Một năm khó khăn của bluechip và thị trường chứng khoán
Chịu sức ép từ cả trong và ngoài nước, các cổ phiếu bluechip nói riêng và thị trường chứng khoán, dù không đến mức tiêu cực như năm 2018, nhưng nói chung cũng đã trải qua một năm giao dịch sóng gió.
Trong năm 2018, hầu hết các mã cổ phiếu bluechip (và hầu hết thị trường chung) đều có diễn biến tiêu cực. Nhưng trong năm nay, diễn biến có phần thay đổi. Điển hình là nhóm các mã Ngân hàng thuộc VN30. Cụ thể, 5/7 mã ngân hàng thuộc nhóm này có mức tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là các mã như: VCB (+64,74%), BID (+31,99%), EIB (+21,07%), MBB (+11,46%), CTG (+7,11%). Dù không tăng trưởng ấn tượng như các mã trên, nhưng VPB cũng sinh lời 1,03% cho các cổ đông.
Các cổ phiếu bán lẻ gây ấn tượng mạnh với FPT và MWG lần lượt tăng trưởng 56,9% và 31,69%. Đáng chú ý, bộ 3 mã cổ phiếu VIC (+15,34%), VRE (+14,41%), VHM (+15,93%) cũng đạt mức sinh lời ấn tượng. Một số cổ phiếu bluechip tăng điểm tốt phải kể đến như REE (+23,02%), VJC (+22,87%), PNJ (+21,50%), GAS (+15,41%),…
Tính bình quân, nhóm VN30 tính đến thời điểm hiện tại tăng trưởng 7,84%, trong khi đó thị trường chung tăng trưởng 7,25% đạt 956,41 điểm.
Ở chiều ngược lại, 3 mã ngân hàng giảm điểm là HDB (-7,09%), TCB (-10,94%), STB (-13,79%).
Tính đến phiên 20/12, VN-Index đạt 956,41 điểm, tương đương tăng trưởng 7,25% so với thời điểm đầu năm, trong đó nhóm VN30 tăng trưởng bình quân đến 7,84%. Thị trường trong năm nay có 2 dấu mốc quan trọng, đó là phiên 18/3 đạt 1.011,86 điểm và phiên 6/11 đạt 1024,91 điểm.
Dù vậy, 2019 không phải là một năm dễ dàng với các nhà đầu tư chứng khoán. Có thể thấy, nhóm VN30 dù tăng trưởng nhưng dòng tiền cũng không có sự lan tỏa mạnh khi có đến 13/30 mã thuộc nhóm VN30 giảm điểm. Trong đó, các mã giảm điểm mạnh nhất là CTD (-62,62%), DPM (-37,95%), ROS (-36,04%), MSN (-30,03%).
Ông Vũ Tuấn Duy – Thạc sỹ ngành Khoa Học Kinh Tế ĐH Ulco (Pháp) nhận định, “Dù VN-Index tăng điểm nhưng lại chủ yếu nhờ vào một số ít cổ phiếu vốn hóa lớn, diễn biến giao dịch trong năm nhìn chung là một năm tẻ nhạt, với nốt trầm thiếu vắng dòng tiền lớn. Ngoài ra, VN-Index trong năm nay biến động chủ yếu giằng co, không rõ xu hướng và rất khó chơi. Có thể thấy, một số quỹ nâng hạng đã thất bại và số ít những người có lãi đều có đặc tính chung là căn ke và tuân thủ kỷ luật”.
Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Đỗ Bảo Ngọc – Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam nói,” TTCK trong năm 2019 dao động từ cận dưới 920 – 950, và cận trên 1020 – 1040 điểm. Dù vậy, dao động cuối năm khá tiêu cực với sự góp phần bán ròng từ khối ngoại và khối tự doanh chứng khoán. Đặc biệt, khi 2 nhóm này bán ròng cổ phiếu trong tháng 11, 12, thị trường đã sụt giảm rất mạnh”.
Theo ước tính từ ông Ngọc, các quỹ đầu tư trong năm 2019 lỗ bình quân 5%. Con số này thấp hơn mức lỗ năm 2018 là 18%.
Cùng với đó, một dữ liệu cho thấy thanh khoản thị trường cổ phiếu có xu hướng giảm mạnh khi trung bình phiên kể từ đầu năm 2019 chỉ đạt khoảng 35% so với năm 2018. Thanh khoản sụt giảm cho thấy sự suy yếu của dòng tiền trên thị trường. Ông Duy nhận định,”Thanh khoản thị trường chủ yếu đến từ các mã cổ phiếu quen thuộc như FLC và ROS”.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia chứng khoán, có nhiều nguyên nhân lý giải diễn biến lình xình của thị trường chứng khoán năm 2019. Trước hết, khả năng thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” Mỹ - Trung từng bị gián đoạn sau khi Tổng thống Donald Trum ký 2 đạo luật ủng hộ người biểu tình ở Hồng Kông. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ “ý định xấu” và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này sẽ “có biện pháp đối phó mạnh mẽ” chống lại Mỹ. Yếu tố khó lường trong cuộc chiến tranh thương mại thời điểm đó được coi là một phần nguyên nhân khiến dòng tiền trở nên thận trọng.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới sẽ tăng khoảng 2,9% năm 2020, giảm 0,1% điểm so với dự báo tổ chức này đưa ra hồi tháng 9 vừa qua. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 sẽ tăng nhẹ lên 3%. Trong khi đó, (IMF) đã công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới trong năm 2019, theo đó hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2019 xuống mức 3% và mức 3,4% cho năm 2020.
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ổn định. Dù vậy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2019 đã tăng 0,96% so với tháng trước - mức tăng cao nhất của chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 trong 9 năm trở lại đây. Cùng với đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2019 ước tính giảm 1,6% so với tháng trước và tăng 5,4% so cùng kỳ. Đây là mức tăng thấp nhất từ đầu năm 2019 do sự sụt giảm của ngành khai khoáng và giảm tốc của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Tính trong 11 tháng, IIP tăng 9,3% so cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 10% cùng kỳ. Mức sụt giảm chưa quá mạnh nhưng trong bối cảnh Việt Nam thu hút dòng vốn dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc thì chỉ số IIP đi xuống trong nhiều tháng gần đây đang đặt ra lo ngại tác động chiến tranh thương mại đến sản xuất trong nước.
Ngoài ra, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp (DN) nhà nước chậm trễ, thị trường thiếu vắng những thương vụ bán vốn lớn khiến dòng vốn ngoại vào TTCK không còn dồi dào như 2 năm trước.
Kỳ vọng gì trong năm 2020?
Khi thương chiến Mỹ - Trung giai đoạn 1 kết thúc, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index sẽ tăng trưởng mạnh mẽ theo xu hướng toàn cầu. Dù vậy, diễn biến trái ngược hoàn toàn khi thị trường liên tục giảm điểm. “Thương chiến Mỹ - Trung đã có kết quả kinh doanh tích cực, nhưng nên hiểu rằng sẽ có độ trễ nhất định với TTCK Việt Nam, nhất là trong thời gian qua khối ngoại và khối tự doanh đã liên tục bán ròng. Đến khi thị trường ổn định, cân bằng hơn, các nhà đầu tư sẽ có nhiều lý do để mua cổ phiếu”, ông Ngọc nhận định.
Bên cạnh đó, không thể không đề cập việc Luật Chứng khoán năm 2019 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 26/11 vừa qua. Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam đánh giá, “Việc Luật Chứng khoán năm 2019 chính thức thông qua là tiền đề để bổ sung nhiều sản phẩm mới cho thị trường, thắt chặt nhiều quy định nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, cổ phiếu trên thị trường, đề ra chính sách nới room nhằm thu hút dòng vốn ngoại,…”.
Dù vậy, ông Ngọc vẫn nhận định, diễn biến TTCK năm 2020 sẽ tương đương năm 2019. VN-Index vẫn theo xu hướng dao động trong biên, khó vượt vùng 1030 – 1040 và khó dưới 900 – 920 điểm. Xu hướng năm 2020 có thể là tăng từ đầu năm và có thể cuối năm có đợt giảm mạnh.
“Nhiều sự kiện chính trị trong năm 2020 sẽ diễn ra, do đó diễn biến TTCK trong năm sau sẽ khó lường hơn”, ông Ngọc đánh giá.
Ông Vũ Tuấn Duy nhận định,”VN-Index nhiều khả năng không gặp nhiều yếu tố thuận lợi trong nửa đầu năm 2020. Trước mắt, thị trường chưa cho thấy động thái thu hút dòng vốn nước ngoài trở lại. Ngoài ra, VN-Index có thể gặp lực cản khác là rủi ro tiềm ẩn từ thị trường bất động sản”.
- Cùng chuyên mục
InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý
Vừa qua, Công ty Cổ phần InvestingPro đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF). Theo thoả thuận đã ký kết, InvestingPro sẽ chính thức trở thành đại lý phân phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý.
Chứng khoán - 19/11/2024 10:29
GELEX lãi trước thuế 2.270 tỷ đồng sau 9 tháng
Lũy kế 9 tháng, GELEX ghi nhận 23.617 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.270 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt đạt 73,1% và 118,2% kế hoạch năm 2024.
Chứng khoán - 28/10/2024 15:26
Đi tìm 'hoa khôi' cổ phiếu cuối năm 2024
Trong giai đoạn cuối năm 2024, bức tranh lợi nhuận của nhiều nhóm ngành được dự báo khả quan, cùng với sự phục hồi tích cực của nền kinh tế vĩ mô. Vậy nhóm ngành nào sẽ "vụt bay" trong tương lai?
Chứng khoán - 05/09/2024 08:00
Vì sao thị trường chứng khoán mãi xoay quanh câu chuyện 1.200 điểm
Nếu như thị trường chứng khoán được xem là “phong vũ biểu” của nền kinh tế thì việc trong khi kinh tế liên tục tăng trưởng còn thị trường chứng khoán vẫn mãi xoay quanh câu chuyện 1.200 điểm cho thấy cấu trúc thị trường chứng khoán đang “sai” ở đâu đó…
Chứng khoán - 14/08/2024 07:29
HAGL Agrico báo lỗ lũy kế gần 8.500 tỷ đồng
Doanh thu HAGL Agrico về mức thấp nhất kể từ khi niêm yết, giá vốn tăng cao do dự phòng giảm giá hàng tồn kho và khấu hao vườn cao su. Doanh nghiệp báo lỗ 370 tỷ đồng nửa đầu năm, gấp 3 lần mục tiêu lỗ cả năm.
Tài chính - 31/07/2024 18:27
Đặt cược vào gameshow, YeaH1 đang lãi nhờ bán...công ty con
Đẩy mạnh các chương trình truyền hình, YeaH1 đã tạo được tiếng vang và doanh thu tăng mạnh, song chưa đủ bù đắp chi phí. Tập đoàn có lãi chủ yếu nhờ bán công ty con.
Tài chính - 31/07/2024 14:17
FPT Retail vượt kế hoạch lợi nhuận sau nửa năm
FPT Retail báo lãi trước thuế 161 tỷ đồng sau 6 tháng, vượt 28% kế hoạch năm. Công ty đã đóng 100 cửa hàng FPT Shop trong quý II để tối ưu hóa hệ thống.
Tài chính - 31/07/2024 13:42
HHV lãi 239 tỷ đồng nửa đầu năm
Công ty Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả ghi nhận lợi nhuận sau thuế 239 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ và hoàn thành 59% kế hoạch năm. Tổng tài sản đạt hơn 38.027 tỷ đồng, tăng 1.247 tỷ đồng so với đầu năm.
Tài chính - 31/07/2024 10:00
Hành trình thần tốc của ACIT - chủ mới của điện mặt trời Trung Nam
Trong vỏn vẹn 4 năm, ACIT tăng vốn mạnh từ 226 tỷ đồng lên 2.800 tỷ đồng, hoàn thành nhiều dự án đầu tư như nhà máy điện mặt trời Bầu Zôn, nhà máy Hòa Lạc 1 và 2, mua TN Solar Power.
Tài chính - 31/07/2024 09:18
Tân Tổng Giám đốc QCG nói về số phận dự án Phước Kiển
Ông Nguyễn Quốc Cường cho biết sau khi tất toán nợ với Sunny Island thì sẽ triển khai lại pháp lý cho dự án Phước Kiển. Đây vẫn là dự án trọng điểm của công ty.
Tài chính - 30/07/2024 15:55
Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp sẽ dần hạ nhiệt trong quý III
VNDirect ước tính trong quý III/2024 sẽ có khoảng hơn 38,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đáo hạn, giảm 27,2% so với quý II/2024. Nhóm bất động sản có tỷ trọng lớn nhất chiếm 49% tổng giá trị trái phiếu đáo hạn.
Tài chính - 30/07/2024 09:20
Đạm Cà Mau lãi 167 tỷ đồng từ giao dịch mua rẻ
Đạm Cà Mau hoàn tất mua 100% vốn nhà máy Hàn – Việt và chính thức tiếp quản từ 1/4/2024. Doanh nghiệp phát sinh lãi 167 tỷ đồng giao dịch mua rẻ trong quý II.
Tài chính - 30/07/2024 06:45
Loạt doanh nhân lão làng rời ‘ghế nóng’ Chủ tịch HĐQT
Nhiều tên tuổi lão làng trên thị trường như ông Đào Ngọc Thanh, ông Nguyễn Trọng Thông, bà Huỳnh Bích Ngọc, Lương Trí Thìn lần lượt rời “ghế nóng” Chủ tịch HĐQT với nhiều lý do khác nhau.
Tài chính - 29/07/2024 06:30
Mùa BCTC 'khó khăn' của loạt công ty chứng khoán Fintech
Dữ liệu Nhadautu.vn cho thấy loạt CTCK Fintech hoặc có vốn góp từ các Fintech đều báo KQKD quý II/2024 với lợi nhuận suy giảm so với cùng kỳ, hoặc thua lỗ.
Tài chính - 29/07/2024 06:30
Tổng tài sản NCB vượt 100.000 tỷ đồng
Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của NCB tăng hơn 5% lên 495 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán tiếp tục là điểm sáng, khi ghi nhận mức lãi 122,2 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,4 lần. Trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2024 của NCB đạt 7,2 tỷ đồng.
Tài chính - 28/07/2024 16:14
‘Chương mới’ tại Chứng khoán Sen Vàng
Kế hoạch tăng vốn ‘khủng’, cùng sự xuất hiện của các pháp nhân/thể nhân liên hệ đến Xuân Thiện Group được kỳ vọng sẽ thổi luồng sinh khí mới cho Chứng khoán Sen Vàng.
Tài chính - 28/07/2024 07:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 6 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 2 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago