'Món nợ' chính sách kéo dài 6 năm từ lùm xùm của ông Phạm Văn Tam và Asanzo

LƯƠNG BẰNG
07:49 25/06/2024

Ông Phạm Văn Tam, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Asanzo - bị bắt giam ít ngày sau khi bị khởi tố. Ngược dòng quá khứ, một chính sách được kỳ vọng giúp minh bạch hóa sau lùm xùm của Asanzo nhưng đến nay vẫn chưa thể ra đời.

Đó là quy định hàng "made in Vietnam" được Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ xây dựng từ năm 2018. Nhưng sau 6 năm vẫn chưa thể ban hành.

Đề xuất này được Bộ Công Thương khởi xướng từ sau vụ lùm xùm hải quan điều tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của Asanzo thời ông Phạm Văn Tam làm chủ tịch. Thời điểm đó, Tổng cục Hải quan đưa ra nghi vấn Asanzo và các công ty liên quan có 4 vi phạm chính. Đó là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm về xuất xứ, trốn thuế.

asanzo-pham-van-tam

Ông Phạm Văn Tam tại nhà máy của Asanzo. Ảnh: Asanzo

Vụ việc sau đó được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vào cuộc điều tra để làm rõ dấu hiệu của việc "sản xuất, buôn bán hàng giả", "lừa dối khách hàng" trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, linh kiện có xuất xứ Trung Quốc nhưng về thay nhãn hàng hóa hoặc lắp ráp đơn giản, rồi dán nhãn "Asanzo" có xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường nội địa hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3. Bên cạnh đó là để làm rõ việc có hay không dấu hiệu "buôn lậu", "trốn thuế".

Trong đó, với hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam của hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo, một vướng mắc được chỉ ra là do pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước, cũng chưa có quy định tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn "sản xuất tại Việt Nam" (made in Vietnam), nên chưa thể kết luận việc Asanzo mua linh kiện từ các công ty và cá nhân trong nước, sau đó thực hiện việc gia công, lắp ráp tạo ra sản phẩm điện tử hoàn chỉnh, ghi nhãn "sản xuất tại Việt Nam" hoặc "chế tạo tại Việt Nam", "nước sản xuất Việt Nam", "xuất xứ Việt Nam" hoặc "sản xuất bởi Việt Nam" là sai.

Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi: Thế nào là "hàng hóa sản xuất tại Việt Nam", Bộ Công Thương đã tích cực xây dựng nội dung quy định điều này.

Tuy nhiên, đến nay, dự thảo vẫn chưa thể ban hành ở cấp thông tư hay nghị định sau nhiều lần họp bàn.

Trong báo cáo gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 8/2023, Bộ Công Thương thừa ủy quyền Chính phủ đã nêu hàng loạt vướng mắc liên quan đến việc vẫn chưa thể đưa ra quy định, điều kiện thế nào là hàng sản xuất tại Việt Nam, áp dụng với hàng hóa lưu thông trong nước.

Bộ Công Thương cũng thừa nhận, quy định hàng "made in Vietnam" được bộ này đề xuất Chính phủ xây dựng từ năm 2018. Tuy nhiên, một trong những vướng mắc khiến việc xây dựng tiêu chí xuất xứ hàng hóa cho hàng sản xuất tại Việt Nam vẫn "tắc" là bởi chưa có quy định về tiêu chí, điều kiện để doanh nghiệp xác định, thể hiện hàng hóa trên bao bì là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam".

Theo Bộ Công Thương, lúc đầu, Bộ có báo cáo Chính phủ xây dựng thông tư "sản xuất tại Việt Nam". Song đến năm 2019, nội dung thông tư sau khi đưa ra lấy ý kiến các bộ, ngành thì phát sinh các chính sách vượt thẩm quyền của Bộ. Do đó, Bộ Công Thương đã xin chuyển hướng sang xây dựng nghị định "sản xuất tại Việt Nam".

Tới năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định 111/2021/NĐ-CP (Nghị định 111) sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa được ban hành. Nội dung về cách ghi nhãn hàng hóa đã được đưa vào Nghị định 111.

Tức là quy định "sản xuất tại Việt Nam" sẽ chỉ tập trung vào việc đưa ra bộ tiêu chí xuất xứ để xác định hàng sản xuất tại Việt Nam, là cơ sở ghi nhãn xuất xứ hàng hóa. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, lúc này, việc xây dựng văn bản "sản xuất tại Việt Nam" ở cấp nghị định là không còn cần thiết.

Đến tháng 5/2022, Chính phủ đồng ý cho Bộ Công Thương quay trở lại xây dựng quy định ở cấp thông tư thay vì nghị định. Tuy nhiên, những vướng mắc về thẩm quyền ban hành đang "vênh" với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương.

Một lý do nữa dẫn tới việc chậm trễ hoàn tất xây dựng các quy định là việc quy định ở cấp thông tư về hàng hóa "sản xuất tại Việt Nam" sẽ mang tính pháp lý chặt chẽ hơn quy định hiện nay với hàng trong nước nên "tiềm ẩn rủi ro pháp lý, dễ vấp phải phản ứng tiêu cực từ doanh nghiệp".

Bên cạnh đó, thực tế hiện nay, khi thông tư chưa được ban hành, doanh nghiệp vẫn đang thực hiện xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam theo nguyên tắc của Nghị định 111. Trong 5 năm thực hiện xây dựng quy định, Bộ Công Thương chỉ nhận được một số văn bản của 16 doanh nghiệp đề nghị hướng dẫn xác định hàng hóa có được phép dán nhãn hàng sản xuất tại Việt Nam hay không.

Một nguyên nhân khác khiến chưa thể ban hành tiêu chí hàng hóa 'made in Vietnam' là lo phát sinh gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Về lý thuyết, quy định của thông tư chỉ áp dụng khi thương nhân có nhu cầu ghi nhãn "sản xuất tại Việt Nam" với hàng hóa của mình (nghĩa là hàng hóa nào muốn dán nhãn này thì mới bị điều chỉnh). Trường hợp hàng không ghi xuất xứ Việt Nam, sẽ không bị ảnh hưởng bởi chính sách này.

Song theo Nghị định 111, quy định "xuất xứ hàng hóa" là một nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa. Theo đó, mọi hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ quy định, tiêu chí nếu nhà chức trách ban hành Thông tư "sản xuất tại Việt Nam", trừ hàng xuất xứ nước ngoài. Vì vậy, quy định này nếu được ban hành sẽ có tác động rất lớn với doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã quen với các khái niệm trong lĩnh vực xuất xứ như hàm lượng giá trị, chuyển đổi mã số, mã số HS; có nhân lực và hệ thống sổ sách kế toán để tính toán các thông số nên việc tuân thủ không khó khăn. Nhưng quy định này sẽ là trở ngại với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá thể, thậm chí có thể sẽ phát sinh chi phí tuân thủ lớn cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, khi hoạt động truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam vẫn còn không ít khó khăn thì việc xác định nguồn gốc, xuất xứ của từng linh kiện, nguyên liệu không dễ dàng và rất tốn kém.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn, Bộ Công Thương cho rằng việc ban hành quy định, điều kiện mới, có khả năng phát sinh chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp là chưa phù hợp.

Cơ quan này khi đó cho hay sẽ cùng Bộ Tư pháp nghiên cứu, xử lý những vướng mắc về thẩm quyền ban hành thông tư và xem xét ban hành quy định này theo thẩm quyền tại thời điểm thích hợp để hạn chế thấp nhất tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

(Theo VietNamNet)

  • Cùng chuyên mục
Sau gần 2 thập kỷ, khu du lịch biển Tiên Trang vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng

Sau gần 2 thập kỷ, khu du lịch biển Tiên Trang vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng

Sau 16 năm được cấp giấy chứng nhận đầu tư, khu đô thị du lịch sinh thái biển Tiên Trang vẫn chưa hoạt động bởi việc GPMB của dự án chưa hoàn thành.

Pháp luật - 28/09/2024 20:43

 Bệnh viện TTH Vinh bị Nghệ An 'tuýt còi' vì bố trí chất thải nguy hại không đúng quy định

Bệnh viện TTH Vinh bị Nghệ An 'tuýt còi' vì bố trí chất thải nguy hại không đúng quy định

UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định xử phạt hành chính 90 triệu đồng đối với CTCP Bệnh viện TTH Vinh – Chi nhánh Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh vì hành vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Pháp luật - 28/09/2024 12:05

Hà Nội yêu cầu làm rõ vụ lấp 6.500 m2 hồ Hoàng Cầu

Hà Nội yêu cầu làm rõ vụ lấp 6.500 m2 hồ Hoàng Cầu

UBND TP. Hà Nội yêu cầu UBND quận Đống Đa kiểm tra, xử lý thông tin báo chí nêu về việc lấp 6.500 m2 hồ Đống Đa và báo cáo UBND TP. Hà Nội kết quả thực hiện trước ngày 30/9.

Pháp luật - 27/09/2024 06:00

Phó Bí thư Thường trực tỉnh Lâm Đồng Trần Đình Văn thôi làm đại biểu Quốc hội

Phó Bí thư Thường trực tỉnh Lâm Đồng Trần Đình Văn thôi làm đại biểu Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.

Pháp luật - 26/09/2024 20:03

Hàng loạt vi phạm cổ phần hóa tại Tổng Công ty Tín Nghĩa

Hàng loạt vi phạm cổ phần hóa tại Tổng Công ty Tín Nghĩa

Giai đoạn 2005-2013, Tổng Công ty Tín Nghĩa tự thoả thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm mục đích mở rộng các dự án đầu tư nhưng trái quy định. Đến thời điểm thanh tra, hơn 491 nghìn m2 đất này chưa có chủ trương đầu tư và chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Pháp luật - 26/09/2024 14:06

Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế với trường hợp sở hữu nhiều nhà, đất

Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế với trường hợp sở hữu nhiều nhà, đất

Một trong những giải pháp được Bộ Xây dựng đề xuất để giảm giá nhà, đất là nghiên cứu chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất.

Pháp luật - 26/09/2024 06:30

Xây dựng 47 - Doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế hơn 16 tỷ đồng làm ăn như thế nào?

Xây dựng 47 - Doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế hơn 16 tỷ đồng làm ăn như thế nào?

CTCP Xây dựng 47 bị Cục Thuế tỉnh Bình Định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do có tiền thuế nợ quá 90 ngày. Số tiền doanh nghiệp bị cưỡng chế là hơn 16 tỷ đồng.

Pháp luật - 25/09/2024 16:03

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng hầu toà phúc thẩm

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng hầu toà phúc thẩm

Kết thúc phiên sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh, duy nhất ông Đỗ Anh Dũng có đơn kháng cáo xin giảm án phạt.

Pháp luật - 25/09/2024 08:24

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Vì sao 46 nhân viên Ngân hàng SCB thoát lao lý?

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Vì sao 46 nhân viên Ngân hàng SCB thoát lao lý?

Dù liên quan tới vụ Vạn Thịnh Phát nhưng 46 cá nhân thoát lao lý vì không biết chủ trương phát hành trái phiếu trái pháp luật của bà Trương Mỹ Lan.

Pháp luật - 24/09/2024 10:13

 VCCI kiến nghị loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tái thiết sau bão số 3

VCCI kiến nghị loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tái thiết sau bão số 3

Theo VCCI, sau bão số 3, rất cần những chính sách kinh tế phù hợp để doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết, khôi phục sản xuất kinh doanh

Pháp luật - 24/09/2024 06:30

Trạm sạc xe điện: Phát triển nhanh không chờ tiêu chuẩn…

Trạm sạc xe điện: Phát triển nhanh không chờ tiêu chuẩn…

Mặc dù phát triển rất nhanh nhưng trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam chưa có tiêu chuẩn Việt Nam đối với hệ thống trạm sạc xe điện…

Pháp luật - 23/09/2024 15:10

Từ vụ án Xuyên Việt Oil: Sơ hở trong quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu cần sớm khắc phục

Từ vụ án Xuyên Việt Oil: Sơ hở trong quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu cần sớm khắc phục

Trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan, bị can Mai Thị Hồng Hạnh (Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) bị Viện KSND tối cao truy tố về hai tội danh "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thát thoát, lãng phí". Từ vụ án này cho thấy, có nhiều sơ hở trong quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) xăng dầu cần sớm khắc phục.

Pháp luật - 23/09/2024 11:33

TP.HCM 'chốt' sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

TP.HCM 'chốt' sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

Trong thời gian chưa điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai mới, UBND TP.HCM vẫn sử dụng bảng giá đất hiện hành để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai với các hồ sơ tiếp nhận từ ngày 1/8.

Pháp luật - 22/09/2024 08:37

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Kê biên, ngăn chặn tài sản của 3 người đã chết

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Kê biên, ngăn chặn tài sản của 3 người đã chết

Liên quan tới vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, có 3 người đã chết nên Cơ quan điều tra đình chỉ bị can hoặc không khởi tố bị can. Tuy nhiên, tài sản của họ vẫn bị kê biên.

Pháp luật - 21/09/2024 10:36

Nhiều thay đổi về tính tỷ lệ tối thiểu nộp ngân sách nhà nước khi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất

Nhiều thay đổi về tính tỷ lệ tối thiểu nộp ngân sách nhà nước khi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất

Nghị định 115/2024/NĐ-CP đã xác định rõ mức sàn cụ thể tại hồ sơ mời thầu với phương pháp và công thức minh bạch, dễ tính toán hơn. Phương pháp tính đã phản ánh đúng tình hình phát triển của thị trường bất động sản của từng địa phương, bảo đảm tăng thu ngân sách nhà nước và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu.

Pháp luật - 21/09/2024 06:30

Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

UBND TP. Hà Nội yêu cầu xem xét trách nhiệm thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn...

Pháp luật - 20/09/2024 14:55