỹ đã đến thăm Ecuador, Panama và Colombia, trong khi một phái đoàn khác dự kiến sẽ đến thăm châu Á trước cuối năm, quan chức này cho biết, mà không nêu tên bất kỳ quốc gia châu Á cụ thể nào.
Các quan chức cho biết, sáng kiến G7 B3W nhằm đáp ứng một phần khoản đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 40 nghìn tỷ USD mà các nước đang phát triển sẽ cần vào năm 2035 cũng như cung cấp một giải pháp thay thế cho các hoạt động cho vay của Trung Quốc.
Được biết, Mỹ sẽ cung cấp cho các nước đang phát triển "toàn bộ" các công cụ tài chính cần thiết của nước này, bao gồm bảo lãnh khoản vay, bảo hiểm chính trị, trợ cấp và chuyên môn kỹ thuật để tập trung vào các lĩnh vực như khí hậu, sức khỏe, công nghệ kỹ thuật số và bình đẳng giới.
Vị quan chức này cho biết phía Mỹ đang nỗ lực để "xác định các dự án nổi bật có thể khởi động vào đầu năm sau".
Emily Horne, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng cho biết ông Biden đã tìm cách thúc đẩy sáng kiến này trong cuộc gặp bên lề hội nghị khí hậu Liên hợp quốc COP26 với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Anh Boris Johnson và các đối tác G7 khác.
Hiện các quan chức cấp cao ở Senegal và Ghana vô cùng hoan nghênh và tin tưởng các cam kết từ phía Mỹ, mà theo họ không như BRI buộc phải ký kết những khoản thỏa thuận không được tiết lộ, hoặc kèm theo những điều khoản có thể cho phép phía Trung Quốc kiểm soát cảng biển hoặc sân bay sau đó.
Các dự án được thảo luận bao gồm thiết lập một trung tâm sản xuất vaccine khả thi cho Tây Phi ở Senegal, tăng cường nguồn cung cấp năng lượng tái tạo, thúc đẩy vốn các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số.
Khi được hỏi về dự án trong cuộc họp báo thường kỳ vào thứ Ba, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin nói rằng "luôn có chỗ trống" cho các hợp tác cơ sở hạ tầng.
"Các sáng kiến khác nhau không bù đắp hoặc thay thế cho nhau. Thế giới cần nỗ lực xây dựng những cây cầu ... và chúng ta cần thúc đẩy kết nối, không tách rời", ông Wang nói với các phóng viên.
Trung Quốc đã cung cấp lượng tài chính kỷ lục cho các nước đang phát triển trong hai thập kỷ qua, hỗ trợ cả các dự án khu vực công và tư nhân. Sáng kiến Vành đai và Con đường là sáng kiến chính sách đối ngoại hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình; ra mắt vào năm 2013 để đầu tư vào gần 70 quốc gia và tổ chức quốc tế.
Kế hoạch này cũng đã đưa Trung Quốc lên vị trí hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính phát triển quốc tế.
Theo báo cáo của AidData, Trung Quốc hiện chi ít nhất gấp đôi cho tài chính phát triển quốc tế so với Mỹ và các cường quốc kinh tế lớn khác, với khoảng 85 tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên, điều này thường ở dạng nợ hơn là viện trợ, và sự mất cân đối này đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Báo cáo cho thấy kể từ khi Vành đai và Con đường ra đời, Trung Quốc đã cấp 31 khoản vay cho mỗi 1 khoản tài trợ.
Các thỏa thuận tài chính của Trung Quốc vẫn còn 'mông lung', thiếu thông tin chi tiết khiến các nhà đầu tư thận trọng trong những năm gần đây ở một số quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, chẳng hạn như Zambia.
Trung Quốc từ lâu đã phủ nhận việc đẩy các quốc gia đang phát triển vào cái gọi là bẫy nợ, vốn có thể mở đường cho Bắc Kinh thu giữ tài sản làm thế chấp cho các nghĩa vụ nợ chưa thanh toán.
Vào tháng 9, EU cũng đã thông báo rằng họ đang khởi động một dự án tương tự "Global Gateway" trên toàn thế giới. Hiện cả Mỹ và châu Âu đều đang tìm cách đối phó với những ảnh hưởng địa chính trị và các gói tài chính khổng lồ của Trung Quốc.
- Cùng chuyên mục
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sự kiện - 18/11/2024 17:03
Hà Nội rà soát việc thu dọn cây nghiêng, gãy đổ
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, vẫn còn một số cây bị gãy, đổ trên các tuyến đường, khu đô thị, khu dân cư chưa được kiểm tra, xử lý, thu dọn; một số cây bị nghiêng, đổ chưa được chống dựng lại.
Sự kiện - 18/11/2024 16:36
Tổng bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu
"Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức; yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao… đã thúc đẩy đổi mới giáo dục trở thành xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó", Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá.
Sự kiện - 18/11/2024 12:57
MTTQ Thủ đô ngày càng có nhiều đổi mới, cán bộ được trẻ hóa
Theo Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ-Pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội) Phạm Ngọc Thảo nhận định, cán bộ MTTQ Thủ đô được trẻ hóa, cơ sở vật chất cho hoạt động được quan tâm đầu tư hơn hẳn trước đây.
Sự kiện - 18/11/2024 11:26
Nguyên Trợ lý Chủ tịch nước làm Tổng Giám đốc HFIC
Ông Trương Tuấn Anh, chuyên viên cao cấp Văn phòng Chủ tịch nước, nguyên Trợ lý Chủ tịch nước được Chủ tịch UBND TP.HCM tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc HFIC.
Sự kiện - 18/11/2024 10:48
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương
Ngày 17/11 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.
Sự kiện - 18/11/2024 07:37
Tổ chức tọa đàm 'Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản'
Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".
Sự kiện - 18/11/2024 07:00
Hãng máy bay lớn thứ 3 thế giới muốn khai thác đường bay Hà Nội - TP.HCM
Từng cung cấp 5 máy bay cho Bamboo Airways, tập đoàn đa ngành Embraer của Brazil đang tiếp tục trao đổi với các đối tác của Việt Nam để mở rộng hợp tác.
Sự kiện - 18/11/2024 06:30
Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đổi mới, sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Sự kiện - 17/11/2024 11:18
Chủ tịch Quảng Trị làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sự kiện - 17/11/2024 07:32
Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính TP. Hà Nội
Việc ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính là một bước tiến quan trọng, khẳng định quyết tâm của TP.Hà Nội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quản lý và cung cấp dịch vụ công.
Sự kiện - 16/11/2024 17:13
4 Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của Quảng Trị
Các Phó Thủ tướng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của tỉnh Quảng Trị sau chuyến thăm, làm việc của Tổng Bí Thư Tô Lâm
Sự kiện - 16/11/2024 10:03
[Café Cuối tuần] Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm
"Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" là một trong những thông điệp hết sức quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm. Thông điệp này cung cấp tầm nhìn chiến lược cho những cố gắng cải cách của Việt Nam chúng ta hiện nay.
Sự kiện - 16/11/2024 09:59
Google: AI có thể mang lại hàng chục tỷ USD cho doanh nghiệp Việt
Với việc áp dụng rộng rãi AI, lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tơi hơn 79 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP của Việt Nam
Sự kiện - 16/11/2024 06:50
Sắp tổ chức Diễn đàn giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp
Các Khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam đang đứng trước xu hướng chuyển đổi toàn diện để giữ chân khách hàng và thu hút các dự án công nghệ cao, quy mô lớn.
Sự kiện - 16/11/2024 06:47
Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình 'Cùng nhau giữ nước'
Theo UBND TP. Hà Nội, chương trình nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Sự kiện - 15/11/2024 20:09
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 2 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago