Tổng quan về đập Tam Hiệp, công trình đầy tham vọng của Trung Quốc

THANH TRẦN
14:34 30/06/2020

Đập Tam Hiệp nằm chắn ngang sông Dương Tử (con sông dài nhất Trung Quốc và dài thứ 3 trên thế giới) tại thị trấn Tam Đẩu Bình thuộc thành phố Nghi Xương, tỉnh miền trung Hồ Bắc. Khi việc xây dựng đập chính thức bắt đầu vào năm 1994, đây được coi là dự án kỹ thuật lớn nhất ở Trung Quốc.

Three-Gorges-Dam-city-province-Yangtze-River

Đập Tam Hiệp, công trình đầy tham vọng của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Đập Tam Hiệp dài 2.335m (7.660 feet) với chiều cao tối đa 185m (607 feet). Để hoàn thành được dự án khổng lồ này, các nhà chức trách đã phải sử dụng tới 28 triệu m3 bê tông và 463.000 tấn thép.

Sản xuất thủy điện hạn chế bắt đầu vào năm 2003 và tăng dần khi các máy phát tua bin bổ sung được đưa vào hoạt động trong những năm sau đó. Đến năm 2012, đạp Tam Hiệp có tất cả 32 tổ máy phát điện tua bin đang hoạt động. Những đơn vị này, cùng với 2 máy phát điện bổ sung, đã giúp con đập này có khả năng tạo ra 22.500 megawatt điện, biến nó thành đập thủy điện năng suất cao nhất thế giới.

Con đập này cũng được sử dụng để bảo vệ hàng triệu người khỏi lũ lụt định kỳ vốn đang gây ra tai họa cho lưu vực sông Dương Tử, mặc dù mức độ hiệu quả của nó trong vấn đề này vẫn được tranh luận đến bây giờ.

Lần đầu tiên được thảo luận vào những năm 1920 bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ý tưởng về đập Tam Hiệp đã có thêm động lực mới vào năm 1953 khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông ra lệnh nghiên cứu các phương án khả thi để xây dựng dự án tại một số địa điểm.

Kế hoạch chi tiết cho dự án khổng lồ này được bắt đầu vào năm 1955. Những người đề xuất khẳng định rằng đập Tam Hiệp sẽ kiểm soát lũ lụt dọc theo sông Dương Tử, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nội địa và cung cấp năng lượng rất cần thiết cho miền trung Trung Quốc.

Những chỉ trích về dự án Tam Hiệp bắt đầu ngay khi kế hoạch được đề xuất và tiếp tục thông qua việc xây dựng. Các vấn đề chính bao gồm nguy cơ vỡ đập; việc di dời khoảng 1,3 triệu người (các nhà phê bình khẳng định con số này thực sự là 1,9 triệu người) đang sống ở hơn 1.500 thành phố, thị trấn và làng mạc dọc theo con sông; phá hủy cảnh quan thiên nhiên và vô số địa điểm kiến ​​trúc và khảo cổ.

Trong khi đó, các chuyên gia Trung Quốc cũng có những lo ngại về việc chất thải của con người và các hoạt động sản xuất công nghiệp từ các thành phố sẽ làm ô nhiễm hồ chứa và thậm chí lượng nước khổng lồ trong hồ chứa cũng có thể gây ra động đất và lở đất.

Một số kỹ sư Trung Quốc và nước ngoài đã nhận định rằng xây dựng các con đập nhỏ hơn với chi phí rẻ hơn và ít có vấn đề hơn, trên các nhánh sông Dương Tử cũng sẽ tạo ra công suất tương đương cũng như khả năng kiểm soát lũ lụt của đập Tam Hiệp. Thậm chí, việc xây dựng những con đập nhỏ hơn, sẽ cho phép chính phủ đáp ứng các ưu tiên chính của họ mà không hề gặp rủi ro.

Vì những vấn đề này, việc xây dựng dự án đập Tam Hiệp đã bị trì hoãn gần 40 năm khi chính phủ Trung Quốc đấu tranh để đưa ra quyết định thực hiện với các kế hoạch cho dự án. Năm 1992, Thủ tướng Li Peng cuối cùng đã thuyết phục được Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn quyết định xây dựng con đập, mặc dù gần một phần ba các thành viên đã bỏ phiếu chống lại dự án, một điều chưa từng xảy ra trong lịch sử nước này. Sau đó, Chủ tịch Jiang Zemin đã không đi cùng Thủ tướng Li đến dự lễ khánh thành con đập.

Ngoài ra, ngay cả Ngân hàng Thế giới cũng đã từ chối tạm ứng các quỹ cho Trung Quốc trong việc hỗ trợ các kế hoạch xây dựng dự án, với lý do chính liên quan đến các vấn đề môi trường và các rủi ro tiềm tàng.

Mãi tới năm 1994, đập Tam Hiệp mới bắt đầu được xây dựng, cơ bản hoàn thành vào năm 2006 và vận hành đầy đủ chức năng vào năm 2012.

Theo dự kiến ban đầu, dự án này sẽ tiêu tốn khoảng 25 tỷ USD tiền ngân sách và cho rằng dự án này có thể tự trang trải nhờ phát điện. Tuy nhiên, sau khi công trình này được hoàn thành, Tân Hoa Xã cho biết nếu bao gồm cả việc tái định cư 1,3 triệu người xung quanh khu vực phải di dời thì chi phí xây đập lên đến mức 37,23 tỷ USD.

Mặc dù đây là một con số khổng lồ nhưng nhiều người vẫn nghi ngờ về số tiền mà trung quốc thực sự đã chi ra để xây dựng siêu đập lớn nhất hành tinh.

Các chuyên gia quốc tế cho rằng dự án này đã tiêu tốn một khoản tiền nhiều hơn bất kỳ dự án nào trong lịch sử. Nhiều người còn cho rằng, chi phí ước tính cho dự án đập Tam Hiệp có thể lên đến khoảng 75 tỷ USD hoặc cao hơn.

Thậm chí con số ước tính này còn chưa bao gồm các khoản tham nhũng, hủy diệt đất trồng trọt, tái định cư dân chúng cũng như các tổn hại gây ra cho môi trường.

Đập Tam Hiệp bắt đầu có lãi từ năm 2003 khi lô thiết bị phát điện đầu tiên được đưa vào sản xuất. Tính đến năm 2018, năng lượng hàng năm do Nhà máy thủy điện Tam Hiệp sản xuất đã vượt quá 100 tỷ kWh và sản lượng năng lượng điện tích lũy đã đạt 1,2 nghìn tỷ kWh, từ đó thu nhập tích lũy lên tới 44 tỷ USD.

Nhà máy thủy điện Tam Hiệp đã mang lại thu nhập hơn 7,3 tỷ USD mỗi năm, trong đó lợi nhuận ròng đạt 2,9 tỷ USD và điều này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên hàng năm. Trong năm 2018, thu nhập của nó là 7,5 tỷ USD và lợi nhuận ròng là 3,3 tỷ USD. Có người nói đùa rằng đập Tam Hiệp đã là một máy in tiền của Trung Quốc. Ngoài ra, rất nhiều lợi ích đã được tạo ra từ du lịch trong khu vực đập.

  • Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.

Sự kiện - 09/06/2025 07:06

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.

Sự kiện - 06/06/2025 06:45

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.

Sự kiện - 05/06/2025 14:21

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự kiện - 05/06/2025 08:43

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Sự kiện - 04/06/2025 18:48

Thủ tướng: Vướng về
thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.

Sự kiện - 04/06/2025 14:34

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.

Sự kiện - 04/06/2025 10:43

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.

Sự kiện - 04/06/2025 08:56

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Sự kiện - 03/06/2025 17:54

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.

Sự kiện - 03/06/2025 07:04

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Sự kiện - 02/06/2025 12:00

Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Một số chuyên gia cho rằng, bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào đáp ứng được các tiêu chí: Công nghệ, kỹ thuật; năng lực tài chính và phương án huy động tài chính khả thi; năng lực quản trị và vận hành; khả năng kiểm soát rủi ro, đều có thể làm dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Sự kiện - 01/06/2025 08:38