Mưa lũ lịch sử Trung Quốc trăm năm có một, cơ hội xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam?

Nhàđầutư
Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trung Quốc bị mưa lịch sử hàng trăm năm, kéo theo đó, thực phẩm (đặc biệt là rau màu) sẽ bị thiếu. Do đó, Việt Nam cần tận dụng cho được lợi thế này.
PHƯƠNG LINH
31, Tháng 08, 2020 | 11:41

Nhàđầutư
Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trung Quốc bị mưa lịch sử hàng trăm năm, kéo theo đó, thực phẩm (đặc biệt là rau màu) sẽ bị thiếu. Do đó, Việt Nam cần tận dụng cho được lợi thế này.

Sáng 31/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả sản xuất vụ đông năm 2019 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2020 các tỉnh phía Bắc.

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, từ đầu năm đến nay, khu vực nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro, nguy cơ kép, đó là vừa chịu tác động của dịch COVID-19, vừa phải đối phó với dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thiên tai bất thường. 

Trong hoàn cảnh đó, ngành nông nghiệp vẫn đặt ra 2 mục tiêu phải tổ chức sản xuất lương thực và thực phẩm tốt để vừa đảm bảo lương thực thực phẩm cho 100 triệu dân vừa đảm bảo xuất khẩu.

ddt1484-1598839536594283598217

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trung Quốc bị mưa lịch sử hàng trăm năm, kéo theo đó, thực phẩm (đặc biệt là rau màu) sẽ bị thiếu

Về lương thực, với đặc thù đất nước 100 triệu dân, trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, nếu không có sản lượng cao nhất thì sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Điều đáng mừng là đến nay, đã tổ chức khá thành công với tổng diện tích đã gieo cấy 6,7 triệu hecta. 

Bên cạnh đó, phổ cây trồng của vụ Đông cũng rất rộng, các địa phương có thể lựa chọn cơ cấu phù hợp.  

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Trung Quốc vừa trải qua một đợt mưa lũ lịch sử trăm năm có một, dự báo sẽ thiếu hụt một lượng rau màu, thực phẩm lớn. 

"Trung Quốc bị mưa lịch sử hàng trăm năm, kéo theo đó, thực phẩm (đặc biệt là rau màu) sẽ bị thiếu, chúng ta cần tận dụng cho được lợi thế này", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo đó, Bộ NN&PTNT đặt ra mục tiêu vụ đông 2020 diện tích sản xuất đạt 430.000 - 450.000ha, tăng khoảng 10 đến 20% diện tích so với vụ đông 2019).

Sản lượng phấn đấu đạt 4,6 - 4,9 triệu tấn (tăng 10 - 15% sản lượng so với vụ đông 2019). Tổng giá trị sản xuất phấn đấu đạt khoảng 34.000 - 36.000 tỷ đồng, trung bình giá trị sản xuất đạt khoảng 75 triệu đồng/ha.

Cơ cấu, nhóm cây ưa ấm (ngô, khoai lang, đậu tương, lạc, rau ưa ấm) chiếm tỷ lệ khoảng 55%. Nhóm cây ưa lạnh (khoai tây, rau đậu ưa lạnh) khoảng 45%.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các doanh nghiệp vào cuộc, địa phương chủ động lựa chọn cơ cấu giống cây trồng, chuyển đổi đất trồng lúa, vùng hạn mặn… để đẩy mạnh sản xuất cây vụ Đông. Các doanh nghiệp cố gắng sát cánh cùng bà con trong tiêu thụ nông sản.

Theo ông Nguyễn Như Cường. Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), từng tỉnh căn cứ vào diện tích thu hoạch, điều kiện nguồn nước, đất đai và thị trường, chủ động bố trí thời vụ, diện tích với cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm đảm bảo đạt diện tích sản xuất vụ Đông tố đa nhưng phải đảm bảo chắc ăn và hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh đó, tập trung ưu tiên phát triển ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi. Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, tổng nhu cầu ngô sinh khối cần cho chăn nuôi đại gia súc là 27,6 triệu tấn/năm trong đó các doanh nghiệp chăn nuôi tự cung cấp được khoảng 70% còn lại cần mua ngoài là 30% (khoảng 8 triệu tấn).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ