Tổng giám đốc Công ty Trung An: Xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ mang tính chất 'cầu may'

Nhàđầutư
Theo ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, xuất khẩu gạo của Việt Nam không mang tính bền vững. Nếu điều kiện xuất khẩu thuận lợi thì giá gạo tăng, nhưng khi thị trường chững lại thì người dân lại phải đi giải cứu lúa gạo.
PHƯƠNG LINH
27, Tháng 08, 2020 | 09:43

Nhàđầutư
Theo ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, xuất khẩu gạo của Việt Nam không mang tính bền vững. Nếu điều kiện xuất khẩu thuận lợi thì giá gạo tăng, nhưng khi thị trường chững lại thì người dân lại phải đi giải cứu lúa gạo.

Theo Reuters, giá gạo 5% tấm của Việt Nam ghi nhận ở mức 480 - 490 USD/tấn trong ngày 20/8. Đây là mức giá cao nhất kể từ cuối năm 2011.

Một thương nhân có trụ sở tại TP.HCM nhận định các nguồn cung đang mỏng vì thương lái trong nước tăng cường mua vào thời gian gần đây, và việc thu hoạch vụ hè - thu đã kết thúc.

Cùng với đó, sự trở lại của dịch COVID-19 vào cuối tháng trước cũng khiến hoạt động tích trữ gạo trong nước gia tăng.

gao-copy-1141

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ghi nhận ở mức 480 - 490 USD/tấn trong ngày 20/8

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết, giá gạo Việt Nam năm 2020 tương đối tốt so với 2019, đặc biệt càng về cuối năm giá gạo càng tốt hơn. Nguyên nhân là do, thứ nhất chất lượng gạo Việt Nam 2020 đã thay đổi một cách rất tích cực, tức là qua nhiều năm Việt Nam đã thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp trong đó có ngành hàng lúa gạo. 

Thứ hai, thị trường thế giới năm 2020 đã được cải thiện, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước tăng cao.

Thứ ba, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số các quốc gia đang gặp khó khăn về nguồn cung lương thực cho người dùng trong nước.

Thứ tư, Việt Nam và liên minh châu Âu vừa ký kết kết Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8 vừa qua, đưa gạo Việt Nam vào châu Âu với mức thuế suất bằng 0, đã có tác động tích cực đến ngành hàng lúa gạo.

Thứ năm, từ nay đến cuối năm, tại Việt Nam mùa vụ gần như không có, chỉ có vụ thu đông nhưng sản lượng rất ít.

Ông Bình nhận định, đơn hàng nhiều, nhưng nguồn cung ít, khiến giá gạo Việt Nam từ nay đến cuối năm có thể tăng cao, thậm chí đến năm 2021 vẫn có giá rất tốt.

Theo ông Bình, công ty Trung An có phân khúc xuất khẩu gạo riêng. Cụ thể, công ty này chuyên xuất khẩu gạo chất lượng cao, vào những thị trường khó tính.

"Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, con đường Trung An đi vào châu Âu rộng mở và dễ dàng hơn, bởi Trung An đã có sự chuẩn bị vào thị trường này cách đây gần 10 năm”, ông Bình nói.

Tuy nhiên, ông Bình cho hay, châu Âu là thị trường đẳng cấp, người tiêu dùng rất khó tính, yêu cầu không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong gạo.

Theo lãnh đạo Công ty Trung An, các quốc gia xuất khẩu gạo vẫn như cũ, giá gạo tăng là do xu thế nhu cầu của thế giới, do đó không thể nhận định giá gạo sẽ tăng cao trong thời gian bao lâu.

Tuy nhiên, ông Bình nhận định xuất khẩu gạo của Việt Nam không mang tính bền vững. Nếu điều kiện xuất khẩu thuận lợi thì giá gạo tăng, nhưng khi thị trường chững lại thì người dân lại phải đi giải cứu lúa gạo.

“Xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ mang tính chất cầu may, chẳng hạn tình hình dịch bệnh và nhu cầu các nước tăng cao thì gạo Việt Nam mới có thể bán tốt”, ông Bình nói.  

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), 7 tháng đầu năm, khối lượng và trị giá xuất khẩu gạo đạt gần 3,9 triệu tấn và 1,9 tỷ USD, giảm 1,4% về khối lượng nhưng tăng 10,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Trong nửa đầu năm, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 36,9% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,4 triệu tấn và 634,3 triệu USD, tăng 13,3% về khối lượng và tăng tới 30,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Cùng với Philippines, các thị trường xuất khẩu gạo có trị giá tăng mạnh nhất là: Senegal (gấp 19,6 lần đạt 41,1 nghìn tấn), Indonesia (gấp 2,8 lần đạt 45,2 nghìn tấn) và Trung Quốc (tăng 88,9% đạt 457,6 nghìn tấn).

Ngược lại, thị trường có trị giá xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Iraq (giảm 47,6%). 

Trong nước, giá lúa, gạo tại các tỉnh ĐBSCL đã tăng trong nửa đầu tháng 7. Giá lúa tăng đầu tháng do nông dân sắp chuẩn bị thu hoạch vụ lúa Hè Thu, vào thời điểm đó nguồn cung từ vụ Đông Xuân không còn nhiều. Đồng thời, giá lúa, gạo xuất khẩu có bước phục hồi tốt.

Các chuyên gia nhận định xuất khẩu gạo Việt Nam và thị trường lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long trong nửa cuối năm nay sẽ tiếp tục có những chuyển biến tích cực bởi nhiều quốc gia xuất khẩu gạo đã có sự sụt giảm về sản lượng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ