Mối lo mắc 'bẫy nợ' Trung Quốc ở các nước Thái Bình Dương
Những khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc ở các nước Thái Bình Dương đang làm dấy lên mối lo về một chiếc "bẫy nợ" giăng sẵn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Toàn quyền Papua New Guinea Michael Ogio ở Bắc Kinh hồi năm 2015. Ảnh: Xinhua
Trên những con đường chật chội, ồn ã của thủ đô Port Moresby, Papua New Guinea, dấu ấn Trung Quốc có thể được nhìn thấy ở mọi ngóc ngách, theo South China Morning Post.
Một công nhân Trung Quốc đang chăm chú kẻ vẽ logo của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRG) bên ngoài tòa nhà họ mới xây. Gần đó, nhóm công nhân từ Tập đoàn Kỹ thuật Cảng biển Trung Quốc cặm cụi đào đường.
"Dần dần, họ tham gia vào tất cả các công việc kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi không thể cạnh tranh nổi", Martyn Namorong, người phát động chiến dịch bảo vệ công ăn việc làm cho dân địa phương trước làn sóng Trung Quốc, chia sẻ.
Gây ảnh hưởng
Papua New Guinea, quốc gia tây nam Thái Bình Dương với dân số 8 triệu, là một trong những mục tiêu mới nhất của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa tham vọng gây ảnh hưởng toàn cầu.
Việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại khu vực tập trung các hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, bao gồm Fiji, Niue hay Timor Leste, đang khiến Mỹ và đồng minh Australia lo lắng.
Khu vực này, từ sau Thế chiến II, luôn đóng vai trò chiến lược quan trọng với các cường quốc phương Tây trong nỗ lực duy trì những tuyến hàng hải tự do, mở cửa và ổn định. Với Bắc Kinh, nó mang đến nguồn nguyên liệu thô dồi dào, từ khí đốt cho đến gỗ, và một tập hợp những quốc gia có thể lên tiếng ủng hộ tuyên bố chủ quyền phi lý của họ tại các diễn đàn quốc tế.
Theo Eric B. Brown, chuyên gia về các vấn đề châu Á tại Viện Hudson, trụ sở ở Washington, Trung Quốc rõ ràng có "mục đích chiến lược" khi bơm một lượng tiền lớn vào khu vực Thái Bình Dương.
"Chủ quyền những quốc gia này có thể bị tổn hại bởi phương pháp làm kinh tế kiểu lấn át như vậy", Brown nhận xét. "Nó có thể tạo ra mối đe dọa về quân sự với những quốc gia khác, chẳng hạn như Australia, và gây ảnh hưởng tới khả năng của Mỹ cũng như đồng minh trong việc duy trì tự do, trật tự ở Thái Bình Dương".
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump quan ngại rằng hoạt động cho vay ồ ạt nằm trong sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc sẽ gây áp lực lớn lên các quốc gia nghèo đói, kém phát triển ở Thái Bình Dương khi họ đối diện nguy cơ không thể trả những khoản nợ khổng lồ.
Sri Lanka được coi là một ví dụ điển hình về những hệ lụy mà các quốc gia đang phát triển có thể đối mặt vì "bẫy nợ" Trung Quốc. Họ đã phải cho Trung Quốc thuê một cảng chiến lược trong vòng 99 năm vì không thể trả khoản nợ vay từ chính Bắc Kinh.
Giờ đây, Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản trở thành quốc gia cho vay song phương lớn nhất ở Papua New Guinea. Dự kiến đến cuối năm nay, Papua New Guinea sẽ nợ Trung Quốc 1,9 tỷ USD từ các khoản vay ưu đãi, chiếm khoảng 25% tổng nợ của nước này.
IMF cảnh báo những quốc gia khác vay tiền từ Trung Quốc ở khu vực như Samoa, Tonga hay Vanuatu cũng có nguy cơ cao rơi vào cảnh nợ nần và phải trả giá trong tương lai.
Dù lượng tiền chảy tới Thái Bình Dương không thấm vào đâu so với số tiền trị giá tới 350 tỷ USD mà Trung Quốc rải khắp toàn cầu với tư cách các khoản viện trợ kể từ năm 2000 đến nay, chúng vẫn là gánh nặng lớn đối với những quốc gia nhỏ bé trong khu vực, đa phần có dân số chưa tới một triệu người.
Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, nhấn mạnh "không còn nghi ngờ gì" về việc Trung Quốc đang tìm cách thiết lập hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương nhằm tác động tới "những nước nhỏ bé, dễ bị tổn thương". "Họ muốn trở thành một thế lực ở Đông Á và Tây Thái Bình Dương", White đánh giá.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong khi đó khẳng định các quốc đảo Thái Bình Dương "không nằm trong vòng ảnh hưởng của bất kỳ nước nào".
Wang Dong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, bác bỏ những mối lo âu rằng các khoản vay ưu đãi lớn thực chất chỉ là miếng mồi trong cái gọi là chính sách "ngoại giao bẫy nợ" của Trung Quốc.
"Thật vô lý khi nghĩ rằng các khoản vay này phục vụ mục đích quân sự hay tham vọng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương" Wang trả lời phỏng vấn qua điện thoại với SCMP. "Chúng ta sẽ thấy Trung Quốc vẫn gia tăng hiện diện ở Thái Bình Dương và tiếp tục giúp các quốc gia trong khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng".
Song chuyên gia Jonathan Pryke từ Viện Lowy, trụ sở ở Sydney, Australia, cho rằng Trung Quốc rõ ràng đã "thâm nhập vào Thái Bình Dương theo một cách khác thường" và nó "làm thay đổi nguyên trạng, đồng thời gây lo âu" bởi không ai biết chính xác Bắc Kinh muốn gì.
(Theo VnExpress)
- Cùng chuyên mục
Nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi từ Nghị quyết 68?
Theo chuyên gia VNDirect, nhiều nhóm ngành như năng lượng, vật liệu xây dựng, hạ tầng và công nghệ, ngân hàng, bất động sản… sẽ được hưởng lợi từ các chính sách ưu tiên hoặc tháo gỡ khó khăn của Chính phủ.
Tài chính - 13/05/2025 15:31
Thị trường đón nhiều tin vui nên mua cổ phiếu nào?
Chứng khoán liên tiếp đón tin vui về thuế quan, KRX vận hành, số lượng tài khoản mở mới tăng cao. Nhóm dẫn sóng không thể thiếu cổ phiếu ngân hàng.
Tài chính - 13/05/2025 11:13
Cổ phiếu VPL tăng hết biên độ, vốn hóa đạt gần 6 tỷ USD
Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, mã VPL của CTCP Vinpearl đã tăng hết biên độ (20%) đạt 85.500 đồng/CP. Tính theo mức này, vốn hóa VPL đạt hơn 153.327 tỷ đồng, tương đương khoảng 5,9 tỷ USD.
Tài chính - 13/05/2025 09:43
Thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt tác động thế nào đến VN-Index?
Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung với kết cục có hậu, dù chỉ tạm thời đã đem lại nhiều thông tin cực cho giới đầu tư tải chính. Các chuyên gia dự báo lạc về VN-Index.
Tài chính - 13/05/2025 06:45
Hiệu ứng tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung, VN-Index tăng gần 15 điểm
Cổ phiếu TCB là điểm nhấn lớn nhất trên thị trường khi tăng 6,5% đạt 29.400 đồng/CP, đây cũng là mức giá đỉnh của cổ phiếu này.
Tài chính - 12/05/2025 16:15
Nhóm ông Bùi Thành Nhơn bán tiếp cổ phiếu, Novaland khẳng định không có sự tháo chạy
Tổ chức và cá nhân liên quan ông Bùi Thành Nhơn đăng ký bán gần 19 triệu cổ phiếu NVL. Novaland khẳng định không có sự tháo chạy mà bán để giúp tập đoàn cơ cấu nợ.
Tài chính - 12/05/2025 14:55
Vietravel trước thềm tăng vốn: Doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng ‘teo tóp’
Trong bối cảnh ngành du lịch khởi sắc sau dịch, Vietravel ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh 3 năm qua, song lợi nhuận ngày càng giảm, biên lợi nhuận chỉ khoảng 0,5%.
Tài chính - 11/05/2025 08:40
Doanh nghiệp tư nhân sắp được hưởng lãi suất ưu đãi sau Nghị quyết 68?
Hệ thống ngân hàng có vai trò lớn trong giúp khối kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực quan trọng nhất theo Nghị quyết 68. ACB đã tiên phong tung gói vay ưu đãi lãi suất thấp hơn 2% lãi thông thường.
Tài chính - 11/05/2025 07:50
Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty
Chủ tịch Hoàng Quân Trương Anh Tuấn cho rằng dù vốn điều lệ tăng gấp mấy trăm lần kể từ khi thành lập nhưng giá cổ phiếu lại giảm. Điều này phản ánh đúng giá trị thực tại của công ty.
Tài chính - 10/05/2025 16:24
Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%
Viconship có kế hoạch chia cổ tức và thưởng cổ phiếu 2024 tỷ lệ lên đến 30%, cao nhất tính từ 2018. Trong đó, công ty trả tiền mặt 5% và cổ phiếu 25%.
Tài chính - 10/05/2025 13:07
HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?
HAGL đã bỏ lỡ sóng tăng ngành chăn nuôi heo suốt từ năm 2024 đến quý I năm nay vì dừng nuôi khi giá xuống thấp. Doanh nghiệp cho biết đã tái đàn trở lại.
Tài chính - 10/05/2025 08:10
Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025
Nếu TCH hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2025 (1.600 tỷ đồng), đây sẽ là kết quả lãi ròng cao nhất của công ty trong lịch sử hoạt động.
Tài chính - 09/05/2025 16:20
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động phức tạp, giới chuyên gia kỳ vọng Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là một trong các động lực quan trọng với thị trường chứng khoán trong nước.
Tài chính - 09/05/2025 13:46
Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ
Trong 3 năm tới, Đất Xanh sẽ không chào bán cổ phiếu cho cổ đông nữa. Dù vậy, doanh nghiệp còn kế hoạch chào bán riêng lẻ 93 triệu cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng.
Tài chính - 09/05/2025 11:08
Quý đầu năm kém vui tại Cảng Quy Nhơn
Trong quý đầu tiên của năm 2025, lợi nhuận sau thuế của CTCP Cảng Quy Nhơn giảm hơn 18,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do sản lượng hàng hóa thông qua cảng, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm.
Tài chính - 09/05/2025 06:45
Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc
Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).
Tài chính - 08/05/2025 18:40
- Đọc nhiều
-
1
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
2
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
-
3
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
-
4
'Cần lộ trình đánh Thuế tiêu thụ đặc biệt để doanh nghiệp thích ứng'
-
5
APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago