Muốn phát triển du lịch, cần có chính sách mở hơn về visa

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng giám đốc Vietravel, nếu muốn phát triển du lịch, chúng ta cần có chính sách mở hơn về visa. Visa linh hoạt có thể cấp theo theo thị trường khách đông - vắng theo mùa, theo sự kiện lớn của Việt Nam như giải đua xe F1, Seagames, Festival Huế, Vesak Tháng 5/2019...
PV
02, Tháng 05, 2019 | 14:25

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng giám đốc Vietravel, nếu muốn phát triển du lịch, chúng ta cần có chính sách mở hơn về visa. Visa linh hoạt có thể cấp theo theo thị trường khách đông - vắng theo mùa, theo sự kiện lớn của Việt Nam như giải đua xe F1, Seagames, Festival Huế, Vesak Tháng 5/2019...

ong-Tuan-

Ông Ngô Văn Tuấn - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc tại Phiên hiến kế về du lịch trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam 2019. Ảnh: VnExpress

Phát biểu khai mạc tại Phiên hiến kế về du lịch trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam 2019 diễn ra sáng nay tại Hà Nội, ông Ngô Văn Tuấn - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nhận định trong 3 năm trở lại đây, ngành du lịch đang thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ khi số lượt khách du lịch quốc tế không ngừng gia tăng và nguồn thu từ du lịch cũng tăng trưởng liên tục. Kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Cải cách hành chính được đẩy mạnh, môi trường được cải thiện. Kinh tế tư nhân được đối xử bình đẳng, sức cạnh tranh không ngừng được cải thiện, bước đầu hình thành một số tập đoàn lớn. Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp kết hợp từ nhiều ngành, 99% doanh nghiệp du lịch là tư nhân, do đó đóng góp to lớn. Tuy nhiên, để phát triển ngành du lịch, các rào cản cần được tháo gỡ để tăng tính chuyên nghiệp cho người lao động trong ngành du lịch.

ông Ngô Văn Tuấn cho biết, Chính phủ kỳ vọng 2020, Việt Nam sẽ thu hút từ 17 - 20 triệu khách quốc tế, 80 triệu khách nội địa, đạt doanh thu 35 tỷ USD. Tới năm 2030, phấn đấu để du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Trong thời gian tới, ngành du lịch sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường khách chi trả cao, phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch golf, du lịch ẩm thực... 

du_lich_1

Muốn phát triển du lịch, cần có chính sách mở hơn về visa

4 nút thắt của du lịch Việt Nam

Phát biểu tại Phiên hiến kế về du lịch, ông Phạm Hà, Giám đốc công ty du lịch Sang Trọng cho rằng có bốn nút thắt trong ngành du lịch: visa, đào tạo nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch, xúc tiến hiệu quả. 

Chính sách có nhiều vấn đề trong đó có visa, đây là rào cản rất lớn. Hiện tại đang là 15 ngày, chúng ta có thể nâng lên 30 ngày thậm chí dài hơn. Tôi kiến nghị chúng ta bỏ visa càng nhiều nước càng tốt. Indonesia bỏ tới 169 nước. Chúng ta hoà bình, thân thiện nhưng lại không bỏ visa.

Bốn điểm mạnh của du lịch việt Nam là: văn hoá, cảnh quan thiên nhiên hàng đầu khu vực, ẩm thực số một thế giới và con người. Du khách sẽ lựa chọn Việt Nam giữa rất nhiều điểm đến vì chúng ta có biển đẹp, nắng ấm quanh năm.

"Chúng ta cũng cần quy hoạch lại các điểm đến. Ví dụ như vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh. Với số lượng khách như hiện nay là đang quá tải, chúng ta cần giảm bớt khách chi tiêu thấp", ông Hà nhấn mạnh.

Theo ông Hà, hiện tại nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam vừa thừa vừa thiếu: thừa người không có năng lực, thiếu người có năng lực. Do đó, quy trình đào tạo cần đáp ứng hiểu biết trong ngành du lịch, kỹ năng du lịch gồm ngoại ngữ và cuối cùng là thái độ với khách du lịch. Cần tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về sản phẩm du lịch, chúng ta vẫn loay hoay định vị Việt Nam là điểm đến như thế nào. Từ trước tới nay chúng ta vẫn định vị là điểm đến văn hoá, nếu vậy khách chỉ đến một lần. Nếu định vị Việt Nam là điểm đến du lịch biển, khách sẽ trở lại để thử những trải nghiệm mới và chúng ta cần tạo điều kiện khách trở lại thuận lợi hơn.

Không miễn visa không hút được khách nhà giàu

Tại Phiên hiến kế về du lịch, ông Lương Hoài Nam -  Phó TGĐ Công ty hàng không Ngôi Sao Việt, thành viên TAB cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình với ý kiến cho rằng việc miễn visa không ảnh hưởng đến du lịch.

"Số người Việt Nam sang Thái Lan năm ngoái là một triệu người và visa là yếu tố quan trọng với du lịch. Câu hỏi thường trực của khách là tại sao Việt Nam không miễn visa cho chúng tôi trong khi nhiều nước miễn. Đây là vấn đề nhận được quan tâm hàng đầu trong chính sách phát triển du lịch của các nước", ông Nam nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Huyền, đại diện Vietrantour cho biết, Visa là một vấn đề rất quan trọng trong đón khách quốc tế đến Việt Nam. So sánh với các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam đang xếp sau Malaysia và Thái Lan về số quốc gia được miễn thị thực.

Bà Huyền đồng ý thủ tục cấp visa cho khách quốc tế đến Việt Nam đã mở cửa, song chưa đáp ứng những nhu cầu sát sườn. Về hình thức cấp thị thực tại cửa khẩu, thực chất khách đến Việt Nam nhận thị thực tại cửa khẩu nhưng trước đó họ vẫn phải làm thủ tục trước và cầm công văn đến cửa khẩu.

Trong khi đó, Thái Lan đang cấp thị thực tại cửa khẩu với công dân 20 nước. Chỉ cần chuẩn bị ảnh, hộ chiếu, vé máy bay và xác nhận nơi cư trú, khách quốc tế có thể được cấp visa ngay tại cửa khẩu Thái Lan mà không cần thực hiện bất kỳ thủ tục nào trước đó.

Ngoài ra, mong muốn thu hút các thị trường có khả năng chi trả cao, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đồng tình rằng cần sự thông thoáng mạnh mẽ hơn, thay vì cấp visa 15 ngày thì tăng lên 30 ngày, và cần visa nhập cảnh nhiều lần, cũng như đơn giản hoá thủ tục.

Đề xuất áp dụng chính sách visa linh hoạt

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng giám đốc Vietravel cho biết, nhiều đơn vị đã đề xuất bỏ visa cho một số nước, vùng lãnh thổ từ năm 2016 song vẫn chưa được. Do đó, chúng tôi đề xuất áp dụng chính sách visa linh hoạt. Ví dụ, Đài Loan áp dụng visa Quan Hồng cho người Việt Nam, Mỹ đặt giới hạn về visa.

ong-Ky-

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - đại diện Vietravel phát biểu tại Phiên hiến kế về du lịch trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam 2019. Ảnh: VnExpress

Theo ông Kỳ, nếu muốn phát triển du lịch, chúng ta cần có chính sách mở hơn về visa. Visa linh hoạt có thể cấp theo theo thị trường khách đông - vắng theo mùa, theo sự kiện lớn của Việt Nam như giải đua xe F1, Seagames, Festival Huế, Vesak Tháng 5/2019...

Nhiều thị trường chúng ta miễn thị thực nhưng khách không tăng, ông Kỳ cho rằng có thể đó là sai mục tiêu.

Vấn đề thứ hai chúng ta có thể nghiên cứu chính sách 5 quốc gia một điểm đến. Khách Anh vào Thái Lan là 1,7 triệu năm qua, trong khi sang Việt Nam là 100.000 người. Chúng ta có khả năng chuyển lượng khách này sang Việt Nam. Hiện nay chúng ta đã miễn visa cho khách Anh nhưng 30 ngày họ lại phải đi ra đi vào, trong khi các nước khác đang làm tốt về miễn visa.

Ông Ngô Minh Đức, Tổng giám đốc AG Travel cũng cho rằng, visa là hình thức tiên quyết để phát triển. Cụ thể như Thổ Nhỹ Kỳ đã đưa vào evisa. Chính sách visa là tốt nhưng quan trọng phải mở thế nào, đặc biệt các thị trường thu nhập cao như Australia, Bắc Mỹ...

Ngoài ra, ông Đức đề xuất Việt Nam cần có cơ quan quản lý cấp bộ về du lịch. Đa phần các nước ASEAN đều có Bộ Du lịch.

Miễn thị thực không phải yếu tố quyết định tác động tới ngành du lịch Việt Nam

Bà Nguyễn Phương Lan, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam miễn thị thực đơn phương cho 13 nước từ năm 2004. Từ 1/2/2017, Chính phủ cấp thị thực điện tử cho công dân trên 80 nước, với thủ tục thuận lợi.

ba-Lan

Bà Nguyễn Phương Lan, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao

Qua các nghiên cứu tổng kết, từ khi miễn thị thực đơn phương cho các nước đến nay, chính sách miễn thị thực không phải yếu tố quyết định tác động tới ngành du lịch Việt Nam. Theo báo cáo từ Tổng Cục Du lịch, tỷ lệ tăng trưởng khách từ các quốc gia không miễn thị thực đơn phương như Mỹ hay Canada còn cao hơn những nước được miễn thị thực. 

Theo bà Lan, miễn thị thực đơn phương để tạo điều kiện thuận lợi cho khách cần đi đôi với cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp trong nước. Ví dụ, miễn thị thực cho khách du lịch Hàn Quốc, song đội ngũ hướng dẫn viên hay tour tuyến chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã phát triển tại thị trường Việt Nam, áp đảo doanh nghiệp trong nước.

Bà Phương Lan phản bác lại ý kiến cho rằng xếp hạng thị thực Việt Nam ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh du lịch. 

"Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, thị thực chỉ là một trong các tiêu chí để đánh giá độ mở với quốc tế, không hoàn toàn quyết định năng lực cạnh tranh của một nước. Ví dụ như những quốc gia như Tây Ban Nha, Nhật Bản hay Mỹ có năng lực cạnh tranh về du lịch xếp hạng cao dù chính sách miễn thị thực không quá cởi mở", bà Lan nói.

Các quốc gia đều chủ yếu đảm bảo lợi ích quốc gia và khu vực. Singapore chỉ yêu cầu 39 nước có visa. Trên cơ sở các thoả thuận song phương chỉ có một số nước miễn thị thực đơn phương cho Việt Nam như Belarus.

Việc mở rộng hay áp dụng rộng rãi cần xem xét mối quan hệ giữa hai nước, an ninh, đối ngoại và đảm bảo lợi ích công dân Việt Nam. "Chúng tôi cân nhắc cải thiện về tăng số ngày phù hợp với tour xuyên Việt, bỏ quy định sau 30 ngày nhập cảnh miễn thị thực đơn phương. Những thứ này đã được quy định trong luật nhưng bộ công an và bộ ngoại giao đã phối hợp đưa vào quy trình sửa đổi luật cư trú của người nước ngoài. Hy vọng có cải thiện như các đề xuất vừa được nêu ra", bà Lan cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ